Ngày 24/7/2015 một bài báo xuất hiện trên Thời báo kinh tế Sài gòn mang tựa đề Công đoàn là của ai. Bài báo này nêu nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu Việt nam trong nước, kể cả các cựu quan chức cao cấp của nhà nước Việt nam, về hoạt động công đoàn hiện nay. Bài báo này và cuộc hội thảo về hoạt động nghiệp đoàn trước đó gợi mở nên một nhận xét rằng có thể nhà nước của đảng cộng sản Việt nam đang cởi mở hơn về quan niệm về hoạt động nghiệp đoàn tự do.
Những tín hiệu đáng mừng
Ông Nguyễn Thiện Nhân, một người quan sát các hoạt động của công nhân tại các khu công nghiệp phía nam cho biết là ông vui mừng khi đọc bài báo đó và cho rằng nó có liên quan đến việc thương thảo của Việt nam để gia nhập vào Hiệp ước mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP:
“Tôi rất là hoan nghênh bài báo Công đoàn là của ai đăng trên tờ Kinh tế Sài gòn vào ngày 24/7. Đây là một dấu hiệu đáng mừng sau khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ, và ra một tuyên bố chung giữa Việt nam và Hoa kỳ. Nó là một dấu hiệu tích cực, cho thấy rõ những bước tiến của Việt nam xích lại gần phương Tây cũng như Hoa kỳ trong vấn đề công đoàn độc lập cũng như những cái chính sách mà Việt nam phải đảm bảo để tham gia vào TPP.”
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, người từng bị bắt giam vì các hoạt động nghiệp đoàn tự do của mình cho rằng bài báo nêu lên được một vấn đề thực tế của tình trạng người công nhân hiện nay tại Việt nam
Ở Việt nam cũng đã có những nguồn thông tin về nghiệp đoàn, và tại sao lại phải có nghiệp đoàn độc lập. Xã hội bắt đầu biết nhiều về nghiệp đoàn. Về sự khả thi để thành lập nghiệp đoàn độc lập thì Minh Hạnh nghĩ là tương lai của VN sẽ có, nhưng nó không phải là những bước đi đơn giản. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh“Bài báo viết nhiều điều thực tế. Trước đây có những doanh nghiệp thuộc về nhà nước, sau khi chuyển đổi nền kinh tế thì có những doanh nghiệp tư nhân ra đời, và những doanh nghiệp tư nhân này phải có những người hoạt động công đoàn do công nhân lập nên gọi là nghiệp đoàn độc lập. Ở Việt nam cũng đã có những nguồn thông tin về nghiệp đoàn, và tại sao lại phải có nghiệp đoàn độc lập. Xã hội bắt đầu biết nhiều về nghiệp đoàn. Về sự khả thi để thành lập nghiệp đoàn độc lập thì Minh Hạnh nghĩ là tương lai của Việt nam sẽ có, nhưng nó không phải là những bước đi đơn giản.”
Thực trạng của công đoàn hiện nay
Ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp lời khi mô tả thực chất của hệ thống công đoàn do nhà nước Việt nam hiện nay quản lý:
“Công đoàn nhà nước hiện nay thực chất là một tổ chức chính trị của đảng cộng sản Việt nam. Nó không phải là một tổ chức để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Trong bài báo Công đoàn là của ai, ông Phúc nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ cũng nhìn nhận một cách thẳng thắn. Ông nói rằng công đoàn của chúng ta chỉ mới là mậu dịch quốc doanh thôi chứ không phải là đại diện cho người lao động. Ông cũng nhìn nhận là chính phủ nước ngoài người ta coi trọng các tổ chức của người lao động chứ không như chính phủ Việt nam. Điều này cho thấy là công đoàn hiện tại không đại diện cho quyền lợi của công nhân.”
Ngoài ra các nhà hoạt động độc lập còn cho biết là các tổ chức gọi là công đoàn do đảng cộng sản chi phối còn có thể tiếp tay với giới chủ, hay cơ quan công quyền trấn áp sự phản kháng hay đòi quyền lợi của người công nhân, và dù những viên chức công đoàn này có muốn cũng không thể hoạt động như là người đại diện cho tầng lớp công nhân được. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết:
Công nhân thì luôn luôn có những người tiên phong và tích cực để bảo vệ quyền lợi tập thể cho công nhân. Chắc chắn rằng sẽ có những người tiên phong đứng ra để thành lập công đoàn độc lập tại cơ sở của họ. Ông Nguyễn Thiện Nhân“Họ chịu ảnh hưởng chi phối của nhà nước, của chính phủ, họ là đảng viên, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là họ ăn lương từ xưởng máy đó, thì họ sẽ không bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các xưởng máy nhà nước. Bên cạnh đó công đoàn trong các công ty kể cả nhà nước không truyền tải hết cho công nhân những vấn đề luật pháp, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó họ còn có thể trù dập những người phản kháng, đuổi việc họ, ngay cả công ty nhà nước hay những công ty có vốn đầu tư nước ngoài từ Châu Á như Đài loan hay Trung quốc.”
Ảnh chụp tháng 11 năm 2013 cho thấy những công nhân bị sa thải mất việc nay thất nghiệp ngồi chờ hàng ngày ở các ngã ba ngã tư đường xem có ai mướn làm bất cứ công việc gì theo giờ theo ngày...
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Thành, một trong những người sáng lập phong trào Lao động Việt đấu tranh cho quyền lợi của người lao động Việt nam trên thế giới nói rằng nhu cầu phải có những người đại diện thực sự cho công nhân đã xuất hiện từ những năm 2000 khi có nhiều cuộc đình công của công nhân nổ ra mà không có tổ chức. Từ đó đến nay ông Thành cho rằng khái niệm về công đoàn độc lập đã được nói nhiều đến ở Việt nam.
Một công nhân làm việc ở khu công nghiệp Bình Dương tên là Trần Thị Hồng cho chúng tôi biết là chị cũng mong mỏi có công đoàn độc lập để thực sự đại diện cho quyền lợi của mình:
Tôi cũng mong sao cho công nhân Việt Nam có Công Đoàn độc lập để họ có thể bảo vệ cho quyền lợi cũng như lợi ích của công nhân chứ không phải Công Đoàn trên bút giấy mà trong khi mỗi tháng chúng tôi lại nộp 10.000 đồng cho Công Đoàn mà họ lại không lo cho công nhân.
Thực tế công đoàn độc lập chỉ là một tổ chức của công nhân để bảo vệ quyền lợi của công nhân mà thôi. Nó sẽ được hình thành và phát triển dần dần chứ không phải là một sự rối loạn bất ngờ để mà đảng cộng sản Việt nam phải lo lắng. Ông Nguyễn Thiện NhânĐảng cộng sản không việc gì phải lo lắng
Trả lời câu hỏi là nếu sắp tới đây chính phủ Việt nam cho phép công nhân được thành lập công đòan độc lập cho mình thì liệu họ có sẳn sàng làm việc đó chưa? Ông Nguyễn Thiện Nhân nói là ông có hy vọng:
“Công nhân thì luôn luôn có những người tiên phong và tích cực để bảo vệ quyền lợi tập thể cho công nhân. Chắc chắn rằng sẽ có những người tiên phong đứng ra để thành lập công đoàn độc lập tại cơ sở của họ.”
Cô ĐỗThị Minh Hạnh thì thận trọng hơn vì cho rằng người công nhân Việt nam hãy còn lạ lẫm với những hoạt động có tổ chức một cách độc lập như vậy:
“Ở xã hội Việt nam thì rất là khó. Thứ nhất là khi họ tập hợp lại thì bị bẻ gãy, bị gây mất đoàn kết. Kế đó là nếu họ hình thành thì chỉ là tự phát có tính chất mùa vụ, họ không có kinh nghiệm đấu tranh cho quyền lợi của mình, và không được đào tạo một cách nghiêm túc. Họ không thể tiếp cận những người có quan niệm và tư tưởng mới.”
Khi nói về quan niệm tổ chức nhà nước của đảng cộng sản từ trước đến nay, nhiều người nhận định rằng người cộng sản luôn đề cao quan niệm mà họ gọi là dân chủ tập trung, tức là tất cả các tổ chức xã hội phải nằm dưới quyền lãnh đạo của họ. Và họ cũng thường đưa ra lý lẽ rằng sự độc lập của các tổ chức dân sự, hay các sự tranh đua của các đảng phái chính trị sẽ tạo nên một sự rối loạn. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh nói rằng cô không quan tâm đến các mối lo đó của những người cộng sản, cái mà cô quan tâm là đời sống của người công nhân Việt nam hiện nay rất cơ cực. Ông Nguyễn Thiện Nhân thì đưa ra một nhận xét về nỗi lo của những người cộng sản:
“Đó là cái nỗi lo thôi chứ thực tế công đoàn độc lập chỉ là một tổ chức của công nhân để bảo vệ quyền lợi của công nhân mà thôi. Nó sẽ được hình thành và phát triển dần dần chứ không phải là một sự rối loạn bất ngờ để mà đảng cộng sản Việt nam phải lo lắng.”
Không có nhận xét nào: