Về Một Nền Tự Do Thối Tha Tại Trung Quốc - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
10 tháng 5, 2013

Về Một Nền Tự Do Thối Tha Tại Trung Quốc

Mộ Dung Tuyết Thôn
Mộ Dung Tuyết Thôn, Việt Thức - 9.5.2013:  Lời Giới Thiệu của Việt Thức

Mộ Dung Tuyết Thôn là một nhà văn mà cuốn sách đầu tay, “Thành Đô, đêm nay hãy để tôi một mình” đã giúp ông trở thành một trong những nhà phê bình chế độ kiểm duyệt bén nhọn và một nhà văn sáng giá nhất tại Trung Quốc vào lúc này.

Vào tháng 9, 2012, Việt Thức đã có đăng một bài viết của Mộ Dung Tuyết Thôn nhan đề là “Trong Như Nước Mùa Thu, Sạch Như Trời Xanh” .

Bài viết mới này của Mộ Dung Tuyết Thôn do Scott Savitt dịch và Matt Schiavenza thu ngắn từ tiếng Trung. Bài viết đã được đăng trong báo cáo “Creativity and Constraint in Today’s China” (“Sáng Tạo và Hạn Chế Tại Trung Quốc Ngày Nay”) do PEN International (Tổ Chức Văn Bút Quốc Tế) xuất bản vào ngày 3 tháng Năm năm 2013. Bản tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Scott Savitt/Matt Schiavenza do Chấn Minh thực hiện.

Về Một Nền Tự Do Thối Tha Tại Trung Quốc

Nếu bạn là một nhà văn và bạn muốn viết một tiểu thuyết về đời sống tại Trung Quốc hiện đại, bạn phải tránh thật xa các thời khoảng sau đây: nạn đói lớn vào các năm từ 1952 đến 1962, Cách Mạng Văn Hoá từ 1966 đến 1976, và sự cố Thiên An Môn vào năm 1989. Nếu không, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm cách xuất bản sách của bạn. Nếu bạn là một biên tập viên hay một phóng viên, bạn phải biết vụ việc nào có thể báo cáo được, vụ việc nào có thể báo cáo được một cách thận trọng, và vụ việc nào tuyệt đối không thể nào báo cáo được; nếu không, bạn rất có thể sẽ bị cách chức, hay bị đuổi luôn.

Mổi ngày, khi nhóm họp công tác, các ban tuyên truyền ban hành đủ loại mệnh lệnh vào thông báo cho mọi người biết những từ nào không được nhắc đến, những từ nào phải ngăn chặn. Qua những thập kỷ, các lệnh ngăn cấm đó chưa bao giờ được thu hồi; và bây giờ, chúng có thể chồng chất lên nhau để trở thành một rặng núi Hy Mã Lạp Sơn mới.

Ngồi trên đỉnh cao vời vợi của rặng núi đó, phát ngôn viên nhà nước của chúng ta đã nhiều lần tuyên bố rằng người dân Trung Quốc đang hưởng thụ một quyền tự do ngôn luận rộng rải mênh mông. Ngồi dưới chân rặng núi, người dân có tấm lòng hảo tâm có thể giải thích lời tuyên bố trên như sau: với những vụ việc có thể báo cáo được, chúng ta có tự do thật sự, với những vụ việc có thể báo cáo được một cách thận trọng, chúng ta có tự do thận trọng, với những vụ việc không được phép báo cáo, chúng ta hưởng thụ quyền tự do không được biết đến chúng.

Vào năm 1931, tờ báo ‘Học Sinh Trung Học Cơ Sở” hỏi Lỗ Tốn ông sẽ nói gì nếu có cơ hội trò chuyện với một trong các người đọc của ông.

Lỗ Tốn đã trả lời ông sẽ nói với cậu học trò đó như thế này “Cho tôi hỏi em một điều này: em có tự do ngôn luận hay không? Nếu câu trả lời là không, thế thì em đừng trách tôi không nói bất cứ gì với em. Nếu tôi phải nói một điều gì, thì điều mà tôi phải nói là: bước đầu tiên là tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận”.

81 năm sau ngày Lỗ Tốn qua đời, các công trình trước tác của ông đã bị loại bỏ ra khỏi các sách giáo khoa, và sứ mệnh ông phó thác cho các thế hệ mai sau vẫn chưa trở thành hiện thực. Trên con đường nhỏ hẹp và gai góc này, có biết bao nhiêu thế hệ người Trung Quốc đã ngả xuống — nhưng khi họ quay đầu nhìn lại, họ nhận ra họ vẫn chưa đi được bao xa. Khi chúng ta mở mồm và nói, điều mà chúng ta đang chiến đấu cho vẫn chính là quyền được nói mà thôi.

Thế giới tự do có muôn điều kỳ diệu, thế giới không tự do có muôn cách diệu kỳ để không có tự do.

Khi nhìn sâu hơn về hiện trạng và các điều kiện cho tự do ngôn luận tại Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy một tình thế hết sức phức tạp. Mổi thành phố, mổi nhà xuất bản, mổi biên tập viên đều có những tiêu chuẩn riêng. Một bài viết có thể cho in được ở Quảng Đông có thể sẽ bị cấm ở Thâm Quyến, và có thể sẽ được phép in ở Bắc Kinh nhưng chỉ sau khi đã sửa đổi. Cùng một cuốn sách mà một biên tập viên A có thể sẽ cho phép in, một biên tập viên B có thể sẽ xem như là một cái gì nguy hiểm.

Tất cả các phương tiện truyền thông và nhà xuất bản đều là những cơ quan nhà nước. Khi những người làm việc cho các cơ quan đó nhận chức tước, lương bổng, và phúc lợi từ nhà nước, họ đồng thời phải nghe lệnh nhà nước, và trong những lệnh đó lệnh trước là kiểm duyệt và sau là tàn nhẩn xử lý ân oán. Chiến lược mà bộ tuyên truyền dùng để kiểm soát các phương tiện truyền thông là: “Đừng giết chúng. Hảy dể cho chúng sống trong sợ hải.”

Thế giới tự do có muôn điều kỳ diệu, thế giới không tự do có muôn cách diệu kỳ để không có tự do.

Dưới những áp lực ghê gớm như thế, bất cứ ai làm việc trong ngành truyền thông đều phải tự gánh lấy trách nhiệm làm một “cán bộ kiểm duyệt các lời nói”, tức là một người có nhiệm vụ đảm bảo mọi bài viết khi rời khỏi tay mình sẽ vô hại, sẽ không có nội dung phản động, sẽ không có nội dung khiêu dâm, sẽ không có âm huởng u ám hay suy đồi, và sẽ không có bất cứ tác dụng tiêu cực nào, nếu không họ sẽ gánh chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về sau. Có một số cán bộ cao cấp sau khi nghỉ hưu cũng đã tình nguyện tham gia vào đại công tác kiểm duyệt này. Ngay sau khi tìm được vài từ cấm, họ nhấc điện thoại và báo cáo cho nhà nước ngay. Họ không bao giờ nghĩ rằng những gì họ làm là đáng xấu hổ. Ngược lại, lòng họ tràn ngập với ý niệm họ đang phục vụ công lý, và họ tin rằng họ đang bảo vệ tổ quốc.

Trong trên dưới mười năm qua, tình trạng tự do ngôn luận tại Trung Quốc đã có những tiến bộ rất đáng kể. Nhưng nếu phải kể công trạng nhà nước, thì tình trạng đó bắt nguồn từ sự bất lực của nhà nước.

Vài thời đại Internet, mổi ngày nhà nước Trung Quốc lại học thêm được công nghệ và kỹ thuật mới. Nhà nước đã thiết lập được một kho các chử bén nhạy, áp dụng được những công nghệ tường lửa tối tân nhất, và thuê được một số người ẩn danh rất lớn để bảo vệ bức tuờng lửa đó. Nhà nước đã chận nhiều trang mạng từ các nước ngoài, trong đó có Facebook, Google, và Twitter. Nhà nước đã thanh trừng và triệt hạ nhiều trang mạng nhân danh yêu cầu càn quét văn hóa có nội dung khiêu dâm và chận đánh các tin đồn. Các đây không lâu, chức năng góp lời bàn của các trang mạng có ảnh hưởng lớn nhất như Sina và các microblog QQ cũng đã bị khóa lại.

Nhưng dù rằng các phương tiện đó rất mạnh mẽ và rất và đáng sợ, nhà nước có vẻ như bất lực khi phải đối đầu với các công nghệ mạng có khả năng còn cao hơn nửa. Cũng như một máy cắt cỏ cũ kỹ và đã hư gảy, cho mổi ngọn cỏ mà chiếc máy đó cắt đi, nhiều ngọn cỏ mới lại mọc ra.

Trong kẽ hở giửa công nghệ và các cơ chế và quy định của luật pháp, người Trung Quốc rốt ráo cũng nghe được những lời nói tự do và đọc được các thông tin về những sự việc có thật mà nhà nước vẫn chưa có thì giờ ngăn chặn. Tai nạn xe lửa cao tốc, các vụ chống đối tại Vũ Hán, vụ Trần Trung Thành, và nhiều vụ việc khác đã góp phần tạo nên nhiều làn sóng khổng lồ trên mạng trước khi lệnh cấm cản được áp đặt. Số người tham gia bình luận và công khai công bố các sự kiện có thật trực tuyến tại các blog và microblog ngày càng gia tăng.

Việc này làm tôi nhớ đến lời một nhà hiền triết Trung Quốc vào một thời xa xưa: “Những ngôn từ bị chặn cũng như con nước lũ, sẽ có một ngày chúng đánh sập đập nước.”

Bạn sẻ không thể nào tưởng tượng được việc người Trung Quốc đã bỏ biết bao nhiêu trí tuệ và công sức vào việc chọn các từ. Trên mạng Internet, người ta gọi Pháp Luân Công là “bánh xe”. Năm 1989 được gọi là “năm trước năm 1990”. Ngày 4 tháng Sáu nay là ngày “35 Tháng Năm”, xe tăng được gọi là “xe ủi đất”. Phó Thị Trưởng Vương Lập Quân, người mới đây gây nên chuyện giật gân, thì được gọi là y tá trưởng Vương Lập Xuân.

Người nói và người nghe hiểu ý nghĩa các từ đó: còn các nhà kiểm duyệt cứ giả vờ làm như họ không hiểu. Và như thế, một xã hội hài hoà hiện ra.

Ngày 22 tháng tư năm 2011, một cư dân mạng tại Trùng Kháng tên là Phạm Hồng tung lên mạng một câu chuyện cười như sau: Khi Bạc Hy Lai kêu Vương Lập Quân ăn cức của mình, Vương Lập Quân kêu luật sư đại diện ra ăn cức, luật sư đại diện này liền kêu Lý Phương ra ăn cức. Lý Phương nói: ai ỉa thì người đó ăn.

Hai ngày sau, Phạm Hồng bị công an Trùng Khánh bắt và kết án một năm đi lao cải.

Bạc Hy Lai đã rời Trùng Khánh, còn Phạm Hồng nay ở đâu thì không ai biết. Nhưng ý nghĩa và tính biểu tượng của câu chuyện “đống cức” thì phổ quát. Ý nghỉa đó cũng từa tựa như đạo lý của một bài ngụ ngôn Trung Quốc tiêu biểu: bạn có quyền đi ỉa và bạn có quyền tự do ăn cức. Nhưng nhớ nhé: bạn không có tự do nói về chuyện đó một cách vô tư đâu.

Về Một Nền Tự Do Thối Tha Tại Trung Quốc Reviewed by Unknown on 5/10/2013 Rating: 5 Mộ Dung Tuyết Thôn Mộ Dung Tuyết Thôn, Việt Thức - 9.5.2013:  Lời Giới Thiệu của Việt Thức Mộ Dung Tuyết Thôn là một nhà văn mà cuốn s...

Không có nhận xét nào: