Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 33) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
14 tháng 10, 2012

Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 33)

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập(TNCG)

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 10.10.2012.

CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐỊNH HƯỚNG CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA GIÁO HỘI. 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

chúng ta đang ở vào ngày áp của ngày mà chúng ta sẽ cử hành kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vatican II và khởi đầu Năm Đức Tin.

Với Buổi Giáo Lý ngày hôm nay tôi muốn được bắt đầu suy tư - qua một vài tư tưởng ngắn gọn - về biến cố trọng đại của Giáo Hội, đó là Công Đồng, biến cố mà tôi được là nhân chứng trực tiếp.

Công Đồng, chúng ta có thể nói như vậy, đối với chúng ta được coi như là một cuộc tô màu mới, sơn phết màu lên trong các yếu tố đa diện và khác nhau của Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần 

Như đang đứng trước một bức hoạ cả thể, trong thời điểm ân sủng đó, ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục đón nhận sự sung mãn phi thường của Công Đồng, khám phá ra những chuyển biến cá biệt, các tiểu tiếc, các phần mẫu nhỏ của bức họa.

1 - Đức Thánh Cha Chân Phước Gioan Phaolồ II, trước thềm ngàn năm thứ ba, đã viết:

- "Hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy cần phải đưa tay chỉ đối với Công Đồng (cho mọi người biết) như là ân sủng cả thể mà Giáo Hội nhận lãnh được trong thế kỷ XX: trong đó Công đồng đã ban cho chúng ta một kim chỉ nam chắc chắn để định hướng chúng ta trong cuộc hành trình của thế kỷ đang được mở ra" (Lett. ap. Nuovo millenio ineunte, 57). 

Tôi nghĩ rằng đó là hình ảnh hùng hồn đầy thuyết phục. 

Các tài liệu Công Đồng Vatican II, mà hướng về đó chúng ta cần trở lại, bằng cách giải toả đi các tài liệu đó khỏi một khối các lời quảng bá, mà thường, thay vì làm cho hiểu được, các lời quảng bá đó lại ẩn giấu xuống. Các tài liệu đó, cả cho thời đại chúng ta, là một kim địa bàn cho phép con thuyền Giáo Hội tiến tới ra biển khơi, giữa những cơn bảo tố hay giữa những ngọn sống yên lặng và an bình, để có thể có được cuộc hải trình vững chắc và đến đích.

Tôi còn nhớ lại rõ ràng khoảng thời gian đó: lúc đó tôi là một giáo sư trẻ về thần học căn bản ở Đại Học Bonn, và chính Đức Tổng Giám Mục Koeln, Hồng Y Frings, đối với tôi là một định điểm quy chiếu về phương diện nhân loại cũng như linh mục, chính ngài đã dẫn tôi đi với ngài đến Roma như là thần học gia để được tham khảo ý kiến, và kế đến tôi cũng được bổ nhiệm như là chuyên viên cộng đồng. 

Đối với tôi, đó là một kinh nghiệm có một không hai: sau những ngày chuẩn bị đầy nhiệt huyết và đầy hứng khởi, tôi đã thấy được một Giáo Hội sống thực - gần ba ngàn các Nghị Phụ Công Đồng, từ mọi phần đất trên thế giới, cùng quy tựu họp nhau dưới sự hướng dẫn của Vị Kế Nhiệm Thánh Tông Đồ Phêrô - đang đặt mình vào học đường của Chúa Thánh Thần, nguồn động lực đích thực của Công Đồng.

Ít khi trong lịch sử, như lúc đó, có ai có thể " chạm " đến được một cách thực tế đặc tính phổ quát của Giáo Hội, trong một thời điểm thực hiện cả thể sứ mạng của mình, đem Phúc Âm trong mọi thời đại và cho đến tận cùng trái đất. 

Trong những ngày nầy, nếu Anh Chị Em thấy lại được những hình ảnh của buổi khai mạc Cuộc Đại Hội Ngồi Chung Lại Với Nhau nầy, qua truyền hình hay qua các phương tiện truyền thông khác, Anh Chị Em cũng có thể cảm nhận được nỗi vui mừng, niềm hy vọng và động lực thúc đẩy can đảm mà tất cả chúng tôi đã nhận được, mà những người tham dự vào biến cố ánh sáng nầy, ánh sáng vẫn còn chiếu toả ra cho đến ngày hôm nay.

2 - Trong lịch sử Giáo Hội, như tôi nghĩ rằng Anh Chị Em biết, có nhiều Công Đồng khác đi trước Công Đồng Vatican II. 

Thường khi thì các Đại Hội lớn lao nầy của Giáo Hội được triệu tập để định nghĩa các yếu tố căn bản đức tin, nhứt là bằng cách sửa đổi những sai lầm đặt đức tin vào nguy hiểm. 

Chúng ta thử nghĩ đến 

- Công Đồng Nicea 325, để chống lại sự rối đạo của bè phái ariana và xác nhận một cách rõ ràng bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu , Con Duy Nhứt của Chúa Cha, 

- đến Công Đồng Epheso, năm 431, định nghĩa Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, 

- đến Công Đồng Calcedonia, năm 451, xác nhận một con người duy nhứt của Chúa Kitô, trong hai bản thể, bản thể Thiên Chúa và bản thể con người. 

Để đến gần chúng ta hơn, chúng ta phải đề cập đến 

- Công Đồng Trento, ở thể kỷ XVI, đã làm sáng tỏ các điểm chính yếu của giáo lý công giáo trước sự Canh Tân tin lành; 

- hay Công Đồng Vatican I, khỏi đầu suy tư về một vài chủ đề khác nhau, nhưng chỉ có được thời gian để tạo ra được hai tài liệu, 

* một về vấn đề hiểu biết được về Chúa, mạc khải, đức tin và các mối tương quan với lý trí, 

* tài liệu khác về quyền ưu tiên của Đức Thánh Cha và về tính cách bất khả ngộ, bởi lẽ Công Đồng bị gián đoạn bởi việc cưỡng chiếm Roma vào tháng 9 năm 1870.

Nếu chúng ta nhìn vào Công đồng Vatican II, chúng ta thấy được rằng trong thời điểm đó của cuộc hành trình Giáo Hội, 

- không có những sai trái cá biệt nào về đức tin cần phải sửa đổi hay lên án, 

-cũng không có những vấn đề về tín lý hay lề luật cần phải làm sáng tỏ. 

Thấy như vậy, chúng ta hiểu được sự bất ngờ của nhóm nhỏ các Hồng Y hiện diện trong phòng chính của tu viện Benedetto ở Thánh Phaolồ Ngoại Thành, khi ngày 25 tháng giêng năm 1959, Đức Chân Phước Gioan XXIII loan báo Thượng Hội Đồng Giáo Phận Roma và Công Đồng cho Giáo Hội Hoàn Vũ. 

Vấn đề tiên khởi được đặt ra trong vệc chuẩn bị cho biến cố cao cả nầy, đó là 

- phải khởi đầu bằng cách nào, 

- phận vụ chính xác nào phải được quy trách cho biến cố đó.

Đức Chân Phước Gioan XXIII, trong diễn văn khai mạc ngày 11 tháng mười 50 năm qua đã đề cập đến một chỉ thị tổng quát: đức tin phải được nói lên với một phương thức "đổi mới", xác đáng hơn - bởi vì thế giới đang chuyển đổi mau chóng - tuy nhiên vẫn giữ nguyên vẹn các nội dung ngàn đời cửa mình, không đổ vỡ hay nhân nhượng. 

Đức Thánh Cha ao ước Giáo Hội suy tư về đức tin của mình, về các chân lý hướng dẫn mình. Nhưng từ cuôc suy tư trang nghiêm, sâu đậm nầy về đức tin, mối tương quan giữa Giáo Hội và thế giới tân tiến, giữa Kitô giáo và một vài yếu tố chính yếu của tư tưởng hiện đại phải được thiết định theo một thể thức mới. 

Như vậy, không phải để cho Giáo Hội trở thành thích ứng đồng dạng hóa với thế giới, mà là để trình bày cho thế giới nầy đang có khuynh hướng xa lần Thiên Chúa, sự đòi buôc của Phúc Âm trong tất cả chiều hướng cao trọng và tinh khiết của mình (cfr Discorso alla Curia Romana per gli auguri natalizi, 22 dicembre 2005). 

Điều vừa kể được giải thích rất rõ ràng bởi Người Đầy Tớ Chúa, Đức Phaolồ VI, trong bài giảng vào thời cuối của phần sau cùng của Công Đồng - ngày 7 tháng 12 năm 1965 - với những lời lẽ thât là hiện đại phi thường, khi ngài xác nhận rằng, để xác nhận được đúng đắn giá trị của biến cố nầy, tức Công Đồng 

- "cần phải được nhìn biến cố trong thời điểm, trong đó được thực hiện. Thật vậy - ĐTC nói - Công Đồng được thể hiện trong một thời điểm, trong đó, như mọi người đều biết, con người đang nhằm về vương quốc trần thế, hơn là vương quốc trên trời, một thời điểm, chúng ta có thể thêm vào, trong đó việc quên lãng Thiên Chúa đã trở thành thói quen, gần như là những gì do tiến bộ khoa học mớm ý cho; 

- một thời điểm trong đó động tác căn bản của con người làm cho ý thức về chính mình và về quyền tự do của mình, có khuynh hướng kỳ vọng quyền tự lập tuyệt đối của mình, bằng cách dẹp qua một bên các lề luật siêu nhiên;

- một thời điểm trong đó "trần tục chủ nghĩa" được coi là hậu quả chính đáng của tư tưởng tân tiến và là luật lệ khôn ngoan nhứt cho định chế trần thế của xã hội...

Trong thời điểm như vừa kể, Công Đồng của chúng ta được cử hành để ngợi khen Chúa, nhân danh Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần gọi ý cho". 

Như vậy Đức Phaolồ VI kết luận bằng cách chỉ cho thấy định điểm chính của Công Đồng là vấn đề đối với Thiên Chúa, 

- "Đấng thực sự hiện hữu, sống, là một Đấng, tiên liệu, là Đấng vô cùng tốt lành; nói đúng hơn, không những tốt lành nơi chính mình, mà vô cùng tốt lành cả cho chúng ta. Người là Đấng Tạo Đựng nên chúng ta, chân lý của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta, đến nỗi khi con người cố gắng chăm chú đặt lý trí và con tim của mình vào Thiên Chúa trong khi suy ngắm, như là động tác cao cả nhứt và hoàn hảo nhứt của tâm hồn mình, động tác mà cả ngày nay cần còn phải được hoàn hảo hóa trong nhiều lãnh vực động tác con người, qua đó con người nhận được phẩm giá của mình" (AAS 58 (1966), 52-53). 

3 - Chúng ta thấy thế nào thời điểm chúng ta đang sống vẫn tiếp tục được đánh dấu bằng quên lãng đi và bịt điếc tai đối với Thiên Chúa. 

Tôi nghĩ rằng chúng ta phải học hỏi bài học đơn sơ nhứt và căn bản nhứt của Công Đồng. 

Điều đó có nghĩa là Kitô giáo trong bản thể của mình gồm ở việc có đức tin vào Thiên Chúa, là Tình Thương Ba Ngôi, và trong việc gặp gỡ cá nhân và cộng đồng, với Chúa Kitô, Đấng định hướng và dẫn dắt đời sống : tất cả những gì còn lại, đó là hậu quả.

Điều quan trọng ngày hôm nay, đúng là những gì nằm trong ước muốn của các Nghị Phụ Công Đồng, là làm thế nào cho con người thấy được - thấy lại được, một cách rõ ràng - Thiên Chúa hiện diện, đang nhìn chúng ta và đáp ứng lại cho chúng ta.

Nhưng khi thiếu đi đức tin nơi Chúa, sẽ sụp đổ đi những gì là thiết yếu, bởi vì con người bị mất đi phẩm giá sâu thẩm của mình và mất đi những gì làm cho nhân bản của mình thành cao trọng, trái ngược lại mọi hạn hẹp chủ nghĩa. 

Công Đồng nhắc nhớ chúng ta rằng Giáo Hội, trong mọi thành phần của mình, có bổn phận, được ủy thác cho phải chuyển đạt lời tình yêu của Thiên Chúa là Đấng cứu độ, để cho lời tình yêu đó được lắng nghe và đón nhận, lời kêu gọi của Chúa chứa đựng nơi mình niềm hạnh phúc vĩnh viễn của chúng ta.

Trong khi nhìn dưới ánh sáng sáng tỏ nầy gia tài sung mãn được chứa đựng trong các tài liệu của Công Đồng Vatican II, tôi chỉ muốn được đề cập đến bốn Hiến Chế, như là bốn điểm định phương hướng của kim địa bàn có khả năng định hướng chúng ta. 

- Hiến Chương về Thánh Phụng Vụ Sacrosanctưm Concilium chỉ cho chúng ta thấy trong Giáo Hội, ngay từ khởi đầu đã có việc thờ phượng, có Chúa, có trung tâm điểm mầu nhiệm sự hiện diện của Chúa Kitô. 

- Giáo Hội Thân Thể Chúa Kitô và dân Chúa đang lữ hành trong thời gian, cố bổn phận nền tảng là tôn vinh Chúa, như những gì Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium diễn tả ra. 

- Tài liệu thứ ba ma tôi muốn được kể ra là Hiến Chế vê Sự Mạc Khải của Chúa Dei Verbum : lời nói đầy sức sống của Chúa kêu gọi Giáo Hội và làm cho Giáo Hội sống động dọc theo suốt cuộc hành trình lịch sử của mình. 

- Và thể thức mà Giáo Hội đem đến cho cả thế giới ánh sáng, mà mình đã lãnh nhận được từ Chúa, để Người được tôn vinh, đó là chủ đề nền tảng của Hiến Chế mục vụ Gaudium et spes. 

Công Đồng Vatican II đối với chúng ta là một lời kêu gọi mạnh mẽ mỗi ngày 

- hãy khám phá ra vẻ đẹp đức tin của chúng ta, 

- hiểu biết đức tin sâu đậm để có được một mối liên hệ đầy nhiệt huyết với Chúa, sống đến tận gốc rễ ơn kêu gọi Kitô giáo của chúng ta.

Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ của cả Giáo Hội, giúp chúng con thực hiện được và đem đến kết thúc những gì các Nghị Phụ Công Đồng, đưọc Chúa Thánh Thần đánh đông, đã chứa đựng gìn giữ trong con tim mình: đó là lòng mong ước tất cả đều có thể biết được Phúc Âm và gặp được Chúa Giêsu là đàng, sự thật và sự sống.

Cám ơn Anh Chị Em.

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập(TNCG).

(Thông tấn www.vatican.va, 10.10.2012). 
Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 33) Reviewed by Admin on 10/14/2012 Rating: 5 Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập(TNCG) Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 10.10.2012. CÔNG ĐỒNG ...

Không có nhận xét nào: