Ông Wang Jin-pyng tại buổi họp báo, ngày 02/11/2011.
(ảnh TFD)
|
Taipei, ngày 2 tháng 11, 2011 – Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan tuyên bố trao Giải Dân Chủ và Nhân Quyền ở Á Châu năm 2011 cho một tổ chức của người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ với tầm hoạt động quốc tế về bảo vệ nhân quyền và phát triển dân chủ ở Á Châu trong suốt hơn ba thập niên.
Ông Wang Jin-pyng (Vương Kim Bình), Chủ Tịch Quốc Hội và cũng là Chủ Tịch Taiwan Foundation for Democracy (Sáng Hội Đài Loan Cho Dân Chủ), tuyên bố trước giới truyền thông là giải thưởng năm nay sẽ được trao cho BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển).
Được thành lập năm 2006, mỗi năm giải thưởng này được trao cho một cá nhân hay tổ chức đã chứng tỏ thành tích vượt bậc trong việc phát triển dân chủ và nhân quyền ở Á Châu. BPSOS được tuyển chọn trong số 11 tổ chức và cá nhân được đề cử.
Hai nhân vật có uy tín đã đề cử BPSOS: Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith và Giáo Sư Tiến Sĩ Li-kung Hsieh, Tổng Giám Đốc Cục Di Trú Đài Loan.
http://www.tfd.org.tw/english/actions.php?id=11612
“Tôi đã biết và làm việc với BPSOS trong gần hai thập niên. Tôi ngưỡng mộ sâu sắc những nguyên tắc không khoan nhượng và công việc bảo vệ nhân quyền và tự do ở Á Châu vốn là nét đặc thù của BPSOS,” DB Smith viết trong thư đề cử.
Ông nhắc lại công tác vớt người Biển Đông trong thập niên 1980 và cuộc vận động cho đồng bào thuyền nhân sau ngày đóng cửa trại năm 1988 ở Hồng Kông và năm 1989 ở các quốc gia Đông Nam Á. Theo Ông, BPSOS đã can đảm đối đầu với tình trạng “thanh lọc” bất công và chính sách cưỡng bức hồi hương bằng cách gởi luật sư đến các trại để can thiệp về mặt pháp lý cho các thuyền nhân và đồng thời mở một chiến dịch vận động quốc tế.
“Nhiều người chúng tôi trong Quốc Hội Hoa Kỳ đã hưởng ứng lời kêu gọi của BPSOS… Quốc Hội đã biểu quyết [đạo luật] không cho phép dùng tiền thuế của công dân Hoa Kỳ để tài trợ, qua các cơ chế của Liên Hiệp Quốc, việc cưỡng bức hồi hương thuyền nhân Việt Nam”, DB Smith, tác giả của đạo luật này, giải thích.
Kết quả là chính phủ Hoa Kỳ thành lập chương trình Cơ Hội Tái Định Cư Người Việt Hồi Hương (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees, hay ROVR) và qua đó định cư trên 18 ngàn thuyền nhân sau khi họ hồi hương. Sau này, chương trình ROVR được nới rộng để định cư hai ngàn thuyền nhân kẹt ở Phi Luật Tân.
DB Smith, tác giả của Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của Hoa Kỳ, cũng ghi nhận những đóng góp của BPSOS trong công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Hoa Kỳ và, qua Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA), ở Á Châu: “Tổ chức này không chỉ giải cứu và bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người mà còn hoạt động cho sự thay đổi hệ thống ở cả hai cấp chính sách và quần chúng… Việc chính phủ Malaysia mới đây bổ nhiệm Vị Quản Trị Viên Toàn Quốc của Liên Minh CAMSA ở Malaysia vào Hội Đồng Chống Buôn Người, cơ cấu Liên Bang giám sát việc chấp pháp luật chống buôn người của Malaysia, là chứng cớ của sự hữu hiệu và uy tín của liên minh này.”
GS/TS Hsieh, trong thư đề cử, nhận định rằng BPSOS đã đóng góp đáng kể cho công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Đài Loan: “Trong vai trò Tổng Giám Đốc của Cục Di Dân Quốc Gia, tôi trực tiếp biết về những ảnh hưởng to lớn mà tổ chức đặt bản doanh ở Hoa Kỳ này đã có đối với việc bảo vệ nhân quyền và xiển dương dân chủ ở Á Châu.”
Theo Ông, trong sáu năm qua mỗi năm BPSOS đều đón tiếp nhiều phái đoàn gồm các tổ chức NGO và cơ quan chính quyền Đài Loan tại Hoa Thịnh Đốn và cử nhiều phái đoàn đến Đài Loan để trao đổi kinh nghiệm phòng, chống buôn người.
“BPSOS đã có những đóng góp quý giá cho văn bản cuối cùng của đạo luật phòng và chống buôn người của chúng ta, được thông qua vào đầu năm 2009”, Ông viết trong văn thư đề cử.
Cục Di Dân Quốc Gia, mà Ông Hsieh làm Tổng Giám Đốc, là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành luật này.
Theo Ông, BPSOS đã có công không nhỏ trong việc thay đổi cục diện chống buôn người ở Đài Loan: “Năm 2005, Đài Loan bị tường thuật trong tin tức quốc nội và quốc tế và bị báo cáo trong các bản phúc trình của các chính quyền và các tổ chức nhân quyền ngoại quốc như là một cái nôi an toàn của những kẻ buôn người. Ngày nay Đài Loan đã có một hình ảnh hoàn toàn khác, một cách xứng đáng.”
Năm 2010 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận sự thay đổi này và xếp Đài Loan vào thành phần các quốc gia Hạng Nhất trong nỗ lực chống buôn người. Tháng 6 năm 2011, Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Hoa Kỳ đã đề cao nỗ lực chống buôn người của chính phủ Đài Loan.
Ngoài việc bảo vệ nhân quyền, BPSOS còn được đề cử vì các hoạt động, âm thầm nhưng hiệu quả, về phát triển dân chủ ở nhiều quốc gia Đông Nam Á.
“Đây là một vinh dự chung cho tập thể người Việt tị nạn vì tất cả những thành tựu trong 32 năm qua của BPSOS là do những đóng góp và hợp tác của biết bao nhiêu cá nhân và tổ chức người Việt ở khắp năm châu”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, phát biểu. Ông cũng là đồng sáng lập viên của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA).
Ngoài hai văn thư đề cử của DB Smith và GS/TS Hsieh, một số tổ chức nhân quyền và dân chủ quốc tế cũng đã gởi văn thư yểm trợ cho việc đề cử này.
Tổ chức Taiwan Foundation for Democracy được thành lập năm 2003 và được tài trợ bởi Quốc Hội Đài Loan. Giải Dân Chủ và Nhân Quyền gồm có một tác phẩm điêu khắc và một trăm ngàn Mỹ kim.
Ông Wang Jin-pyng (Vương Kim Bình), Chủ Tịch Quốc Hội và cũng là Chủ Tịch Taiwan Foundation for Democracy (Sáng Hội Đài Loan Cho Dân Chủ), tuyên bố trước giới truyền thông là giải thưởng năm nay sẽ được trao cho BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển).
Được thành lập năm 2006, mỗi năm giải thưởng này được trao cho một cá nhân hay tổ chức đã chứng tỏ thành tích vượt bậc trong việc phát triển dân chủ và nhân quyền ở Á Châu. BPSOS được tuyển chọn trong số 11 tổ chức và cá nhân được đề cử.
Hai nhân vật có uy tín đã đề cử BPSOS: Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith và Giáo Sư Tiến Sĩ Li-kung Hsieh, Tổng Giám Đốc Cục Di Trú Đài Loan.
http://www.tfd.org.tw/english/actions.php?id=11612
“Tôi đã biết và làm việc với BPSOS trong gần hai thập niên. Tôi ngưỡng mộ sâu sắc những nguyên tắc không khoan nhượng và công việc bảo vệ nhân quyền và tự do ở Á Châu vốn là nét đặc thù của BPSOS,” DB Smith viết trong thư đề cử.
Ông nhắc lại công tác vớt người Biển Đông trong thập niên 1980 và cuộc vận động cho đồng bào thuyền nhân sau ngày đóng cửa trại năm 1988 ở Hồng Kông và năm 1989 ở các quốc gia Đông Nam Á. Theo Ông, BPSOS đã can đảm đối đầu với tình trạng “thanh lọc” bất công và chính sách cưỡng bức hồi hương bằng cách gởi luật sư đến các trại để can thiệp về mặt pháp lý cho các thuyền nhân và đồng thời mở một chiến dịch vận động quốc tế.
“Nhiều người chúng tôi trong Quốc Hội Hoa Kỳ đã hưởng ứng lời kêu gọi của BPSOS… Quốc Hội đã biểu quyết [đạo luật] không cho phép dùng tiền thuế của công dân Hoa Kỳ để tài trợ, qua các cơ chế của Liên Hiệp Quốc, việc cưỡng bức hồi hương thuyền nhân Việt Nam”, DB Smith, tác giả của đạo luật này, giải thích.
Kết quả là chính phủ Hoa Kỳ thành lập chương trình Cơ Hội Tái Định Cư Người Việt Hồi Hương (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees, hay ROVR) và qua đó định cư trên 18 ngàn thuyền nhân sau khi họ hồi hương. Sau này, chương trình ROVR được nới rộng để định cư hai ngàn thuyền nhân kẹt ở Phi Luật Tân.
DB Smith, tác giả của Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của Hoa Kỳ, cũng ghi nhận những đóng góp của BPSOS trong công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Hoa Kỳ và, qua Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA), ở Á Châu: “Tổ chức này không chỉ giải cứu và bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người mà còn hoạt động cho sự thay đổi hệ thống ở cả hai cấp chính sách và quần chúng… Việc chính phủ Malaysia mới đây bổ nhiệm Vị Quản Trị Viên Toàn Quốc của Liên Minh CAMSA ở Malaysia vào Hội Đồng Chống Buôn Người, cơ cấu Liên Bang giám sát việc chấp pháp luật chống buôn người của Malaysia, là chứng cớ của sự hữu hiệu và uy tín của liên minh này.”
GS/TS Hsieh, trong thư đề cử, nhận định rằng BPSOS đã đóng góp đáng kể cho công cuộc bài trừ nạn buôn người ở Đài Loan: “Trong vai trò Tổng Giám Đốc của Cục Di Dân Quốc Gia, tôi trực tiếp biết về những ảnh hưởng to lớn mà tổ chức đặt bản doanh ở Hoa Kỳ này đã có đối với việc bảo vệ nhân quyền và xiển dương dân chủ ở Á Châu.”
Theo Ông, trong sáu năm qua mỗi năm BPSOS đều đón tiếp nhiều phái đoàn gồm các tổ chức NGO và cơ quan chính quyền Đài Loan tại Hoa Thịnh Đốn và cử nhiều phái đoàn đến Đài Loan để trao đổi kinh nghiệm phòng, chống buôn người.
“BPSOS đã có những đóng góp quý giá cho văn bản cuối cùng của đạo luật phòng và chống buôn người của chúng ta, được thông qua vào đầu năm 2009”, Ông viết trong văn thư đề cử.
Cục Di Dân Quốc Gia, mà Ông Hsieh làm Tổng Giám Đốc, là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành luật này.
Theo Ông, BPSOS đã có công không nhỏ trong việc thay đổi cục diện chống buôn người ở Đài Loan: “Năm 2005, Đài Loan bị tường thuật trong tin tức quốc nội và quốc tế và bị báo cáo trong các bản phúc trình của các chính quyền và các tổ chức nhân quyền ngoại quốc như là một cái nôi an toàn của những kẻ buôn người. Ngày nay Đài Loan đã có một hình ảnh hoàn toàn khác, một cách xứng đáng.”
Năm 2010 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận sự thay đổi này và xếp Đài Loan vào thành phần các quốc gia Hạng Nhất trong nỗ lực chống buôn người. Tháng 6 năm 2011, Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Hoa Kỳ đã đề cao nỗ lực chống buôn người của chính phủ Đài Loan.
Ngoài việc bảo vệ nhân quyền, BPSOS còn được đề cử vì các hoạt động, âm thầm nhưng hiệu quả, về phát triển dân chủ ở nhiều quốc gia Đông Nam Á.
“Đây là một vinh dự chung cho tập thể người Việt tị nạn vì tất cả những thành tựu trong 32 năm qua của BPSOS là do những đóng góp và hợp tác của biết bao nhiêu cá nhân và tổ chức người Việt ở khắp năm châu”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, phát biểu. Ông cũng là đồng sáng lập viên của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA).
Ngoài hai văn thư đề cử của DB Smith và GS/TS Hsieh, một số tổ chức nhân quyền và dân chủ quốc tế cũng đã gởi văn thư yểm trợ cho việc đề cử này.
Tổ chức Taiwan Foundation for Democracy được thành lập năm 2003 và được tài trợ bởi Quốc Hội Đài Loan. Giải Dân Chủ và Nhân Quyền gồm có một tác phẩm điêu khắc và một trăm ngàn Mỹ kim.
Nguồn: www.machsongmedia.com
Không có nhận xét nào: