Truyền thông: "Những khuôn mặt, những con người và những câu truyện" - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
19 tháng 4, 2012

Truyền thông: "Những khuôn mặt, những con người và những câu truyện"

Hội thảo dành cho các phát ngôn nhân của Giáo Hội 


Zenit.org – Hơn 300 vị giám đốc truyền thông, phát ngôn nhân và phóng viên tới từ 44 quốc gia đã tham gia kỳ Hội Thảo Chuyên Nghiệp lần thứ 8, kéo dài từ 16 đến 18.04.2012, được Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá đứng ra tổ chức. 

Ngày nay, Giáo Hội đang trải qua một giai đoạn coi như « rèn luyện » trong cái thế giới đang đòi hỏi sự tôn trọng những chân lý khác và vì chân lý của kẻ khác. Giáo Hội phải học tập ngày một tốt hơn cách thực hiện «một cuộc đối thoại không mang tính nước đôi và tôn trọng các đối tác liên quan», Đức Cha Maria Celli, giám đốc Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã nói trong bài diễn văn chào mừng các tham dự viên. Cuộc đối thoại này, ngài nói thêm, thực chất có thể « mở ra những cánh cửa mới cho việc truyền bá Đức Tin ». 

Và trong cái «siêu thị những lựa chọn này», đặc trưng của nền văn hóa thời đại chúng ta, ngài kết luận, có thể, như giáo huấn của ĐGH Biển Đức XVI, truyền đạt một thông báo trung thực, trong sáng và đôi khi đau khổ, trong thâm tâm rằng «chúng ta không đề nghị một món hàng mà chúng ta là chứng nhân cho một Đấng, Đức Kitô, trong thế giới ngày hôm nay». 

Để «vượt qua được hầu hêt những trở ngại do sự thờ ơ, những từ chối chủ thuyết, những thành kiến, định kiến hay đơn giản hóa», các định chế và tổ chức của Giáo Hội phải học tập thực hiện một thứ «truyền thông không những chính xác mà còn phải hữu hiệu», giáo sư Armando Fumagalli, thuộc Đại Học Công Giáo Thánh Tâm ở Milanô đã tuyên bố trong bài tham luận mở đầu các buổi làm việc của cuộc hội thảo, với chủ đề «Giữa thực tế và tường thuật : một suy nghĩ cho các văn phòng truyền thông của Giáo Hội» 

Trong một thế giới mà truyền thông chuyên nghiệp nắm bắt «những kỹ thuật ngày càng tân tiến và hấp dẫn đang có xu hướng dựa vào xúc cảm, tha giác, chọn chữ nghĩa hàm súc, chế tạo hình ảnh», ông giải thích, các định chế của Giáo Hội thường dựa trên « sự tin tưởng hoàn toàn vào khả năng của lý trí để tự mình đón nhận nội dung của truyền thông », nhưng thông thường « những điều kiện lý tưởng không đi đôi với tình hình thực tế ». 

Một trong những đề nghị của vị giáo sư là hãy cầu viện phương pháp «storytelling» (kể truyện) để thay đổi nó một cách chuyên nghiệp hầu «những câu truyện có thể khởi động những cảm xúc, sự nhận biết những tương đồng với cuộc đời các tác giả, tha giác»

Đương nhiên, ông nói rõ, «truyền thông bằng cách sử dụng những câu truyện không có nghĩa là biến chân lý thành dối trá, hay tô điểm trong chiều hướng thao túng sự thật, nhưng phải là «thành công trong việc vượt qua những rào cản của sự thờ ơ, lãnh cảm và thành kiến». 

Như vậy, để chúng ta có thể mở ra với sự tự do, ông kết luận, «chúng ta có nhu cầu cảm xúc, tha giác, khơi dậy sự tha thiết với sự thật». 

Một số khuyến cáo khác đã được đề bạt tới những chuyên gia truyền thông của Giáo Hội : «Cung cấp cho công chúng những bằng chứng tốt qua sử dụng mạng lưới thính thị». 

Giáo sư Jorge Milán, thuộc Đại Học Thánh Giá, đã tham luận với đề tài : «Giáo Hội trên màn ảnh : cống hiến những khuôn mặt và những bằng chứng» : ông đã cung cấp cho các vị giám đốc truyền thông những chỉ dẫn về phương cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của công chúng. 

Ông nói : «Trước hết phải nhận thức rằng chúng ta không làm việc với những nhân vật (nd : sân khấu hay trong tranh vẽ), mà với những con người thật» và tin tưởng, dù cho chuyện này có vẻ khó khăn, vào «tinh thần sáng tạo của họ, sự hồn nhiên, sự tự do và quyền hạn của họ đứng lên hàng đầu và đại diện Giáo Hội, cho dù có thể nhầm lẫn». 

Vị giám đốc truyền thông, ông nói thêm, có nhiệm vụ «khám phá những tài năng để chuẩn bị họ và để tung họ vào hiện trường». Một mục tiêu mà, theo ông, đòi hỏi nhiều thời gian và tin tưởng vào những cộng sự viên gần gũi của mình. 

«Tìm kiếm những bằng chứng và những khuôn mặt để giới thiệu, nghiên cứu ngôn ngữ thính thị, khái niệm hóa gương mẫu và tư tưởng» là một vài trong những nhiệm vụ chính yếu để có thể đạt tới mục tiêu này, giáo sư Milán nói thêm, nhưng cũng là « huấn luyện con người và cổ vũ những hoạt động truyền thông trong các giáo xứ và học đường ». 

Liên hệ với đề tài chính của hội thảo là cuộc «nghiên cứu cụ thể» đầu tiên thực hiện truyền thông trong công tác nhân đạo của Giáo Hội, minh họa những chiến dịch như « Nơi Thiên Chúa khóc », một chương trình hàng tuần của công trình quốc tế Cứu Giúp Giáo Hội Mắc Nạn (AED) dành cho những vùng Giáo Hội bị bách hại nặng nề, với ông Mark Riedemann ; hay chương trình « Hãy yêu cầu họ » -, được thành lập bởi tổ chức vận động ủng hộ kinh tế cho Giáo Hội Công Giáo Italia với ông Marco Calabresi và cha Dominicô Pompeli. 

Isabelle Cousturié – Mai Khôi TNCG phỏng dịch 

Truyền thông: "Những khuôn mặt, những con người và những câu truyện" Reviewed by Hoài An on 4/19/2012 Rating: 5 Hội thảo dành cho các phát ngôn nhân của Giáo Hội  Zenit.org – Hơn 300 vị giám đốc truyền thông, phát ngôn nhân và phóng viên tới ...

Không có nhận xét nào: