Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc được cho là đã đích thân phê duyệt kế hoạch xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Gạc Ma hoặc Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. |
Hồng Thủy: (GDVN) - Kanwa nói rằng chính Tập Cận Bình đã chỉ thị cho hải quân Trung Quốc xây dựng (cái gọi là) tàu sân bay không chìm ở Gạc Ma hoặc Vành Khăn.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 22/9 dẫn nguồn tin tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa tại Canada số mới nhất cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là người trực tiếp phê chuẩn kế hoạch của hải quân nước này xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở đá Gạc Ma hoặc đá Vành Khăn (đều nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau khi thôn tính vào năm 1988, 1995 - PV).
Dẫn nguồn tin quân sự, ngoại giao Trung Quốc, Kanwa nói rằng chính Tập Cận Bình đã chỉ thị cho hải quân Trung Quốc xây dựng (cái gọi là) tàu sân bay không chìm ở Gạc Ma hoặc Vành Khăn để ngăn chặn Mỹ tiến vào Biển Đông.
Công trình biến đá thành đảo bất hợp pháp Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa có quy mô rất lớn và được triển khai theo giai đoạn. Hải quân Trung Quốc tham vọng sẽ xây dựng được 1 đảo nhân tạo có kích thước to gấp 2 lần đảo Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Hòn đảo này có diện tích 27 km vuông.
Hoạt động biến đá thành đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa hiện nay theo Kanwa bắt nguồn từ gợi ý về đảo Diego Garcia. Chủ bút của tờ Kanwa cho rằng mục đích chủ yếu của Bắc Kinh trong động thái này là "cách ly" hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ với Biển Đông hoặc ngăn chặn hạm đội này vào Biển Đông từ eo biển Malacca hay qua biển Celebes.
Tập Cận Bình đã đích thân phê duyệt xây dựng trái phép 2 đảo nhân tạo trở lên, đồng thời thúc đẩy tiến độ các hoạt động xây dựng ở đó. Điều này cho thấy, nhà lãnh đạo này ngày càng có xu hướng cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.
Theo Kanwa, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quy mô lớn ở Trường Sa được ví là hàng không mẫu hạm không chìm, có nghĩa là ít nhất 1 trong 2 đảo nhân tạo sẽ được đặt căn cứ quân sự với sân bay, cầu cảng lớn.
Hệ thống cầu cảng mà Bắc Kinh sẽ xây dựng ở đây có thể đón các tàu quân sự ít nhất là loại 50 ngàn tấn. Đường băng sân bay nhân tạo này có thể dùng để hạ cánh máy bay ném bom H-6 và các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 của Trung Quốc với bán kính tác chiến bao trùm eo biển Malacca. Một khi hữu sự, lực lượng quân đội Mỹ đồn trú ở Bắc Úc có thể sẽ bị tấn công.
Theo Kanwa, bất luận là Trung Quốc sẽ xây dựng "hàng không mẫu hạm không chìm" ở Gạc Ma hay Vành Khăn, toàn bộ các nước ven Biển Đông như Indonesia, Malaysia hay Singapore đều nằm trong phạm vi tấn công của H-6. Đặc biệt là Singapore là nơi lực lượng tàu tuần tra phản ứng nhanh của hải quân Mỹ đứng chân sẽ trở thành mục tiêu của máy bay ném bom Trung Quốc.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 22/9 dẫn nguồn tin tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa tại Canada số mới nhất cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là người trực tiếp phê chuẩn kế hoạch của hải quân nước này xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở đá Gạc Ma hoặc đá Vành Khăn (đều nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau khi thôn tính vào năm 1988, 1995 - PV).
Dẫn nguồn tin quân sự, ngoại giao Trung Quốc, Kanwa nói rằng chính Tập Cận Bình đã chỉ thị cho hải quân Trung Quốc xây dựng (cái gọi là) tàu sân bay không chìm ở Gạc Ma hoặc Vành Khăn để ngăn chặn Mỹ tiến vào Biển Đông.
Công trình biến đá thành đảo bất hợp pháp Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa có quy mô rất lớn và được triển khai theo giai đoạn. Hải quân Trung Quốc tham vọng sẽ xây dựng được 1 đảo nhân tạo có kích thước to gấp 2 lần đảo Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Hòn đảo này có diện tích 27 km vuông.
Hoạt động biến đá thành đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa hiện nay theo Kanwa bắt nguồn từ gợi ý về đảo Diego Garcia. Chủ bút của tờ Kanwa cho rằng mục đích chủ yếu của Bắc Kinh trong động thái này là "cách ly" hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ với Biển Đông hoặc ngăn chặn hạm đội này vào Biển Đông từ eo biển Malacca hay qua biển Celebes.
Công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp tại đá Gạc Ma sau khi cất quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay.
Tập Cận Bình đã đích thân phê duyệt xây dựng trái phép 2 đảo nhân tạo trở lên, đồng thời thúc đẩy tiến độ các hoạt động xây dựng ở đó. Điều này cho thấy, nhà lãnh đạo này ngày càng có xu hướng cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.
Theo Kanwa, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quy mô lớn ở Trường Sa được ví là hàng không mẫu hạm không chìm, có nghĩa là ít nhất 1 trong 2 đảo nhân tạo sẽ được đặt căn cứ quân sự với sân bay, cầu cảng lớn.
Hệ thống cầu cảng mà Bắc Kinh sẽ xây dựng ở đây có thể đón các tàu quân sự ít nhất là loại 50 ngàn tấn. Đường băng sân bay nhân tạo này có thể dùng để hạ cánh máy bay ném bom H-6 và các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 của Trung Quốc với bán kính tác chiến bao trùm eo biển Malacca. Một khi hữu sự, lực lượng quân đội Mỹ đồn trú ở Bắc Úc có thể sẽ bị tấn công.
Theo Kanwa, bất luận là Trung Quốc sẽ xây dựng "hàng không mẫu hạm không chìm" ở Gạc Ma hay Vành Khăn, toàn bộ các nước ven Biển Đông như Indonesia, Malaysia hay Singapore đều nằm trong phạm vi tấn công của H-6. Đặc biệt là Singapore là nơi lực lượng tàu tuần tra phản ứng nhanh của hải quân Mỹ đứng chân sẽ trở thành mục tiêu của máy bay ném bom Trung Quốc.
Theo: Giáo dục VN - 23/09/14 07:00.
Không có nhận xét nào: