Trần Khải: Tình hình Biển Đông càng lúc càng hung hiểm: bàn tay đầy móng vuốt của Trung Quốc xuất hiện khắp Biển Đông.
Báo Dân Trí ghi lời chuyên gia Mỹ: Trung Quốc xây đường băng thứ 3 tại quần đảo Trường Sa.
Mặt khác, báo Kiến Thức ghi rằng theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc đắp “đảo nhân tạo” ở Biển Đông nhằm ngăn chặn Mỹ theo dõi các hoạt diễn ra trên đảo Hải Nam.
Mặt khác, báo Giáo Dục ghi nhận Malaysia âm thầm cùng Mỹ chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông...
Báo Dân Trí cho biết rằng Trung Quốc đang xây đường băng thứ 3 tại quần đảo Trường Sa, một chuyên gia Mỹ ngày 14/9 cho biết, trích dẫn các bức ảnh vệ tinh mới được chụp hồi tuần trước.
Các bức ảnh được chụp cho Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington đã vạch trần việc xây dựng của Trung Quốc tại bãi đá Vành Khăn, một trong số vài đào nhân tạo mà Bắc Kinh thiết lập trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chuyên gia Greg Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS và cũng là chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á, nói với Reuters rằng các bức ảnh đã cho thấy một khu vực san đất hình chữ nhật, dài 3.000m tại bãi Vành Khăn, giống những gì Trung Quốc đã làm trên 2 bãi đá khác là Xu Bi và Chữ Thập.
"Rõ ràng, những gì chúng ta nhìn thấy sẽ là một đường băng dài 3.000 m. Chúng ta cũng nhìn thấy các công tác thi công một số cơ sở cảng phục vụ các tàu", ông Poling nói thêm.
Dân Trí thêm:
“Các chuyên gia an ninh cảnh báo, đường băng trên có thể đủ rộng để chứa hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh có tầm với lớn hơn vào tâm Biển Đông, nơi Trung Quốc và vài quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền.”
Trong khi đó, báo Kiến Thức ngày 14-9-2015 ghi rằng theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc đắp “đảo nhân tạo” ở Biển Đông nhằm ngăn chặn Mỹ theo dõi các hoạt diễn ra trên đảo Hải Nam.
Hải Nam hiện nay căn cứ chủ chốt để Hải quân Trung Quốc triển khai sức mạnh trong tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc đã triển khai ba tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 094 lớp Jin đến Vịnh Yalong ở đảo Hải Nam.
Bản tin nói, từ đó, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công chống lại các căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam và Alaska với tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm. Tên lửa Trung Quốc từ đảo Hải Nam cũng có khả năng tấn công các mục tiêu tiềm tàng ở Australia.
Đặc biệt là âm mưu này, theo bản tin Kiến Thức:
“Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lên kế hoạch tấn công lục địa Mỹ bằng tên lửa đặt trên đất liền của Quân đoàn pháo binh số 2 (Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc). Tuy nhiên, các hoạt động Hải quân Trung Quốc (PLAN) ở Vịnh Yalong có thể được bị máy bay tuần tra P-8A của Mỹ theo dõi, nếu Bắc Kinh không tạo ra vùng đệm. Đây là một trong những lý do vì sao Trung Quốc quyết định tiến hành “hút cát đắp đảo, xây dựng căn cứ quân sự ở nam Biển Đông”. Đông thái này nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của Mỹ khỏi đảo Hải Nam.”(ngưng trích)
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng Đảng CS Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Nhật.
Bản tin RFI ngày 14-09-2015 viết:
“Trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo, trước chuyến công du Nhật Bản, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Ngày mai, 15/09/2015, ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến công du chính thức Nhật Bản trong 4 ngày. Ông sẽ có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Thứ Tư, 16/09, Hoàng đế Nhật Bản sẽ tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ Năm 17/09, ông Trọng có cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trả lời phỏng vấn Kyodo, ông Trọng nói, hai nước « cần tăng cường hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, du lịch, lao động… và cả trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh ».
Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Shinzo Abe sẽ đưa ra các cam kết hỗ trợ tài chính, kinh tế Việt Nam và đây là một phần trong sáng kiến mà Nhật Bản đã tuyên bố hồi tháng Năm vừa qua, theo đó, trong vòng 5 năm tới, Tokyo tài trợ 155 tỷ đô la cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các nước Châu Á.
Lãnh đạo hai nước cũng sẽ thảo luận việc thúc đẩy hợp tác an ninh. Việt Nam hy vọng là Tokyo tái khẳng định giúp đỡ Hà Nội nâng cao khả năng tuần duyên, thực thi pháp luật, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông...”(ngưng trích)
Bản tin khác của RFI cho biết tình hình TQ, Malaysia tập trận chung ở Biển Đông:
“Để chuẩn bị cho cuộc tập trận với Malaysia mang tên « Hòa bình và Hữu nghị 2015 » mở ra trong tuần, các biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc đã rời cảng ở Tam Á- đảo Hải Nam, từ ngày 12/09/2015.
Đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cùng tập trận ở mức độ quy mô với một quốc gia trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á. Chiến dịch «Hòa bình và Hữu nghị 2015» bắt đầu từ ngày 17 đến 22/09/2015 tại eo Biển Malacca. Hải quân Trung Quốc và Malaysia tập trung vào các nhiệm vụ hộ tống, tìm kiếm, cứu nạn, giải cứu tàu bị cướp biển tấn công, sử dụng vũ khí, cứu hộ nhân đạo …
Phía Trung Quốc huy động hơn một ngàn lính, 1 tàu khu trục và một khinh hạm tên lửa, 1 tàu bệnh viện, 4 máy bay vận tải và 3 chiếc trực thăng. Malaysia và Trung Quốc cùng thiết lập một bộ phận chỉ huy chung để điều phối các lực lượng trên biển, trên bộ và trên không.”
Một bản tin từ báo Giáo Dục VN ghi rằng Malaysia âm thầm cùng Mỹ chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông...
Báo GDVN kể:
“Malaysia đã bắt đầu lặng lẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng 2 trong số các căn cứ của mình ở ven Biển Đông kể từ nửa cuối năm ngoái.
Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 9/9 bình luận, sự vênh váo của Trung Quốc đã thúc đẩy Đông Nam Á gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Sự hiếu chiến của Bắc Kinh ở Biển Đông nơi họ nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Đông Nam Á đã khuấy lên sự bất bình trong khu vực, đẩy nhiều quốc gia về phía Mỹ, Malaysia là một ví dụ.
Kula Lumpur có truyền thống tránh mối liên hệ với Washington, nhưng trong những năm gần đây dư luận đã chứng kiến sự gia tăng đều đặn trong hoạt động hợp tác quân sự giữa 2 nước. Một trong những diễn biến mới đáng chú ý nhất là việc máy bay giám sát hàng hải P-8 của hải quân Hoa Kỳ đã hạ cánh và tiếp nhiên liệu tại các căn cứ quân sự của Malaysia dọc theo Biển Đông.
Malaysia đã bắt đầu lặng lẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng 2 trong số các căn cứ của mình ở ven Biển Đông kể từ nửa cuối năm ngoái, các quan chức ASEAN tiết lộ. Theo thỏa thuận này, máy bay P-8 của Mỹ được tiếp nhiên liệu từ căn cứ của Malaysia, đổi lại Hoa Kỳ phải chia sẻ các thông tin tình báo mà họ trinh sát, do thám được cho Kuala Lumpur.”(ngưng trích)
Hung hiểm vậy, cực kỳ hung hiểm. Không chỉ Biển Đông hung hiểm, mà lòng dạ nhà nước Bắc Kinh cũng bất tường vậy.
Nguồn: Theo http://www.vn-share-news.com
Mặt khác, báo Kiến Thức ghi rằng theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc đắp “đảo nhân tạo” ở Biển Đông nhằm ngăn chặn Mỹ theo dõi các hoạt diễn ra trên đảo Hải Nam.
Mặt khác, báo Giáo Dục ghi nhận Malaysia âm thầm cùng Mỹ chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông...
Báo Dân Trí cho biết rằng Trung Quốc đang xây đường băng thứ 3 tại quần đảo Trường Sa, một chuyên gia Mỹ ngày 14/9 cho biết, trích dẫn các bức ảnh vệ tinh mới được chụp hồi tuần trước.
Các bức ảnh được chụp cho Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington đã vạch trần việc xây dựng của Trung Quốc tại bãi đá Vành Khăn, một trong số vài đào nhân tạo mà Bắc Kinh thiết lập trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chuyên gia Greg Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS và cũng là chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á, nói với Reuters rằng các bức ảnh đã cho thấy một khu vực san đất hình chữ nhật, dài 3.000m tại bãi Vành Khăn, giống những gì Trung Quốc đã làm trên 2 bãi đá khác là Xu Bi và Chữ Thập.
"Rõ ràng, những gì chúng ta nhìn thấy sẽ là một đường băng dài 3.000 m. Chúng ta cũng nhìn thấy các công tác thi công một số cơ sở cảng phục vụ các tàu", ông Poling nói thêm.
Dân Trí thêm:
“Các chuyên gia an ninh cảnh báo, đường băng trên có thể đủ rộng để chứa hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh có tầm với lớn hơn vào tâm Biển Đông, nơi Trung Quốc và vài quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền.”
Trong khi đó, báo Kiến Thức ngày 14-9-2015 ghi rằng theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc đắp “đảo nhân tạo” ở Biển Đông nhằm ngăn chặn Mỹ theo dõi các hoạt diễn ra trên đảo Hải Nam.
Hải Nam hiện nay căn cứ chủ chốt để Hải quân Trung Quốc triển khai sức mạnh trong tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc đã triển khai ba tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 094 lớp Jin đến Vịnh Yalong ở đảo Hải Nam.
Bản tin nói, từ đó, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công chống lại các căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam và Alaska với tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm. Tên lửa Trung Quốc từ đảo Hải Nam cũng có khả năng tấn công các mục tiêu tiềm tàng ở Australia.
Đặc biệt là âm mưu này, theo bản tin Kiến Thức:
“Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lên kế hoạch tấn công lục địa Mỹ bằng tên lửa đặt trên đất liền của Quân đoàn pháo binh số 2 (Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc). Tuy nhiên, các hoạt động Hải quân Trung Quốc (PLAN) ở Vịnh Yalong có thể được bị máy bay tuần tra P-8A của Mỹ theo dõi, nếu Bắc Kinh không tạo ra vùng đệm. Đây là một trong những lý do vì sao Trung Quốc quyết định tiến hành “hút cát đắp đảo, xây dựng căn cứ quân sự ở nam Biển Đông”. Đông thái này nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của Mỹ khỏi đảo Hải Nam.”(ngưng trích)
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng Đảng CS Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Nhật.
Bản tin RFI ngày 14-09-2015 viết:
“Trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo, trước chuyến công du Nhật Bản, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Ngày mai, 15/09/2015, ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến công du chính thức Nhật Bản trong 4 ngày. Ông sẽ có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Thứ Tư, 16/09, Hoàng đế Nhật Bản sẽ tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ Năm 17/09, ông Trọng có cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trả lời phỏng vấn Kyodo, ông Trọng nói, hai nước « cần tăng cường hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, du lịch, lao động… và cả trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh ».
Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Shinzo Abe sẽ đưa ra các cam kết hỗ trợ tài chính, kinh tế Việt Nam và đây là một phần trong sáng kiến mà Nhật Bản đã tuyên bố hồi tháng Năm vừa qua, theo đó, trong vòng 5 năm tới, Tokyo tài trợ 155 tỷ đô la cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các nước Châu Á.
Lãnh đạo hai nước cũng sẽ thảo luận việc thúc đẩy hợp tác an ninh. Việt Nam hy vọng là Tokyo tái khẳng định giúp đỡ Hà Nội nâng cao khả năng tuần duyên, thực thi pháp luật, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông...”(ngưng trích)
Bản tin khác của RFI cho biết tình hình TQ, Malaysia tập trận chung ở Biển Đông:
“Để chuẩn bị cho cuộc tập trận với Malaysia mang tên « Hòa bình và Hữu nghị 2015 » mở ra trong tuần, các biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc đã rời cảng ở Tam Á- đảo Hải Nam, từ ngày 12/09/2015.
Đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cùng tập trận ở mức độ quy mô với một quốc gia trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á. Chiến dịch «Hòa bình và Hữu nghị 2015» bắt đầu từ ngày 17 đến 22/09/2015 tại eo Biển Malacca. Hải quân Trung Quốc và Malaysia tập trung vào các nhiệm vụ hộ tống, tìm kiếm, cứu nạn, giải cứu tàu bị cướp biển tấn công, sử dụng vũ khí, cứu hộ nhân đạo …
Phía Trung Quốc huy động hơn một ngàn lính, 1 tàu khu trục và một khinh hạm tên lửa, 1 tàu bệnh viện, 4 máy bay vận tải và 3 chiếc trực thăng. Malaysia và Trung Quốc cùng thiết lập một bộ phận chỉ huy chung để điều phối các lực lượng trên biển, trên bộ và trên không.”
Một bản tin từ báo Giáo Dục VN ghi rằng Malaysia âm thầm cùng Mỹ chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông...
Báo GDVN kể:
“Malaysia đã bắt đầu lặng lẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng 2 trong số các căn cứ của mình ở ven Biển Đông kể từ nửa cuối năm ngoái.
Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 9/9 bình luận, sự vênh váo của Trung Quốc đã thúc đẩy Đông Nam Á gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Sự hiếu chiến của Bắc Kinh ở Biển Đông nơi họ nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Đông Nam Á đã khuấy lên sự bất bình trong khu vực, đẩy nhiều quốc gia về phía Mỹ, Malaysia là một ví dụ.
Kula Lumpur có truyền thống tránh mối liên hệ với Washington, nhưng trong những năm gần đây dư luận đã chứng kiến sự gia tăng đều đặn trong hoạt động hợp tác quân sự giữa 2 nước. Một trong những diễn biến mới đáng chú ý nhất là việc máy bay giám sát hàng hải P-8 của hải quân Hoa Kỳ đã hạ cánh và tiếp nhiên liệu tại các căn cứ quân sự của Malaysia dọc theo Biển Đông.
Malaysia đã bắt đầu lặng lẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng 2 trong số các căn cứ của mình ở ven Biển Đông kể từ nửa cuối năm ngoái, các quan chức ASEAN tiết lộ. Theo thỏa thuận này, máy bay P-8 của Mỹ được tiếp nhiên liệu từ căn cứ của Malaysia, đổi lại Hoa Kỳ phải chia sẻ các thông tin tình báo mà họ trinh sát, do thám được cho Kuala Lumpur.”(ngưng trích)
Hung hiểm vậy, cực kỳ hung hiểm. Không chỉ Biển Đông hung hiểm, mà lòng dạ nhà nước Bắc Kinh cũng bất tường vậy.
Nguồn: Theo http://www.vn-share-news.com
Không có nhận xét nào: