Nhà thơ Thạch Quỳ: Chiều nay (10/3), tôi có gọi điện cho cháu Yến, vợ nhà văn Phạm Viết Đào.
- Cháu đã nhận được những giấy tờ gì từ tòa án hay từ các cơ quan chức năng, như giấy mời hay giấy triệu tập gì đó để đến tòa dự phiên xử án chưa?
- Dạ, thưa chú, cháu chưa nhận được giấy tờ gì cả. Nhưng chú ạ, cháu đã gửi đơn đến tòa án để xin cho người nhà và bạn bè anh Đào được đến dự phiên tòa.
- Ai bảo cháu phải viết đơn xin?
- Là cháu tự nghĩ ra như thế! Cháu cũng biết là tòa xử công khai nhưng mình cứ xin, may ra họ cho một số người thân được vào dự!
- Nếu được tòa cho vào thì người nhà mình những ai sẽ đến dự?
- Chú ạ, hiện tại thì cháu nghĩ là cũng chỉ có 3 mẹ con cháu thôi!
Tôi cũng nghĩ,hoàn cảnh Đào, bố mẹ già trên 80 tuổi, còn đâu sức lực để ra tận Hà Nội mà chứng kiến việc người ta xử án con mình ! Đào có 2 người em trai, một đứa đã tử trận trong “chiến tranh bài học” ở biên giới phía bắc. Cái chết của cậu con trai này đã vắt kiệt sức khỏe của 2 ông bà già và cũng là nỗi đau không thể nguôi quên trong gia đình nên các bài viết của Đào thường xoay quanh câu chuyện biên giới phía bắc khi câu chuyện này đang bị người đời dần dà lãng quên theo năm tháng. Có lúc tôi tự hỏi, những bài viết bị ám ảnh từ nỗi đau của sự lãng quên đó đã làm nên tội trạng của Phạm Viết Đào chăng?
Đào còn một người em nữa tên là Phạm Viết Hóa. Hiện tại cậu Hóa đang làm chủ tịch UBNN huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cậu Hóa là một chủ tịch huyện trẻ, rất năng động, rất được lãnh đạo và nhân dân tin cậy. Gia đình nhà Đào là gia đình rất được Cách mạng ưu ái như người ta thường nói. Em ruột Đào làm chủ tịch huyện, bản thân Đào được cử đi học đại học ở nước ngoài từ thuở việc đề bạt vả xét người qua lý lịch còn rất thịnh vượng ở giải đất này. Tôi bảo cháu Yến :
- Nếu Hóa do bận việc không ra Hà Nội được, cháu hãy thông cảm nhé! Chú không nói Đào có tội nhưng chú mong nhà nước Việt Nam làm được như nói là ai có tội thì người ấy chịu, không “dầu loang” lấm dính sang người khác!
- Dạ, cháu hiểu.
- Trong trường hợp có giấy mời người nhà của tòa án, nếu cháu bằng lòng, thì gọi điện cho chú, chú sẽ đến tham dự phiên tòa này.
- Cháu cám ơn chú và nếu có giấy thì mẹ con cháu rất mong chú đến
- Cháu cũng chưa nghe nói gì đến bản cáo trạng về án của Đào à?
- Dạ không ạ!
- Cháu có nhờ luật sư bào chữa cho Đào trong vụ án này không?
- Cháu có nhờ một người luật sư. Nhưng khi luật sư vào gặp anh Đào thì anh Đào cám ơn luật sư và nói rằng anh sẽ tự bào chữa cho mình ở cấp sơ thẩm. Nếu ở cấp sơ thẩm anh phải nhận bản án bất công thì anh sẽ nhờ luật sư bào chữa cho mình ở cấp phúc thẩm.
- Sức khỏe Đào thế nào? Đào có nói gì với người luật sư về bản án sắp xử không?
- Sức khỏe anh Đào cũng không sa sút lắm chú ạ! Cháu không nghe người luật sư nói gì về việc chú hỏi. Nhưng trước đây, hồi mồng 2/9, cháu có nghe tin là người ta sẽ thả anh Đào. Nhưng sau đó cháu lại nghe nói là trong cấp cao có người không nhất trí việc tha bổng anh Đào. Tin đó cũng có vẻ đáng tin cậy đấy chú ạ!
- Cháu ạ, chú nghĩ là tòa án khó lòng mà tuyên Đào vô tội nhưng ở thời điểm này, chú cho rằng, xử án Đào quá nặng thì chẳng ích lợi gì cả trong việc đối nội lẫn đối ngoại. Tội của Đào liên quan đến các bài viết về chiến tranh nhạy cảm, nhưng cái nhạy cảm đó cũng không vượt ra ngoài ý kiến chỉ đạo rất nhạy cảm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vừa rồi, và hơn nữa, các bài viết của Đào cũng chỉ gói gọn trong các vấn để mà Hội nghiên cứu lịch sử vừa mới đăt ra trong hội thảo hôm qua. Cháu hãy yên tâm, chú nghĩ là không có án nặng cho Đào đâu!
- Dạ!
Sau cuộc điện thoại, tôi có chút lo lắng.
Vợ Đào không có lương nhà nước, các con của Đào đang học đại học. Cả nhà trông cậy vào tiền lương của Đào…
Tự nhiên tôi nghĩ, Bộ LĐTBXH tất cả các nước trên thế giới rất nên có chính sách bất khả xâm phạm đối với tiền lương của ngưởi về hưu, vì lương hưu là đồng tiền trích lại từ tiền lương hàng tháng của người lao động. Nghĩ vậy đúng chăng?
Vinh 10/3/2014
Nguồn: Quê Choa
- Cháu đã nhận được những giấy tờ gì từ tòa án hay từ các cơ quan chức năng, như giấy mời hay giấy triệu tập gì đó để đến tòa dự phiên xử án chưa?
- Dạ, thưa chú, cháu chưa nhận được giấy tờ gì cả. Nhưng chú ạ, cháu đã gửi đơn đến tòa án để xin cho người nhà và bạn bè anh Đào được đến dự phiên tòa.
- Ai bảo cháu phải viết đơn xin?
- Là cháu tự nghĩ ra như thế! Cháu cũng biết là tòa xử công khai nhưng mình cứ xin, may ra họ cho một số người thân được vào dự!
- Nếu được tòa cho vào thì người nhà mình những ai sẽ đến dự?
- Chú ạ, hiện tại thì cháu nghĩ là cũng chỉ có 3 mẹ con cháu thôi!
Tôi cũng nghĩ,hoàn cảnh Đào, bố mẹ già trên 80 tuổi, còn đâu sức lực để ra tận Hà Nội mà chứng kiến việc người ta xử án con mình ! Đào có 2 người em trai, một đứa đã tử trận trong “chiến tranh bài học” ở biên giới phía bắc. Cái chết của cậu con trai này đã vắt kiệt sức khỏe của 2 ông bà già và cũng là nỗi đau không thể nguôi quên trong gia đình nên các bài viết của Đào thường xoay quanh câu chuyện biên giới phía bắc khi câu chuyện này đang bị người đời dần dà lãng quên theo năm tháng. Có lúc tôi tự hỏi, những bài viết bị ám ảnh từ nỗi đau của sự lãng quên đó đã làm nên tội trạng của Phạm Viết Đào chăng?
Đào còn một người em nữa tên là Phạm Viết Hóa. Hiện tại cậu Hóa đang làm chủ tịch UBNN huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cậu Hóa là một chủ tịch huyện trẻ, rất năng động, rất được lãnh đạo và nhân dân tin cậy. Gia đình nhà Đào là gia đình rất được Cách mạng ưu ái như người ta thường nói. Em ruột Đào làm chủ tịch huyện, bản thân Đào được cử đi học đại học ở nước ngoài từ thuở việc đề bạt vả xét người qua lý lịch còn rất thịnh vượng ở giải đất này. Tôi bảo cháu Yến :
- Nếu Hóa do bận việc không ra Hà Nội được, cháu hãy thông cảm nhé! Chú không nói Đào có tội nhưng chú mong nhà nước Việt Nam làm được như nói là ai có tội thì người ấy chịu, không “dầu loang” lấm dính sang người khác!
- Dạ, cháu hiểu.
- Trong trường hợp có giấy mời người nhà của tòa án, nếu cháu bằng lòng, thì gọi điện cho chú, chú sẽ đến tham dự phiên tòa này.
- Cháu cám ơn chú và nếu có giấy thì mẹ con cháu rất mong chú đến
- Cháu cũng chưa nghe nói gì đến bản cáo trạng về án của Đào à?
- Dạ không ạ!
- Cháu có nhờ luật sư bào chữa cho Đào trong vụ án này không?
- Cháu có nhờ một người luật sư. Nhưng khi luật sư vào gặp anh Đào thì anh Đào cám ơn luật sư và nói rằng anh sẽ tự bào chữa cho mình ở cấp sơ thẩm. Nếu ở cấp sơ thẩm anh phải nhận bản án bất công thì anh sẽ nhờ luật sư bào chữa cho mình ở cấp phúc thẩm.
- Sức khỏe Đào thế nào? Đào có nói gì với người luật sư về bản án sắp xử không?
- Sức khỏe anh Đào cũng không sa sút lắm chú ạ! Cháu không nghe người luật sư nói gì về việc chú hỏi. Nhưng trước đây, hồi mồng 2/9, cháu có nghe tin là người ta sẽ thả anh Đào. Nhưng sau đó cháu lại nghe nói là trong cấp cao có người không nhất trí việc tha bổng anh Đào. Tin đó cũng có vẻ đáng tin cậy đấy chú ạ!
- Cháu ạ, chú nghĩ là tòa án khó lòng mà tuyên Đào vô tội nhưng ở thời điểm này, chú cho rằng, xử án Đào quá nặng thì chẳng ích lợi gì cả trong việc đối nội lẫn đối ngoại. Tội của Đào liên quan đến các bài viết về chiến tranh nhạy cảm, nhưng cái nhạy cảm đó cũng không vượt ra ngoài ý kiến chỉ đạo rất nhạy cảm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vừa rồi, và hơn nữa, các bài viết của Đào cũng chỉ gói gọn trong các vấn để mà Hội nghiên cứu lịch sử vừa mới đăt ra trong hội thảo hôm qua. Cháu hãy yên tâm, chú nghĩ là không có án nặng cho Đào đâu!
- Dạ!
Sau cuộc điện thoại, tôi có chút lo lắng.
Vợ Đào không có lương nhà nước, các con của Đào đang học đại học. Cả nhà trông cậy vào tiền lương của Đào…
Tự nhiên tôi nghĩ, Bộ LĐTBXH tất cả các nước trên thế giới rất nên có chính sách bất khả xâm phạm đối với tiền lương của ngưởi về hưu, vì lương hưu là đồng tiền trích lại từ tiền lương hàng tháng của người lao động. Nghĩ vậy đúng chăng?
Vinh 10/3/2014
Nguồn: Quê Choa
Không có nhận xét nào: