Tâm sự của một sinh về tuổi trẻ - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
18 tháng 3, 2017

Tâm sự của một sinh về tuổi trẻ

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, không chỉ là tương lai mà còn là chủ nhân của đất nước trong tương lai.

Điều này ắt hẳn nhiều người có thể NHÌN và THẤY được. Vì có vai trò quan trọng như vậy, nên giới trẻ (bao gồm khoảng 3 triệu sinh viên) được đảng và nhà nước “chăm sóc” rất kỹ lượng.
Lang thang trên mạng vô tình đọc được Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT Ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo hệ đại học chính quy. Đọc kỹ một chút có thể thấy: thông tư này như một cái tròng để quản lý sinh viên chặt chẽ hơn: Sinh viên bị quản lý cả ngoài nhà trường và trên Internet.
Thông tư này quy định rất rõ về những điều sinh viên không được làm. Ví dụ: khoản 4, điều 6 của thông tư này quy định sinh viên không được “tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội”. Và khoản 9, điều 6: “Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet”.
Căn cứ vào thông tư này, sinh viên không chỉ là một công dân chịu sự điều chỉnh của hiến pháp, pháp luật mà còn phải chịu sự quản lý của nhà trường thậm chí ở NGOÀI NHÀ TRƯỜNG và trên INTERNET.

Thật hài hước, đảng và nhà nước là gì mà người dân, sinh viên không được lên tiếng phản đối? Ai cho đảng có quyền là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước?? để rồi đưa ra những điều cấm như vậy.
Thêm nữa, Điều lệ Hội sinh viên Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có khẳng định bảo vệ quyền lợi của sinh viên. Nhưng Hội và Đoàn cấp cơ sở không đủ độc lập vì vẫn trực thuộc và bị quản lý bởi nhà trường và đoàn, hội cấp trên. Mặc dù một phần tài chính của Hội, Đoàn này đến từ sinh viên (đoàn phí, hội phí), nhưng thực tế, Hội, Đoàn này bị chi phối bởi nhà trường, giúp nhà trường, nhà nước quản lý sinh viên hơn là bảo vệ quyền lợi của sinh viên.

Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy, đa số sinh viên không biết rõ quyền lợi của mình. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân như sinh viên không chủ động trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật, sự thờ ơ của sinh viên và nhà trường không chủ động giải thích cho sinh viên sự ảnh hưởng của các quy định (đơn giản vì nếu để sinh viên hiểu các quy định thì lại sợ họ đòi hỏi quyền lợi).
Vì những lý do đó, dễ thấy ở Việt Nam có mấy cuộc biểu tình để thể hiện quan điểm của mình với những vấn đề của đất nước của sinh viên, hay đơn giản như việc thể hiện chính kiến của mình, sự đoàn kết để phản đối một quy định không hợp lý nào đó của nhà trường?

Ngoài những lý do đó, nếu để ý các thống kê của google (công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện nay). Năm 2016, Các chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên Google tại Việt Nam gồm:
1. Trò chơi Slither.
2. Euro 2016.
3. Chúng ta không thuộc về nhau.
4. Phía sau một cô gái.
5. Pokemon Go.
6. Vietlott.
7. Minh Béo
8. Hậu duệ mặt trời.
9. Vợ người ta.
10. Thách thức danh hài.
Nhìn xa hơn một chút, trong năm 2015, các chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam là:
1. Vợ Người Ta.
2. Âm Thầm Bên Em.
3. Không Phải Dạng Vừa Đâu.
5. Fast Furious 7.
6. Khuôn Mặt Đáng Thương.
7. Em Của Quá Khứ.
7. Cười Xuyên Việt.
8. Cô Dâu 8 Tuổi.
9. Chàng Trai Năm Ấy.
10. Tuan Anh.

Đặc biệt năm cuối năm 2016 và đầu 2017 .

Ngọc Trinh.

Bạn có suy nghĩ gì về các từ khóa đó, ắt hẳn đó là xu hướng tìm kiếm về các vấn đề giải trí, với những bài hát nhạt nhẽo những hình ảnh lõa lồ các siêu mẫu hở hang và những chương trình hài mà thời gian gần đây được cho là “nhảm nhí”. Đó là sự thờ ơ của giới trẻ trước các vấn đề hệ trọng của đất nước. Chủ nhân của đất nước trong tương lai mà lại không quan tâm đến vận mệnh của dân tộc thì đất nước sẽ đi về đâu?

Sự thờ ơ này có nhiều lý do. Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân tôi, có thể thấy hai lý do cơ bản:
Một là sự quản lý của đảng, của nhà nước như đã nói ở trên. Theo kiểu đứa nào ho he cái gì là bị “đưa vào tầm ngắm ngay”, được đưa vào diện “cần chăm sóc đặc biệt” nên bạn nào cũng sợ, sợ ảnh hưởng đến việc học và tương lai sau này.

Hai là sự “đánh lạc hướng” của báo chí, truyền thông. Dễ thấy đây là một cách khá hiệu quả của các công cụ truyền thông của đảng khi đất nước đang có những vấn đề nổi cộm.
Ngoài ra, cũng cần nhìn tới lối sống của chính các bạn giới trẻ hiện nay, một lối sống vô cảm, thờ ơ, thích hưởng thụ (tất nhiên là không phải tất cả). Đây có lẽ cũng là một sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam nói riêng và của xã hội Việt Nam nói chung. Và đây chắc hẳn cũng là điều đảng mong muốn.

Hy vọng các bạn trẻ có thể nhìn nhận được vấn đề, để rồi lựa chọn các hành động, lựa chọn cho tương lai của mình một cách đúng đắn. Vì nếu chỉ lựa chọn tương lai chỉ để cho mình, khi đất nước không còn tương lai, khi trên bản đồ thế giới, Việt Nam chỉ là MỘT TỈNH của TRUNG CỘNG thì tương lai của các bạn sẽ đi về đâu?

"HÃY DÙNG MỘT TRÁI TIM NÓNG VÌ QUÊ HƯƠNG"!
Tâm sự của một sinh về tuổi trẻ Reviewed by Thành Vinh on 3/18/2017 Rating: 5 Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, không chỉ là tương lai mà còn là chủ nhân của đất nước trong tương lai. Điều này ắt hẳn nhiều ngư...

Không có nhận xét nào: