Các “Anh Hùng Thông Tin” Tại Á Châu Thường Xuyên Đối Mặt Với Đe Dọa, Bạo Lực Và Tù Đày - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
5 tháng 5, 2014

Các “Anh Hùng Thông Tin” Tại Á Châu Thường Xuyên Đối Mặt Với Đe Dọa, Bạo Lực Và Tù Đày

VRNs (05.05.2014) – Phnom Penh, Cambodia – Asianews đưa tin, một nhà báo trẻ người Campuchia, nạn nhân của những tấn công liên tiếp vì dám lên tiếng tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền và một nhà báo Miến Điện bị bỏ tù có tên trong danh sách “100 anh hùng thông tin”.

Danh sách này được Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 2014.

Trong danh sách, còn có tên của một tu sĩ Phật giáo và một nhà hoạt động dân chủ tại Tây Tạng. Vị này đã làm một bộ phim tài liệu ghi lại tình trạng đau khổ của người Tây Tạng dưới chế độ đô hộ của Bắc Kinh.

Tổ chức RSF cũng đặc biệt vinh danh 3 nhà báo Trung Quốc và 3 nhà báo Việt Nam. Họ buộc phải làm việc dưới những điều kiện bị nhà cầm quyền hạn chế, cấm cách, gây khó khăn.

Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF cho biết: “Ngày Tự do Báo chí Thế giới là dịp để tri ân các nhà báo và blogger. Họ là những người không ngừng nỗ lực, hi sinh sự an toàn của bản thân và đôi khi cả mạng sống của mình vì công việc”.

Phóng viên trẻ tuổi nhất được vinh danh năm này là Oudom. Anh là người Campuchia, 25 tuổi. Oudom điều tra về những vụ tranh chấp đất đai tại Phnom Penh và các tỉnh khác. Năm 2011, Oudom cộng tác với Đài Tiếng nói Dân chủ – một đài phát thanh độc lập – nhằm phê bình, phản biện chính phủ của ông Hun Sen. Oudom cũng tố cáo điều kiện làm việc khắc nghiệt của cấc công nhân ngành dệt may. Vì thế, từ đầu năm 2013 đến nay, Oudom trở thành nạn nhân của “những mối đe dọa và tấn công liên tiếp”.

Nhà báo Zaw Phay, người Miến Điện, người đã điều tra cuộc “Cách mạng vàng nghệ” năm 2007 và những hậu quả của nó. Năm 2010, Zaw Phay bị kết án 3 năm tù vì tội quay phim mà “không có giấy phép” về chủ đề “khủng hoảng nước sạch” tại vùng Magway. Bộ phim được phát hành năm 2012. Lập tức, Zawphay bị bắt giam và mới đây, Zaw Phay bị kết án vì tội điều tra một chương trình học bổng của Nhật Bản tại Miến Điện.

Cũng theo báo cáo đặc biệt của tổ chức RFS về 180 nước trên thế giới; năm 2013 vừa qua, Trung Quốc và Việt Nam ngày càng thắt chặt kiểm soát Tự do báo chí.

Chế độ Cộng sản Bắc Kinh tụt hạng từ thứ 173 xuống 175 vì nhà nước gia tăng cường áp đặt kiểm duyệt báo chí và bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Trong số bị bắt, có ông Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel Hòa Bình.

Việt nam cũng tụt hai hạng ( từ 172 xuống 174) do thắt chặt kiểm soát thông tin về “ông anh trai lớn Trung Quốc”.

Các quốc gia Châu Á đứng xếp thứ 2 thế giới về số lượng phóng viên và blogger bị giam tù. Myanmar đứng thứ 145 (tăng 9 bậc), trong khi Campuchia xếp thứ 144, giảm một bậc so với năm trước.

Jos. Đức Trung, VRNs
Các “Anh Hùng Thông Tin” Tại Á Châu Thường Xuyên Đối Mặt Với Đe Dọa, Bạo Lực Và Tù Đày Reviewed by Unknown on 5/05/2014 Rating: 5 VRNs (05.05.2014) – Phnom Penh, Cambodia – Asianews đưa tin, một nhà báo trẻ người Campuchia, nạn nhân của những tấn công liên tiếp vì d...

Không có nhận xét nào: