VRNs (06.10.2011) - Toronto, Canada - Mỗi khi dân Chúa sống xa rời những đòi buộc của Giao ước đã ký kết với Thiên Chúa, nhất là mỗi khi người nghèo bị đối xử tệ bạc, thì Thiên Chúa lại sai các ngôn sứ của Ngài đến để loan báo về công lý của Ngài. Công lý của Thiên Chúa không gì khác hơn là “thụ tạo quy phục ý hướng ban đầu Thiên Chúa sáng tạo nên nó.” [1] Thời ngôn sứ A-mốt, vương quốc Israel phía Bắc có được một giai đoạn thịnh vương cả về vật chất lẫn việc tế tự. Tuy nhiên, đó chẳng qua chỉ là cái thịnh vượng giả tạo, bề ngoài. Điều mà ngôn sứ chứng kiến hằng ngày ấy là những người giàu có dù chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng họ lại hà hiếp, làm giàu trên đầu trên cổ anh em của mình. Vì vậy, với lòng nhiệt thành đối với người nghèo, ngôn sứ A-mốt đã can đảm chỉ trích những kẻ có quyền hành và kêu gọi họ sám hối, từ bỏ con đường gian tà để cho “lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (5, 24).
Bài viết này sẽ trình bày một cách vắn tắt vấn đề công lý cho người nghèo mà ngôn sứ A-mốt đề cập, sau đó sẽ nối kết với hiện tình của người nghèo trong xã hội Việt Nam. Sau cùng, bài viết sẽ gợi nhắc đến những người đang thực tâm bước theo sát Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành, đích thực.
Trước hết, khi mở sách ngôn sứ A-mốt ra đọc, người đọc không khỏi giật mình trước những lời đanh thép nhắm vào những hình thức giả tạo của những bậc trưởng giả trong dân. Qua miệng ngôn sứ, Thiên Chúa đã phải thốt lên: “Lễ lạt của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường; hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú. Các ngươi có dâng lên Ta của lễ toàn thiêu, những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của ngươi. Ta không muốn nghe tiếng đàn của ngươi nữa” (5, 21-23).
A-mốt chỉ trích thẳng thừng thái độ dửng dưng của bậc trưởng giả trong dân trước những nổi khổ, nổi oan ức của người nghèo. Họ là những trượng phu trong dân và lẽ ra là nơi người nghèo có thể cậy dựa để tìm kiếm công lý, lẽ phải; ấy vậy, họ lại là những kẻ gây nên nổi oan trái; họ làm giàu trên đầu trên cổ anh em mình, đẩy anh em mình đến cảnh nghèo khổ cùng kiệt, thậm chí là biến anh em mình thành những kẻ nô lệ: “Các ngươi thầm nghĩ: Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa;bao giờ mới hết ngày sa-bát, để ta bày thóc ra?Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm; Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ. Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ; cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán” (8, 5-6).
Hơn nữa, ngôn sứ cũng không ngần ngại phê phán lối sống xa hoa của giới thượng lưu trong khi những nhu cầu thiết yếu của người nghèo bị quên lãng: “Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng đàn hát nghêu ngao; như Đa-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giu-se sụp đổ!” (6, 4-6). Thực ra, những thứ xa hoa mà những kẻ trưởng giả có được là do đè đầu cưỡi cổ anh em mình mà có: “Những kẻ chất đống trong lâu đài của mình của cải do áp bức và cưỡng đoạt, chúng nào biết sống ngay thẳng là gì” (3, 10).
A-mốt không chỉ vạch ra những bất công mà giới thượng lưu gây ra cho người nghèo, mà vị ngôn sứ còn đề cập đến sự bất cập của hệ thống pháp lý khi ở trong tay của kẻ mạnh. Hệ thống luật pháp lẽ bình thường là để bảo vệ quyền lợi căn bản, chính đáng của những người yếu thế, nhưng một khi hệ thống ấy rơi vào tay những kẻ bất lương thì nó lại trở nên một công cụ đè nén người nghèo. Tại cổng thành là nơi người nghèo có thể gõ cửa kêu oan, là nơi những bậc trưởng lão trong dân phân xử lẽ công minh chính trực, nhưng ở nơi ấy ngôn sứ đã phải chứng kiến bàn tay của kẻ có của lũng đoạn các tiến trình pháp lý. Quan tòa lẻ ra là người phân xử, giải oan cho những người bị đè nén, áp bức, nhưng đằng này ngôn sứ thấy họ lợi dụng quyền hành, bắt tay với với kẻ giàu có để mong chia phần tư lợi trong những vụ kiên tụng: “…Tội ác các ngươi nhiều vô kể, tội lỗi các ngươi nặng tầy trời: nào áp bức người công chính, lại đòi quà hối lộ, nào ức hiếp kẻ nghèo hèn tại cửa công” (5, 12). Vì vậy, ngôn sứ thẳng thắn lên án họ: “Khốn cho các ngươi, những kẻ biến lẽ phải thành ngải đắng và vứt bỏ công lý xuống đất đen” (5, 7).
Đáng buồn thay nổi khốn cùng của người nghèo trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay không khác xa lắm cảnh cơ cực của người nghèo thời ngôn sứ A-mốt. Vịn vào luận điệu mang đậm bản chất của chủ thuyết cộng sản vốn từ chối quyền tư hữu của con người: “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý,” các quan chức Việt Nam thích xà xẻo đất của dân nghèo lúc nào cũng được, chổ nào cũng xong. Dân nghèo mất đất ấm ức đứng đường biểu tình thì bị chụp cho cái mũ là gây rối trật tự công cộng. Những người có lòng với dân nghèo nếu lên tiếng cho lẽ phải thì dễ dàng bị chụp cho cái mũ là phản động. Trong cộng đồng tôn giáo cũng vậy, ai mạnh miệng lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng cho người nghèo thì cũng dễ dàng bị chính anh em mình lên án là kẻ phá đám, là kẻ chọc gậy bánh xe, là kẻ cản trở tiến trình hiệp thông, đối thoại.
Dẫu sao những ai có lòng với người nghèo và can đảm lên tiếng cho người nghèo vẫn còn tìm được sự nâng đỡ đích thực ở nơi Đức Giêsu, vì Thầy Chí Thánh của mình. Nhiều lần Đức Giêsu cũng không ngần ngại nói thẳng mặt các bậc thầy trong dân Do thái: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà” (Mt 23, 23-24). Nếu ngôn sứ A-mốt ra sức bênh vực người nghèo bằng cách lên án kẻ gây nên oan khuất cho người nghèo, thì Đức Giêsu còn làm hơn cả những cố gắng của một vị ngôn sứ. Ngài trở nên môt nghèo giữa anh em nghèo khổ của mình. (Lc 9, 58; 2 Cr 8, 10). Ngài đồng hóa mình với người nghèo (Mt 25, 31-46) và trở nên tiếng kêu cứu của người nghèo (Ga 19, 28).
------------
[1] Mark Searle, “Serving the Lord with Justice” in Liturgy and Social Justice, ed. Mark Searle (Collegeville, Minn.: Liturgical Press, 1980), 16.
Nguồn: chuacuuthe.com
Bài viết này sẽ trình bày một cách vắn tắt vấn đề công lý cho người nghèo mà ngôn sứ A-mốt đề cập, sau đó sẽ nối kết với hiện tình của người nghèo trong xã hội Việt Nam. Sau cùng, bài viết sẽ gợi nhắc đến những người đang thực tâm bước theo sát Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành, đích thực.
Trước hết, khi mở sách ngôn sứ A-mốt ra đọc, người đọc không khỏi giật mình trước những lời đanh thép nhắm vào những hình thức giả tạo của những bậc trưởng giả trong dân. Qua miệng ngôn sứ, Thiên Chúa đã phải thốt lên: “Lễ lạt của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường; hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú. Các ngươi có dâng lên Ta của lễ toàn thiêu, những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của ngươi. Ta không muốn nghe tiếng đàn của ngươi nữa” (5, 21-23).
A-mốt chỉ trích thẳng thừng thái độ dửng dưng của bậc trưởng giả trong dân trước những nổi khổ, nổi oan ức của người nghèo. Họ là những trượng phu trong dân và lẽ ra là nơi người nghèo có thể cậy dựa để tìm kiếm công lý, lẽ phải; ấy vậy, họ lại là những kẻ gây nên nổi oan trái; họ làm giàu trên đầu trên cổ anh em mình, đẩy anh em mình đến cảnh nghèo khổ cùng kiệt, thậm chí là biến anh em mình thành những kẻ nô lệ: “Các ngươi thầm nghĩ: Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa;bao giờ mới hết ngày sa-bát, để ta bày thóc ra?Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm; Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ. Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ; cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán” (8, 5-6).
Hơn nữa, ngôn sứ cũng không ngần ngại phê phán lối sống xa hoa của giới thượng lưu trong khi những nhu cầu thiết yếu của người nghèo bị quên lãng: “Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng đàn hát nghêu ngao; như Đa-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giu-se sụp đổ!” (6, 4-6). Thực ra, những thứ xa hoa mà những kẻ trưởng giả có được là do đè đầu cưỡi cổ anh em mình mà có: “Những kẻ chất đống trong lâu đài của mình của cải do áp bức và cưỡng đoạt, chúng nào biết sống ngay thẳng là gì” (3, 10).
A-mốt không chỉ vạch ra những bất công mà giới thượng lưu gây ra cho người nghèo, mà vị ngôn sứ còn đề cập đến sự bất cập của hệ thống pháp lý khi ở trong tay của kẻ mạnh. Hệ thống luật pháp lẽ bình thường là để bảo vệ quyền lợi căn bản, chính đáng của những người yếu thế, nhưng một khi hệ thống ấy rơi vào tay những kẻ bất lương thì nó lại trở nên một công cụ đè nén người nghèo. Tại cổng thành là nơi người nghèo có thể gõ cửa kêu oan, là nơi những bậc trưởng lão trong dân phân xử lẽ công minh chính trực, nhưng ở nơi ấy ngôn sứ đã phải chứng kiến bàn tay của kẻ có của lũng đoạn các tiến trình pháp lý. Quan tòa lẻ ra là người phân xử, giải oan cho những người bị đè nén, áp bức, nhưng đằng này ngôn sứ thấy họ lợi dụng quyền hành, bắt tay với với kẻ giàu có để mong chia phần tư lợi trong những vụ kiên tụng: “…Tội ác các ngươi nhiều vô kể, tội lỗi các ngươi nặng tầy trời: nào áp bức người công chính, lại đòi quà hối lộ, nào ức hiếp kẻ nghèo hèn tại cửa công” (5, 12). Vì vậy, ngôn sứ thẳng thắn lên án họ: “Khốn cho các ngươi, những kẻ biến lẽ phải thành ngải đắng và vứt bỏ công lý xuống đất đen” (5, 7).
Đáng buồn thay nổi khốn cùng của người nghèo trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay không khác xa lắm cảnh cơ cực của người nghèo thời ngôn sứ A-mốt. Vịn vào luận điệu mang đậm bản chất của chủ thuyết cộng sản vốn từ chối quyền tư hữu của con người: “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý,” các quan chức Việt Nam thích xà xẻo đất của dân nghèo lúc nào cũng được, chổ nào cũng xong. Dân nghèo mất đất ấm ức đứng đường biểu tình thì bị chụp cho cái mũ là gây rối trật tự công cộng. Những người có lòng với dân nghèo nếu lên tiếng cho lẽ phải thì dễ dàng bị chụp cho cái mũ là phản động. Trong cộng đồng tôn giáo cũng vậy, ai mạnh miệng lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng cho người nghèo thì cũng dễ dàng bị chính anh em mình lên án là kẻ phá đám, là kẻ chọc gậy bánh xe, là kẻ cản trở tiến trình hiệp thông, đối thoại.
Dẫu sao những ai có lòng với người nghèo và can đảm lên tiếng cho người nghèo vẫn còn tìm được sự nâng đỡ đích thực ở nơi Đức Giêsu, vì Thầy Chí Thánh của mình. Nhiều lần Đức Giêsu cũng không ngần ngại nói thẳng mặt các bậc thầy trong dân Do thái: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà” (Mt 23, 23-24). Nếu ngôn sứ A-mốt ra sức bênh vực người nghèo bằng cách lên án kẻ gây nên oan khuất cho người nghèo, thì Đức Giêsu còn làm hơn cả những cố gắng của một vị ngôn sứ. Ngài trở nên môt nghèo giữa anh em nghèo khổ của mình. (Lc 9, 58; 2 Cr 8, 10). Ngài đồng hóa mình với người nghèo (Mt 25, 31-46) và trở nên tiếng kêu cứu của người nghèo (Ga 19, 28).
------------
[1] Mark Searle, “Serving the Lord with Justice” in Liturgy and Social Justice, ed. Mark Searle (Collegeville, Minn.: Liturgical Press, 1980), 16.
Nguồn: chuacuuthe.com
Không có nhận xét nào: