Người tín hữu Chúa Kitô dấn thân trong chính trị( 2 ) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
22 tháng 4, 2012

Người tín hữu Chúa Kitô dấn thân trong chính trị( 2 )

Nguyễn Học Tập -B - GIÁO HỘI VÀ CHÍNH TRỊ. 

7 - Giáo Hội chuyên cần dấn thân vào chính trị như thế nào? 

Giáo Hội, tự bản tính phận vụ tôn giáo của mình, không dấn thân, không đồng hoá mình, không hoà lẫn mình với chính trị, không có liên hệ với một hệ thống hay một đảng phái chính trị nào. Giáo Hội tôn trọng và phát huy đặc tính trần thế lành mạnh và chính đáng của tổ chức Quốc Gia. 



Giáo Hội không phải là môt động tác viên chính trị, không phải là một chính đảng, không làm chính trị. 

Giáo Hội không có bổn phận nói cho người công giáo biết bỏ phiếu hay không bỏ phiếu cho ai, bởi lẽ mục đích của Giáo Hội là giúp người công giáo đào tạo lương tâm của chính mình theo chân lý của Thiên Chúa. 

- Giáo Hội không đưa ra các quyết định thiết thực phải hành xử theo, các chương trình phải thực hiện, các vận động chính trị cần phải phổ biến, các nhân vật cần phải bỏ phiếu cho. Tất cả những gì vừa kể là những thực tại 

* " là những điều thuộc về kỷ thuật, mà đối với những vấn đề đó Quyến Huấn Dạy của Giáo Hội không có những phương tiện thích hợp tương ứng, cũng như không có một sứ mạng nào " ( ĐTC Pio XI, Quadragesimo anno). 

* " Giáo Hội kính trọng sự tự lập chinh đáng của trật tự dân chủ và không có danh nghĩa gì để nói lên giải pháp theo luật pháp hay hiến pháp nào " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Centesimus annus, 47). 

- Giáo hội và cộng đồng chính trị, mặc dầu được thể hiện bằng những cấu trúc thấy được, nhưng là những thực thể khác nhau tự bản tính, do diện mạo cũng như do mục đích nhằm đạt được. 

- Mặc dầu mục đích của Giáo Hội và của tổ chức Quốc Gia nằm trên thứ bậc khác nhau và cả hai là là những tổ chức hoàn hảo, bỏi lẽ cả hai đều có các phương tiện riêng của mình và độc lập đối với nhau trong lãnh vực hoạt động. Nhưng cả hai đều tác động nhằm lợi ích cho một chủ thể chung: đó là con người. 

Nhưng sự tách rời, khác biệt nhau giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị không loại trừ việc cộng tác với nhau của hai thực thể: 

* " Cộng đồng chính trị và Giáo Hội là những thực thể độc lập và tự lập. Cả hai, mặc dầu với danh nghĩa khác nhau, đều nhằm phục vụ ơn gọi của con người và xã hội của chính các con người " ( GS, 6). 

* " Như vậy tính cách độc lập và tôi thượng của Quốc Gia và Giáo Hội đều được xác nhận, cũng như việc cùng chung nhau cộng tác để thăng tiến con người và công ích cho cộng đồng Quốc Gia. Trong việc theo đuổi mục đích đó, Giáo Hội không thể hiện mình như chủ thể nhằm quyền lực, cũng không kỳ vọng đặc ân hay ước vọng có được vị thế thuận lợi trong kinh tế và xã hội. Mục đích duy nhứt của Giáo Hội là phục vụ con người, bằng ước vọng, như là lề luật tối thượng để hành xử, theo lời và gương của Chúa Giêsu Kitô, " đi qua trong khi chúc phúc và chữa lành mọi người " ( Act 10, 38). Bởi đó Giáo Hội công giáo đòi hỏi được nhìn nhận, do chính bản thể và sứ mạng cá biệt của mình " ( ĐTC Benedictus XVI, Discorso all'ambasciatore italiano, 04.10.2007). 

8 - Chính vì Giáo Hôi nhằm phục vụ mỗi con người và thăng tiến toàn vẹn con người, 

nên Giáo hội có thể và phải 

- rao giảng Phúc Âm về trật tự chính trị ( chính trị ở đây, được hiểu trong giá trị cao đẳng nhứt trong đức khôn ngoan); 

- được luật pháp nhìn nhận căn tính, quyền và bổn phận của mình chính thức thức thưc hiện những tương quan đối với xã hội chính trị , để bênh vực và thăng tiến con người, xứng đáng với phẩm giá của mình. Một xã hội chính trị khước từ, không thiết định luật pháp nhìn nhận quyền và bổn phận can thiệp của Giáo Hội, để huấn dạy cho thế nào là cuộc sống văn minh chính đáng phải có như vừa kể, là một xã hội có đường lối hành xử chính trị "mất dạy", xem con người như súc vật ; 

- phán định các thái độ chính trị, bởi lẽ là những thái độ có liên hệ với tầm mức luân lý. Như vậy Giáo Hội cho mình có quyền nói lên những phán định luân lý của mình trên mọi thực tại con người, mỗi khi điều đó được các quyền căn bản của con người hay sự cứu rỗi của con người đòi hỏi. 

- trợ giúp các tín hữu giáo dân, qua các vị Mục Tử, để dào tạo cho họ có được một lương tâm Kitô giáo chính đáng và để các tín hữu giáo dân làm sống động các thực tại trần thế ( phận sư đó của người tín hữu giáo dân là phận vụ bẩm sinh của họ, từ lúc họ được đón nhận phép rửa và phép thêm sức); 

- dạy dỗ và soi sáng, như là chính phận vụ của mình, lương tâm các tín hũu, nhứt là đối với nhũng ai dấn thân vào đời sống chính trị, để cho động tác của họ luôn là động tác nhằm phục vụ để thăng tiến toàn vẹn con người và công ích. 

- bằng cách diễn tả ra chân lý đã được mac khải cho Giáo Hội có thể và phải phục vụ " tất cả các thành phần xã hội, bằng cách chiếu sáng trên nền tảng luân lý và thanh tẩy lý trí,trong khi vẫn bảo đảm cho lý trí vẫn còn mở rộng cho các chân lý cuối cùng và suy tư thoát xuất từ đức khôn ngoan " ( ĐTC Benedictus XVi, Discorso ad alcuni ambasciatori, 15.09. 2007); 

- " trong chính trị thường phải chọn con đường nào có thể, hay đúng hơn con đường nào tốt đẹp nhứt ( ...). Tuy nhiên cần phải có can đảm không nên hội nhập vào mỗi con đường bởi vì theo lý thuyết và kỷ thuật là con đường có thể hành trình được, nhưng có thể là nhũng con đường đem nguy hại đến cho con người " ( Card. Tarvisio Bertone, Discorso a Cravovia in Polonia, 16.09.2007). 

- " Hành động trong lãnh vực chính trị để thiết định một trật tự chính đáng cho xã hội không phải là phận sự trực tiếp của Giáo Hội, mà đúng hơn là của các tín hữu giáo dân " ( ĐTC Benedictus XVI,Messaggio alla 45° Settimanale Sociale dei Cattolici Italiani, 18.10.2007), tùy theo thẩm quyền của mỗi người và dưới trách nhiệm tự lập của chính mình. 

Nguyễn Học Tập - TNCG



Người tín hữu Chúa Kitô dấn thân trong chính trị( 2 ) Reviewed by Hoài An on 4/22/2012 Rating: 5 Nguyễn Học Tập - B - GIÁO HỘI VÀ CHÍNH TRỊ.  7 - Giáo Hội chuyên cần dấn thân vào chính trị như thế nào?  Giáo Hội, tự bản tính p...

Không có nhận xét nào: