GPVO - Chiều ngày 19/03/2012, tại Tòa giám mục Xã Đoài đã tổ chức khai giảng Khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo dành cho các Sœur phụ trách đào tạo các lớp Tập viện, Thỉnh viện và Đệ tử viện của 3 Hội dòng: Mến Thánh Giá Vinh, Thừa Sai Bác Ái và Bác Ái Thouret. Tham dự buổi khai giảng có Đức cha Phaolô - Giám mục giáo phận, cha Phêrô Nguyễn Văn Hương-Thư ký Tòa Giám mục, cha Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng - tuyên úy Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái, cha Phaolô Bùi Đình Cao - đặc trách Liên tu sĩ, và 65 chị của 3 Hội dòng.
Chia sẻ với quý chị trong khóa học, Đức cha Phaolô đã nói lên tầm quan trọng của việc đào tạo con người. Sự nghiệp trồng người chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển của một cộng đoàn. Ngày xưa Quản Trọng đã nói: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc/Thập niên chi kế mạc như thụ mộc/Chung thân chi kế mạc như thụ nhân/Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã/Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã/Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã". Nghĩa là: "Kế một năm, chi bằng trồng lúa/Kế 10 năm, chi bằng trồng cây/Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời/Trồng một, gặt một, ấy là lúa/Trồng một, gặt mười, ấy là cây/Trồng một, gặt trăm, ấy là người". Kế thừa tư tưởng của cổ nhân chúng ta cũng tiếp tục sự nghiệp trồng người cho tương lai của cộng đoàn nói riêng và của toàn Giáo Hội cũng như xã hội nói chung.
Nhằm phát triển toàn diện một nữ tu sĩ theo 4 chiều kích Nhân bản, Thuộc linh, Tri thức và Mục vụ thì chúng ta không thể coi nhẹ khía cạnh nào, tâm lý hay tâm linh, trong tiến trình đào tạo, vì nếu chỉ nhấn mạnh đến một khía cạnh thì vô hình chung chúng ta đã cắt tỉa, gọt đẽo và làm nghèo nàn đi tính cách đa dạng phong phú của con người “nhân linh ư vạn vật”, hậu quả là chúng ta chỉ có thể có được những con người mang nhiều khuyết tật về tinh thần cũng như thể lý, khập khiễng trong nhân cách và thiếu trưởng thành về mọi mặt. Thật vậy, “sẽ là thiếu thực tế nếu chỉ nhấn mạnh khía cạnh tâm linh mà coi thường tâm lý” và cũng “sẽ là phiến diện nếu chỉ quan tâm đến khía cạnh tâm lý mà coi nhẹ tâm linh và trí tuệ”.
Trong quá trình học, Sœur Ngọc Diệp OP đã hướng dẫn quý chị thảo luận nhóm: Từ những tình huống mang tính giả định được nêu ra, trên cơ sở tâm lý học, đặc biệt là xuất phát từ tình thương yêu, quý chị phụ trách sẽ giúp các em đệ tử tháo gỡ những khó khăn gặp phải khi tiếp cận với các sự kiện diễn ra trong thực tiễn đời sống cộng đoàn hay những khó khăn do chính cá nhân các em gặp phải trong quá khứ... Hoặc những tình huống đa dạng khác diễn ra trong đời sống chung với chị em trong cộng đoàn.
Đây là một vấn đề mới và phức tạp đối với các chị phụ trách trong các Hội dòng nữ ở Giáo phận Vinh. Tuy nhiên, như Đức cha Phaolô đã nhắn nhủ quý chị trong buổi tổng kết đợt I của Khóa học: “Việc thành công hay không là tùy thuộc nơi chính các chị. Trồng người trong bối cảnh xã hội hôm nay là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng, phải làm sao để chân dung của người nữ tu giáo phận Vinh ở thế kỷ 21 có nhiều sắc diện mới. Một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong đào tạo là, ngay tại những buổi học, quý chị phải nói lên những thao thức của mình, của cộng đoàn mình, của các chị em trong cộng đoàn, để cùng nhau giúp tháo gỡ, giải quyết”. Việc quan tâm đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho các Sœur phụ trách các lớp Tập viện, Thỉnh viện và Đệ tử viện là một thao thức của Đức Giám mục giáo phận. Hy vọng rằng, cùng với việc trau dồi đời sống tâm linh, việc tiếp thu các kiến thức khoa tâm lý sẽ tạo được bước đột phá trong việc đào tạo của các Hội dòng nữ của Giáo phận. Tuy nhiên, dẫu là sâu sắc về tâm lý, dẫu là nhiệm nhặt về kỷ luật cộng đoàn, nhưng trên hết vẫn là tình thương yêu và lòng vị tha để ứng xử với mọi người trong mọi tình huống, vì chỉ có tình yêu mới là điều đáng nói, và tình yêu là giáo lý căn bản và nền tảng của Kitô giáo: Yêu thương là chu toàn lề luật vậy (Rm 13,10).
Chương trình học kéo dài cả ngày từ thứ 2 đến thứ 7, giãn ra trong vòng 3 tháng. Tháng 3 học một tuần, do Sœur Anna Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Dòng Đa Minh Thánh Tâm, thạc sĩ Tâm lý, hướng dẫn. Tháng 4 khóa học kéo dài trong 2 tuần do Sœur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, Dòng Đa Minh Tam Hiệp, hướng dẫn. Và tháng 5 học 1 tuần do Sœur M.Thecla Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà, hướng dẫn.
Chia sẻ với quý chị trong khóa học, Đức cha Phaolô đã nói lên tầm quan trọng của việc đào tạo con người. Sự nghiệp trồng người chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển của một cộng đoàn. Ngày xưa Quản Trọng đã nói: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc/Thập niên chi kế mạc như thụ mộc/Chung thân chi kế mạc như thụ nhân/Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã/Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã/Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã". Nghĩa là: "Kế một năm, chi bằng trồng lúa/Kế 10 năm, chi bằng trồng cây/Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời/Trồng một, gặt một, ấy là lúa/Trồng một, gặt mười, ấy là cây/Trồng một, gặt trăm, ấy là người". Kế thừa tư tưởng của cổ nhân chúng ta cũng tiếp tục sự nghiệp trồng người cho tương lai của cộng đoàn nói riêng và của toàn Giáo Hội cũng như xã hội nói chung.
Nhằm phát triển toàn diện một nữ tu sĩ theo 4 chiều kích Nhân bản, Thuộc linh, Tri thức và Mục vụ thì chúng ta không thể coi nhẹ khía cạnh nào, tâm lý hay tâm linh, trong tiến trình đào tạo, vì nếu chỉ nhấn mạnh đến một khía cạnh thì vô hình chung chúng ta đã cắt tỉa, gọt đẽo và làm nghèo nàn đi tính cách đa dạng phong phú của con người “nhân linh ư vạn vật”, hậu quả là chúng ta chỉ có thể có được những con người mang nhiều khuyết tật về tinh thần cũng như thể lý, khập khiễng trong nhân cách và thiếu trưởng thành về mọi mặt. Thật vậy, “sẽ là thiếu thực tế nếu chỉ nhấn mạnh khía cạnh tâm linh mà coi thường tâm lý” và cũng “sẽ là phiến diện nếu chỉ quan tâm đến khía cạnh tâm lý mà coi nhẹ tâm linh và trí tuệ”.
Trong quá trình học, Sœur Ngọc Diệp OP đã hướng dẫn quý chị thảo luận nhóm: Từ những tình huống mang tính giả định được nêu ra, trên cơ sở tâm lý học, đặc biệt là xuất phát từ tình thương yêu, quý chị phụ trách sẽ giúp các em đệ tử tháo gỡ những khó khăn gặp phải khi tiếp cận với các sự kiện diễn ra trong thực tiễn đời sống cộng đoàn hay những khó khăn do chính cá nhân các em gặp phải trong quá khứ... Hoặc những tình huống đa dạng khác diễn ra trong đời sống chung với chị em trong cộng đoàn.
Đây là một vấn đề mới và phức tạp đối với các chị phụ trách trong các Hội dòng nữ ở Giáo phận Vinh. Tuy nhiên, như Đức cha Phaolô đã nhắn nhủ quý chị trong buổi tổng kết đợt I của Khóa học: “Việc thành công hay không là tùy thuộc nơi chính các chị. Trồng người trong bối cảnh xã hội hôm nay là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng, phải làm sao để chân dung của người nữ tu giáo phận Vinh ở thế kỷ 21 có nhiều sắc diện mới. Một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong đào tạo là, ngay tại những buổi học, quý chị phải nói lên những thao thức của mình, của cộng đoàn mình, của các chị em trong cộng đoàn, để cùng nhau giúp tháo gỡ, giải quyết”. Việc quan tâm đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho các Sœur phụ trách các lớp Tập viện, Thỉnh viện và Đệ tử viện là một thao thức của Đức Giám mục giáo phận. Hy vọng rằng, cùng với việc trau dồi đời sống tâm linh, việc tiếp thu các kiến thức khoa tâm lý sẽ tạo được bước đột phá trong việc đào tạo của các Hội dòng nữ của Giáo phận. Tuy nhiên, dẫu là sâu sắc về tâm lý, dẫu là nhiệm nhặt về kỷ luật cộng đoàn, nhưng trên hết vẫn là tình thương yêu và lòng vị tha để ứng xử với mọi người trong mọi tình huống, vì chỉ có tình yêu mới là điều đáng nói, và tình yêu là giáo lý căn bản và nền tảng của Kitô giáo: Yêu thương là chu toàn lề luật vậy (Rm 13,10).
Chương trình học kéo dài cả ngày từ thứ 2 đến thứ 7, giãn ra trong vòng 3 tháng. Tháng 3 học một tuần, do Sœur Anna Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Dòng Đa Minh Thánh Tâm, thạc sĩ Tâm lý, hướng dẫn. Tháng 4 khóa học kéo dài trong 2 tuần do Sœur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, Dòng Đa Minh Tam Hiệp, hướng dẫn. Và tháng 5 học 1 tuần do Sœur M.Thecla Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà, hướng dẫn.
Đặng Trinh
Không có nhận xét nào: