Tòa Hòa Giải, bệ phóng của Tân Phúc Âm Hóa - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
12 tháng 3, 2012

Tòa Hòa Giải, bệ phóng của Tân Phúc Âm Hóa

(TNCG) - ĐGH nói với các linh mục giải tội : “Can đảm lên !”

Rôma, 09/03/2012 (ZENIT.org) – Đức Bênêdictô XVI đã lưu ý các linh mục giải tội: “Bí tích hòa giải là một loại bệ phóng của tân phúc âm hóa. Vì đó là nơi chọn lọc để gặp gỡ Đức Kitô giầu lòng thương xót.”

Nhân cuộc triều yết hôm thứ sáu 09/03/2012 vừa qua tại Vatican của khoảng 1300 thành viên khóa học thường niên do Tòa Ân Giải Tối Cao (TÂGTC) tổ chức – và vị Chánh Án TÂGTC, ĐHY Manuel Monteiro de Castro – ĐGH đã phát biểu về “nội tâm”, tức là về những vấn đề lương tâm được đặt ra cho các linh mục giải tội trong thừa tác của họ.


ĐGH mời gọi các vị linh mục “có một lòng can đảm mới” trong mục vụ và giảng dạy để thực hiện bí tích hối cải và hòa giải.

ĐGH xác định: “Cuộc tân phúc âm hóa xuất phát từ tòa hòa giải Có nghĩa là nó xuất phát từ cuộc gặp gỡ giữa nhu cầu khôn cùng của con người - chỉ dấu của mầu nhiệm tạo dựng – và lòng thương xót của Thiên Chúa, đáp án thỏa đáng duy nhất cho những yêu cầu vô hạn của con người”.

“Sự mong muốn thay đổi” nằm trong tâm của người tới xin nhận bí tích này, ĐGH đã nhắc nhở: các linh mục giải tội do đó là nhân vật chủ chốt của biết bao “những cuộc khởi hành mới” cho những tín hữu tới xin họ. Nhưng sự mới mẻ này không ở chỗ là chỉ “từ bỏ” quá khứ hay là chỉ “cất nó đi khỏi”, nhưng ở chỗ “đón nhận Đức Kitô”, bởi vì chính Ngài mới là Đấng có thể “soi sáng mọi vùng bóng tối”.

Bí tích (hòa giải) quả là một “trải nghiệm” đặc trưng của sự hiện diện của Đức Kitô giầu lòng thương xót, ngài giải thích: “Nếu cử hành bí tích hòa giải như thế, thì các tín hữu sẽ được trải nghiệm lòng thương xót mà Chúa Giêsu Nazarét, Đức Chúa và Đức Kitô, ban cho chúng ta, rồi họ sẽ trở thành những chứng nhân khả tín của sự thánh thiện vốn là mục đích của tân phúc âm hóa”.

Điều này đúng với các tín hữu giáo dân, và cũng rất là quan trọng đối với chính các linh mục, vì “thừa tác viên bí tích cộng tác với cuộc tân phúc âm hóa bằng cách lập lại ý thức có nhu cầu tiếp cận với bí thích tha thứ” để nhắm tới một “cuộc gặp gỡ mới với Đức Kitô”.

“Ngài gặp gỡ anh em”, ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở các cha, phải có thể nói như các môn đệ đầu tiên : “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia”. Chính trong điều kiện này mà mỗi lần xưng tội sẽ là một bước tiến thêm trong “tân phúc âm hóa”.

Và phải giải thích rằng sự trở lại của người kitô hữu là điều kiện không thể thiếu của tân phúc âm hóa : “Nhựa sống của tân phúc âm hóa là sự thánh thiện của con cái Giáo Hội, trên con đường trở lại cá nhân hay cộng đoàn hằng ngày để luôn luôn phù hợp ngày một nhiều hơn với Đức Kitô”.

Vì chính nhờ xưng tội mà tội nhân xám hối và “từ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới”.

Thật vậy, ngài nhắc lại, chỉ có người kitô hữu “chịu để cho Ơn Chúa canh tân tự đáy tâm hồn mới có thể mang trong mình –để rồi loan báo- sự mới mẻ của Tin Mừng”: một sự trở lại đích thực của các tâm hồn trở thành “động cơ của mọi canh tân”“xuất hiện” như “một lực phúc âm hóa chân chính”.

Theo chân Đức Gioan-Phaolô II, ngài đã kêu gọi các linh mục giải tội có “tấm lòng can đảm mục vụ mới” để “hàng ngày giảng dạy cho các cộng đoàn kitô hữu”, lòng can đảm biết “đề nghị một cách thuyết phục và hữu hiệu việc cử hành bí tích hòa giải”.

Ngài nói rõ, vấn đề là phải làm cho người ta tìm lại được dung nhan Đức Kitô “như là Đấng đã được Thiên Chúa gửi gấm để tỏ bày tấm lòng tràn đầy sự thương sót của Ngài”.

ĐGH phân biệt một “sự khẩn cấp giáo dục”, trong cái hướng mà “chủ nghĩa tương đối đã đặt lại vấn đề về cả khả năng có một nền giáo dục, hiểu như một sự hội nhập tiệm tiến tới lãnh vực hiểu biết sự thật, và như một sự hội nhập tiệm tiến tới mối quan hệ với sự thật là Thiên Chúa”. Chính trong bối cảnh này, ngài khẳng định, mà truyền bá Tin Mừng phải đi đôi với sự loan báo về một Thiêh Chúa gần gũi: “Các tín hữu được mời gọi mãnh liệt loan báo khả năng gặp gỡ của con người ngày hôm nay với Đức Giêsu Kitô, nơi Ngài, Thiên Chúa đã tỏ ra gần gũi đến nỗi người ta có thể nhìn và nghe thấy được”.

Vì vậy, vai trò của bí tích hòa giải nhờ đó mà Thiên Chúa ngự vào trung tâm cuộc đời con người : “Sự xác tín rằng Thiên Chúa gần gũi -và, trong lòng thương xót của Ngài, Ngài trông đợi con người, kể cả con người sa đọa trong tội lỗi, Ngài có thể chữa lành những tật nguyền bởi ân sủng của bí tích hòa giải, -luôn là ánh sáng hy vọng của thế gian”.

Anita Bourdin – Mai Khôi (TNCG) phỏng dịch

Permalink: http://www.zenit.org/article-30345?l=french

Tòa Hòa Giải, bệ phóng của Tân Phúc Âm Hóa Reviewed by Unknown on 3/12/2012 Rating: 5 (TNCG) - ĐGH nói với các linh mục giải tội : “Can đảm lên !” Rôma, 09/03/2012 (ZENIT.org) – Đức Bênêdictô XVI đã lưu ý các linh mục g...

Không có nhận xét nào: