Giáo Hội Công Giáo Có Thể Giúp Miến Điện Thế Nào Trong Tiến Trình Dân Chủ Hóa? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
23 tháng 3, 2016

Giáo Hội Công Giáo Có Thể Giúp Miến Điện Thế Nào Trong Tiến Trình Dân Chủ Hóa?

TNCG: Các giám mục Miến Điện tổ chức một cuộc hội thảo trong 3 ngày vào đầu tháng này để thảo luận về vai trò hòa giải của Giáo Hội trong tiến trình chuyển giao của đất nước sang chế độ dân sự sau hơn 50 năm dưới ách cai trị của chính quyền quân sự.

Hơn 70 giám mục, linh mục, tu sĩ đã quy tụ tại Yangon, thành phố lớn nhất Miến Điện, để “kiểm nghiệm vai trò của Giáo hội trong công cuộc xây dựng tổ quốc”.

Đức Hồng y Charles Bo của giáo phận Yangon đã trình bày trong bài phát biểu rằng “tổ quốc đang ở giao lộ của sự thử thách và cơ hội”

Miến Điện, cũng được biết đến như Myanmar, đã bị cai trị bởi chế độ độc tài quân sự từ năm 1962 cho tới 2011; việc giải thể chế độ độc tài đã bắt đầu thúc đẩy cải cách dân chủ và kinh tế, bao gồm phóng thích nhà hoạt động chính trị đối lập Aung San Suu Kyi. 

Cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2015 – cuộc tổng tuyển cử mở đầu tiên ở Miến Điện từ năm 1960 – đã đưa Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi nắm quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội. Trong khi bà Suu Kyi bị cấm nắm giữ chức vụ tổng thống do quy định của Hiến Pháp Miến Điện, thì nhân vật thân cận của bà oogn Htin Kyaw đã được bầu làm chủ tổng thống hôm 15 tháng Ba. 

Tổng thống dân sự đầu tiên của Miến Điện, ông Htin Kyaw sẽ nhận chức vào ngày 30 tháng Ba. Mọi người hi vọng rằng chính quyền của ông sẽ thúc đẩy việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. 

Linh mục Leo Mang chia sẻ với CAN rằng hội nghị giám mục “thảo luận về các lĩnh vực của tiến trình hòa giải và xây dựng hòa bình thông qua đối thoại; bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em, và các nhóm sắc tộc thiểu số; và nâng cao dân trí và phát triển năng lực”

ĐHY Bo đã nhận xét “Hôm nay khi chúng ta quy tụ về đây trong Mùa Chay, chúng ta không thể quên dân tộc mà mùa chay không chỉ là 40 ngày, nhưng là cả 365 ngày: vì với đất nước nghèo đói của chúng ta, nó là một Mùa Chay dài.”

Ngài than tiếc cho “con đường thập giá” của riêng Miến Điện được hình thành do sự thiếu giáo dục cho đa số người dân; một nền kinh tế đơn điệu xuất phát từ sự thiếu quyền sở hữu đất đai; và thiếu hòa bình, với xung đột triền miên dẫn tới các trại tị nạn “trở thành những ngôi nhà thường hằng cho hàng ngàn con người vô tội”.

ĐHY nói “chúng ta không tìm kiếm sự đối đầu với bất kỳ ai. Như là những công dân của Myanmar chúng ta về dây để khám phá ra đại lộ của sự cộng tác. Hòa bình, với công lý, chúng ta hi vọng sẽ mang lại thịnh vượng cho quốc gia chịu nhiều đau khổ này”.

ĐHY Bo nhấn mạnh rằng “mọi người hi vọng rằng con đường thập giá dài hàng thập kỷ sẽ kết thúc với sự phục sinh của nền dân chủ”. 

ĐHY Bo cũng chỉ ra vấn đề then chốt đòi hỏi sự chú ý cấp bách “với sự cấp bách lớn lao Giáo Hội cần cam kết cho sứ vụ hòa giải ở đất nước này.”

Một trong những vấn đề chính mà Miến Điện đối mặt là các cuộc xung đột sắc tộc: bộ tộc Rohingya, một nhóm thiểu số theo đạo Hồi Giáo, đã bị bách hại bởi Phật Giáo ở đất nước này, nhóm đa số Barmar; các vụ xung đột dân sự ở bang Kachin, nhiều người trong số họ là Ki-tô hữu đã từ lâu bị nhắm làm mục tiêu trong các cuộc chiến từ năm 2011.

Trong 16 giáo phận ở Miến Điện, có 15 giáo phận chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số. ĐHY Bo diễn tả quan điểm rằng cần các cuộc đối thoại và hợp tác với các nhóm tôn giáo khác cũng như với các cơ quan chính quyền để tìm ra cội rễ cho các giải pháp cụ thể.”

ĐHY chỉ trích “các chính sách cai trị thiển cận đã làm phân tán quốc gia,” mà theo ngài nói đã khiến đổ máu người vô tội, hàng triệu người phải đi đày, các nguồn tài nguyên bị phá hủy, và nạn lạm dụng ma túy gia tăng.

Miến Điện đã trải qua xung đột nội bộ liên miên từ khi dành được độc lập từ Anh Quốc năm 1948, kết quả là một sự mất mát lớn lao sự phong phú tự nhiên và rừng núi. Ngài suy tư “Myanmar là đất nước giàu nhất trong Châu Á, nơi người nghèo nhất có thể sống.”

Một trong những khu vực chủ yếu thu hút sự chú ý tại hội nghi các giám mục là giáo dục, số liệu được đưa ra cho thấy 60% trẻ em Miến Điện thất bại trong việc hoàn tất chương trình tiểu học.

ĐHY Bo đau buồn nói rằng trong vòng sáu thập kỷ sau này “một nỗ lực mang tính hệ thống đã hình thành nhằm triệt tiêu giáo dục, buộc ba thế hệ giới trẻ bị khuyết tật” về mặt giáo dục. Ngài cáo buộc tiến trình quốc gia hóa của thập niên 1960 đã làm xói mòn chất lượng giáo dục của đất nước: các trường Thiên Chúa Giáo bị nhà nước chiếm dụng, các linh mục thừa sai và các tu sĩ bị buộc rời khỏi đất nước.

“Chúng ta đứng tuyến đầu trong giáo dục chất lượng ở đất nước này cho tới khiw các trường học của chúng ta bị chiếm lấy vào nửa đêm, mà thật đáng buồn nó không bao giờ hừng sáng sau đó nữa” ĐHY Bo nói.

Ngài khẳng định “chúng ta muốn trao cho người nghèo nền giáo dục chất lượng cao. Vì hàng ngàn người tìm kiếm chút an ủi trong ma túy và di cư không an toàn, chúng ta muốn cho họ thấy rằng Myanmar có thể trở thành vùng đất của cơ hội nếu giáo dục chất lượng được truyền tải… tôi nhìn thấy trước sự tái nhập cuộc của Giáo Hội vào lãnh vực giáo dục trong một con đường rộng mở ở tương lai.”

Liên quan nền kinh tế đại chúng, ĐHY BO nói rằng “hòa bình có thể khả dĩ có chỉ khi lợi ích của các nguồn tài nguyên được chia sẻ một cách công bằng cho tất cả, đặc biệt cho người dân địa phương.”
Kết luận buổi hội thảo, Đức TGM Yangon nhắc nhở các tham dự viên rằng những sự kiện thường kết thúc với các tài liệu nghe có vẻ vĩ đại và các công việc bàn giấy, nhưng “tôi thành thật mong rằng chúng ta sẽ tránh được cái bẫy đó.”

ĐHY nhấn mạnh “bất kỳ cuộc gặp gỡ nào không biến các nghị quyết thành hành động ở cấp cơ sở đối diện với hiểm họa của sự không thích hợp. tôi rất hi vọng trước khi kết thúc ba ngày này, chúng ta không có nhiều nghị quyết, nhưng có vài nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp mà Giáo Hội có thể lên kế hoạch và làm ngay sớm nhất có thể vì lợi ích của dân tộc chúng ta.”

Các diễn giả khác tại buổi hội họp cũng thảo luận về địa chính trị xã hội của Miến Điện, và quan điểm xây dựng hòa bình đất nước của cả Phật Giáo và Hồi Giáo. 

Các giám mục khác và các diễn giả giáo dân cũng thảo luận một số chủ đề về địa chính trị xã hội, giáo dục và phát triển con người; hòa bình và công lý: vai trò của xã hội và Giáo Hội tại Myanmar; hành trình huynh đệ trong việc xây dựng quốc gia với quan điểm của Phật Giáo về kiến tạo hòa bình và quan điểm của Hồi Giáo về xây dựng hòa bình tại Myanmar.


GNsP phỏng dịch Theo CNA/EWTN News
Giáo Hội Công Giáo Có Thể Giúp Miến Điện Thế Nào Trong Tiến Trình Dân Chủ Hóa? Reviewed by Phụng Thiên on 3/23/2016 Rating: 5 TNCG: Các giám mục Miến Điện tổ chức một cuộc hội thảo trong 3 ngày vào đầu tháng này để thảo luận về vai trò hòa giải của Giáo Hội trong t...

Không có nhận xét nào: