TNCG: Những ngày qua cán bộ xã Diễn Hạnh đang cố phớt lờ các quy định pháp luật để vơ vét tiền bạc và quyền lợi của người dân. Rất nhiều người đã phàn nàn về việc giới chức xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An đã dựa vào chính sách kế hoạch hóa gia đình để trục lợi cá nhân.Gia đình nào sinh con thứ ba trở lên đều phải đóng 2 triệu đồng tiền phạt và bị làm khó dễ các thủ tục hồ sơ. Dân nơi đây đang tự hỏi, liệu có phải nhà cầm quyền huyện Diễn Châu và tỉnh Nghệ An đang cố tình bảo kê và bao che cho cấp dưới vơ vét tiền mồ hôi xương máu của dân nghèo?
Chị Bình, vợ anh Trường uất ức và phẫn nỗ chia sẻ với chúng tôi về việc chị phải đóng phạt 2.000 000 VNĐ (2 triệu đồng) vì sinh con thứ ba. Với sự hợp pháp hóa giấy tờ bằng hình thức nộp vào quỹ dân số kế hoạch hóa gia đình sinh con thứ ba. Chị Bình bộc bạch: Gia đình chị thuộc diện cận nghèo trong xã. Cuộc sống mưu sinh vất vả, gia đình có 4 người con, nhưng một người con bị mất năm 2008 do chết đuối. Đứa con thứ 4 thì bị bệnh u máu từ lúc mới sinh ra. Cháu bị bệnh từ nhỏ nên mới được một tháng rưỡi thì gia đình phải đưa con đi viện để chữa trị. Khi lên làm giấy khai sinh cho con theo luật định, thế nhưng chính quyền xã bắt gia đình chị phải nạp hai triệu đồng, thì họ mới làm giấy khai sinh cho con chị."
Chị Bình không nén nổi nước mắt nói: "Khi ấy chúng tôi chỉ có 1 triệu thì họ cũng không chịu. Gia đình tôi trình bày hoàn cảnh và rồi phải về chạy đi vay được thêm 500 nghìn nữa là thành 1.5 triệu đồng, nhưng họ cũng không chịu cấp giấy khai sinh để gia đình làm bảo hiểm cho con đi viện. Tình thế khẩn thiết, chồng tôi phải về bán lúa, bán gạo để kiếm cho đủ 2 triệu đồng, lúc ấy họ mới chịu làm giấy, cấp giấy cho con tôi."
Chị Lan cũng đồng cảnh ngộ, khi con sinh ra cũng bị mang bệnh u máu, nhưng trước khi đi lên làm giấy khai sinh cho con, cũng phải đóng tiền phạt, rồi chính quyền mới làm, mới cấp giấy để làm bảo hiểm cho con đi viện.
Đa số người dân trong xã bị phạt hành chính khi sinh con thứ ba trở lên, nếu không nạp phạt thì chính quyền Diễn Hạnh không làm giấy khai sinh cho con trẻ. Nếu gia đình chưa có tiền thì chính quyền lại cưỡng ép, ghi nợ vào mùa vụ (sản lượng lúa) để thu tiền.
Chị Lan cũng đồng cảnh ngộ, khi con sinh ra cũng bị mang bệnh u máu, nhưng trước khi đi lên làm giấy khai sinh cho con, cũng phải đóng tiền phạt, rồi chính quyền mới làm, mới cấp giấy để làm bảo hiểm cho con đi viện.
Đa số người dân trong xã bị phạt hành chính khi sinh con thứ ba trở lên, nếu không nạp phạt thì chính quyền Diễn Hạnh không làm giấy khai sinh cho con trẻ. Nếu gia đình chưa có tiền thì chính quyền lại cưỡng ép, ghi nợ vào mùa vụ (sản lượng lúa) để thu tiền.
Người dân hỏi số tiền ấy sẽ chảy vào túi ai, thì được chính quyền Diễn Hạnh trả lời: cái đó được chuyển vào các xóm để lo, xử lý về kế hoạch hóa gia đinh. Lo làm cái gì? Xử lý ra sao? Là câu hỏi được người dân đặt tra cho các cán bộ lạm dụng quyền hạn, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để lấy tiền, đút túi riêng.
Người dân thắc mắc nếu thu phạt để phục vụ trong thôn xóm, tại sao khi những con trẻ bị bệnh tật hiểm nghèo hay bị chết yểu, thì không thấy một cán bộ nào đến hỏi thăm. Thế mà hàng năm ngân quỹ kế hoach hóa gia đình tăng một cách chóng mặt, (chỉ có thu, chứ chưa thấy có chi , nếu có chỉ cũng chỉ nhỏ giọt) vậy mà cán bộ xã Diễn Hạnh lại hùng hồn phát biểu thu tiền phạt để phục vụ bà con trong xã.
Người dân thắc mắc nếu thu phạt để phục vụ trong thôn xóm, tại sao khi những con trẻ bị bệnh tật hiểm nghèo hay bị chết yểu, thì không thấy một cán bộ nào đến hỏi thăm. Thế mà hàng năm ngân quỹ kế hoach hóa gia đình tăng một cách chóng mặt, (chỉ có thu, chứ chưa thấy có chi , nếu có chỉ cũng chỉ nhỏ giọt) vậy mà cán bộ xã Diễn Hạnh lại hùng hồn phát biểu thu tiền phạt để phục vụ bà con trong xã.
Người dân xã Diễn Hạnh hầu như ai cũng ức chế sự lạm quyền và thối nát của những cán bộ ở đây. Nhiều chương trình dân sinh bị giới lãnh đạo chia chác, bòn rút từ việc lạm thu vấn đề sinh con thứ ba, thu thóc lúa theo sản lượng, làm đường dự án 205. Những dự án như trạm, trường, đường xã, hay nông thôn mới, người dân đều phải đóng biết bao nhiêu là tiền bạc.
Cần nhấn mạnh, Quyết định 43/2015/QĐ-UBND của tỉnh Nghệ An xóa bỏ xử phạt hành chính khi sinh con thứ 3, nếu cán bộ làm sai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Ngay tại trang web Cổng thông tin điện tử chính phủ đã khẳng định: “Theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực kể từ 31/12/2013 (thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP) thì không có chế tài “xử lý việc sinh con thứ ba” cũng như các văn bản, chính sách hiện hành không có bất kỳ quy định nào xử phạt người sinh con thứ ba, đặc biệt là khi tiến hành khai sinh cho trẻ.
Quyền được khai sinh cho trẻ là quyền đã được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Do đó việc cán bộ hộ tịch bắt …nộp phạt hành chính và viết bản kiểm điểm là không có căn cứ pháp lý”. Phải chăng, nhà cầm quyền Nghệ An đang hành xử bất chấp pháp luật?
Thái Văn Dung
Không có nhận xét nào: