TNCG: ACAT, một tổ chức phi chính phủ quốc tế bảo vệ nhân quyền, tiếp tục lên tiếng về tình trạng tra tấn, đối xử tàn bạo với các tù nhân lương tâm trong đó Việt Nam có TNLT Đặng Xuân Diệu.
Hôm 20.06.2016 ACAT yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng ngay các hành động ngược đãi và thả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động xã hội và tôn giáo Đặng Xuân Diệu.
Trong thông cáo của mình tổ chức bảo vệ nhân quyền này cho biết “trong suốt từ những năm giam giữ đầu tiên, Đặng Xuân Diệu đã trải qua nhiều dạng lạm dụng và tra tấn khác nhau. Ông bị ép không được ngủ và phải ăn uống gần phân của mình. Ông cũng không được tiếp cận nước uống sạch, không được tắm rửa thường xuyên và đầy đủ lương thực.”
“Sau khi có sự can thiệp của nhiều đại diện cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ (NGOs) như ACAT và cả giới chức ngoại giao, điều kiện lao tù đã được cải thiện hơn và ông được chuyển tới trại giam Xuân Lộc. Tuy nhiên, ông Diệu vẫn chưa nhận được bất kì sự đền bù nào vì những sự vi phạm và tra tấn mà ông gánh chịu.”
ACAT cũng nhấn mạnh là “Ngày hôm nay, tình trạng đàn áp vẫn chưa dừng lại. Do vậy, từ đầu năm 2016, Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm và cũng bị giam tù cùng vụ và đã mãn án từ năm 2015, là nạn nhân của nhiều hành vi sách nhiễu, đe dọa như nhiều đại diện của của các tổ chức xã hội dân sự khác, bao gồm cả các nhà hoạt động nhân quyền.”
Đặng Xuân Diệu, một kĩ sư và nhà hoạt động xã hội, bị kết án 13 năm tù giam vào Tháng Một năm 2013 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”
ACAT lưu ý rằng “Đặng Xuân Diệu bị kết án vì tham gia các hoạt động giáo dục trẻ em nghèo đói, hỗ trợ các nạn nhân lũ lụt và những người tàn tật và có những bài viết khắc họa những bách hại tôn giáo của giới cầm quyền Việt Nam. Nhóm Làm Việc Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thấy rằng việc bắt giữ Đặng Xuân Diệu và các nhà hoạt động bị kết án cùng ngày, là tùy tiện và trái pháp luật” ( A / HRC / 27/48 ).
ACAT (Action by Christians for the Abolition of Torture) là một tổ chức phi chính phủ của các Ki tô hữu đại kết thành lập năm 1974 nhằm bảo vệ nhân quyền và đấu tranh loại bỏ án tử hình, giảm tra tấn, theo dõi tình trạng lao tù, bảo vệ vệ quyền tị nạn và thăng tiến tôn trọng phẩm giá con người. Hiện nay ACAT hoạt động dựa trên một mạng lưới năng động với khoảng 39.000 thành viên. Trong năm 2015 ACAT đã hỗ trợ 380 nạn nhân trên 42 quốc gia.
Bản lên tiếng này đã được tham vấn các bên liên quan, trong đó tình trạng của TNLT Đặng Xuân Diệu đã được đề cập trong các phiên đối thoại nhân quyền của Liên Minh Châu Âu (EU) – Việt Nam, của Hoa Kỳ - Việt Nam, thông cáo của các Đặc Phái Viên Liên Hiệp Quốc, tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự và chính trị quốc tế và các lời chứng của những người liên quan.
ACAT ghi nhận rằng gần đây Việt Nam đã kí và phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức ngược đãi, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người. Tuy nhiên, những cải thiện trong thực tế là chưa đủ và còn nhiều điều cần phải nỗ lực.
Đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế lên tiếng quan ngại về tình trạng đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, bắt giữ và ngược đãi các tù tại Việt Nam. Riêng trường hợp tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu gần như đều được đề cập trong các phiên đối thoại nhân quyền và được các nước dân chủ tiến bộ kêu gọi thả tự do ngay lập tức cho ông.
Paul Minh Nhật
Cùng hưởng ứng chiến dịch: http://www.acatfrance.fr/actualite/liberez-les-prisonniers-dopinion-dont-dang-xuan-dieu--victime-de-torture--
Hôm 20.06.2016 ACAT yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng ngay các hành động ngược đãi và thả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động xã hội và tôn giáo Đặng Xuân Diệu.
Trong thông cáo của mình tổ chức bảo vệ nhân quyền này cho biết “trong suốt từ những năm giam giữ đầu tiên, Đặng Xuân Diệu đã trải qua nhiều dạng lạm dụng và tra tấn khác nhau. Ông bị ép không được ngủ và phải ăn uống gần phân của mình. Ông cũng không được tiếp cận nước uống sạch, không được tắm rửa thường xuyên và đầy đủ lương thực.”
“Sau khi có sự can thiệp của nhiều đại diện cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ (NGOs) như ACAT và cả giới chức ngoại giao, điều kiện lao tù đã được cải thiện hơn và ông được chuyển tới trại giam Xuân Lộc. Tuy nhiên, ông Diệu vẫn chưa nhận được bất kì sự đền bù nào vì những sự vi phạm và tra tấn mà ông gánh chịu.”
ACAT cũng nhấn mạnh là “Ngày hôm nay, tình trạng đàn áp vẫn chưa dừng lại. Do vậy, từ đầu năm 2016, Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm và cũng bị giam tù cùng vụ và đã mãn án từ năm 2015, là nạn nhân của nhiều hành vi sách nhiễu, đe dọa như nhiều đại diện của của các tổ chức xã hội dân sự khác, bao gồm cả các nhà hoạt động nhân quyền.”
Đặng Xuân Diệu, một kĩ sư và nhà hoạt động xã hội, bị kết án 13 năm tù giam vào Tháng Một năm 2013 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”
ACAT lưu ý rằng “Đặng Xuân Diệu bị kết án vì tham gia các hoạt động giáo dục trẻ em nghèo đói, hỗ trợ các nạn nhân lũ lụt và những người tàn tật và có những bài viết khắc họa những bách hại tôn giáo của giới cầm quyền Việt Nam. Nhóm Làm Việc Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thấy rằng việc bắt giữ Đặng Xuân Diệu và các nhà hoạt động bị kết án cùng ngày, là tùy tiện và trái pháp luật” ( A / HRC / 27/48 ).
ACAT (Action by Christians for the Abolition of Torture) là một tổ chức phi chính phủ của các Ki tô hữu đại kết thành lập năm 1974 nhằm bảo vệ nhân quyền và đấu tranh loại bỏ án tử hình, giảm tra tấn, theo dõi tình trạng lao tù, bảo vệ vệ quyền tị nạn và thăng tiến tôn trọng phẩm giá con người. Hiện nay ACAT hoạt động dựa trên một mạng lưới năng động với khoảng 39.000 thành viên. Trong năm 2015 ACAT đã hỗ trợ 380 nạn nhân trên 42 quốc gia.
Bản lên tiếng này đã được tham vấn các bên liên quan, trong đó tình trạng của TNLT Đặng Xuân Diệu đã được đề cập trong các phiên đối thoại nhân quyền của Liên Minh Châu Âu (EU) – Việt Nam, của Hoa Kỳ - Việt Nam, thông cáo của các Đặc Phái Viên Liên Hiệp Quốc, tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự và chính trị quốc tế và các lời chứng của những người liên quan.
ACAT ghi nhận rằng gần đây Việt Nam đã kí và phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức ngược đãi, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người. Tuy nhiên, những cải thiện trong thực tế là chưa đủ và còn nhiều điều cần phải nỗ lực.
Đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế lên tiếng quan ngại về tình trạng đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, bắt giữ và ngược đãi các tù tại Việt Nam. Riêng trường hợp tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu gần như đều được đề cập trong các phiên đối thoại nhân quyền và được các nước dân chủ tiến bộ kêu gọi thả tự do ngay lập tức cho ông.
Paul Minh Nhật
Cùng hưởng ứng chiến dịch: http://www.acatfrance.fr/actualite/liberez-les-prisonniers-dopinion-dont-dang-xuan-dieu--victime-de-torture--
Không có nhận xét nào: