VOA - 30.7.2013: Một blogger từ Hà Nội cho biết đại diện ngoại giao Hoa Kỳ rất quan tâm tới một văn bản được nhiều người viết blog ở Việt Nam ủng hộ.
‘Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam’ hay còn được gọi là ‘Tuyên bố 258’ cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tuyên bố có đoạn: “Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Tại cuộc gặp diễn ra tuần trước, 4 blogger Việt Nam, trong đó có anh Lã Việt Dũng, đã trao cho các nhà ngoại giao Mỹ ‘Tuyên bố 258’ trong bối cảnh Việt Nam vận động ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Anh Dũng cho biết cuộc gặp này không phải diễn ra đường đột mà đã được sắp xếp từ trước:
“Đầu tiên, khi mà chúng tôi đến, họ cũng nói luôn là các anh có thể chụp ảnh và sử dụng những bức ảnh chụp chung với nhau để có thể đưa ra ngoài. Đối với họ thì họ cũng có một số lo ngại về sự an toàn của chúng tôi, nhưng mà chúng tôi cũng nói với họ rằng thực ra là chúng tôi không sợ bởi vì chúng tôi tin rằng quyền con người là quyền mà ở bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Đặc biệt, Việt Nam đã ký vào hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì điều đó là chuyện rất là bình thường. Tuy có những sự cản trở, có những sự nghi ngại nhất định, nhưng mà chúng tôi chấp nhận việc đó”.
Bản tuyên bố vừa kể được coi là hành động tập thể đầu tiên của giới blogger ở Việt Nam trước việc nước này nhắm tới ghế tại Hội đồng Nhân quyền.
Tuyên bố còn kêu gọi Việt Nam xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi năm 2009, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong hai tháng qua, Việt Nam đã sử dụng điều 258 để bắt các blogger như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy trong khi giới bảo vệ nhân quyền nói rằng các blogger đó chỉ bày tỏ ý kiến ôn hòa trên trang blog của mình.
Theo anh Dũng, phía Mỹ cho biết họ còn rất quan tâm tới các vụ án như vụ Điếu Cày và Lê Quốc Quân.
Blogger này cho rằng nếu Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam trước hết phải làm gương bằng chính những vấn đề ở trong nước.
“Khi mà họ xử lý, họ bắt bớ các blogger thì họ không bao giờ quan tâm tới việc là xâm phạm tới lợi ích gì, ảnh hưởng gì, tác động gì tới lợi ích của nhà nước, mà họ chỉ quy vào việc lợi dụng quyền tự do dân chủ. Có nghĩa là nếu anh có Facebook hay blog thì có thể bị khép tội rồi”.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 là để ‘đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người’.
Anh Dũng cho biết các blogger Việt Nam sẽ ráo riết vận động bằng nhiều cách.
Ngoài đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, ‘Tuyên bố 258’ còn được gửi tới các đại sứ quán nhiều nước ở Việt Nam cũng như nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Blogger Lã Việt Dũng nói anh tin là hành động của các blogger Việt Nam sẽ có tác động.
“Chúng tôi cho rằng bất cứ nỗ lực nào của chúng tôi thì cũng sẽ có những kết quả nhất định, mặc dù là có thể nhỏ bé nhưng mà nếu chúng ta không làm những việc dù là nhỏ nhất thì chúng ta cũng sẽ không đi được đến đâu cả. Tôi cho rằng nếu Việt Nam muốn vào hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì rõ ràng Việt Nam cần phải thay đổi một số tình trạng về nhân quyền như hiện tại, đặc biệt là điều 258 Bộ Luật Hình sự về điều lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân”.
Việc trao Tuyên bố 258 diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang công du tới Mỹ nhằm thiết lập quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ.
Trong chuyến đi này, ông Sang thừa nhận rằng rằng Hà Nội và Washington vẫn còn những khác biệt về vấn đề nhân quyền.
Một thỉnh nguyện thư trên trang change.org, trong đó kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngăn không cho Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của tổ chức lớn nhất thế giới, đã được hơn 2,000 người ủng hộ.
‘Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam’ hay còn được gọi là ‘Tuyên bố 258’ cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tuyên bố có đoạn: “Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Tại cuộc gặp diễn ra tuần trước, 4 blogger Việt Nam, trong đó có anh Lã Việt Dũng, đã trao cho các nhà ngoại giao Mỹ ‘Tuyên bố 258’ trong bối cảnh Việt Nam vận động ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Anh Dũng cho biết cuộc gặp này không phải diễn ra đường đột mà đã được sắp xếp từ trước:
“Đầu tiên, khi mà chúng tôi đến, họ cũng nói luôn là các anh có thể chụp ảnh và sử dụng những bức ảnh chụp chung với nhau để có thể đưa ra ngoài. Đối với họ thì họ cũng có một số lo ngại về sự an toàn của chúng tôi, nhưng mà chúng tôi cũng nói với họ rằng thực ra là chúng tôi không sợ bởi vì chúng tôi tin rằng quyền con người là quyền mà ở bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Đặc biệt, Việt Nam đã ký vào hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì điều đó là chuyện rất là bình thường. Tuy có những sự cản trở, có những sự nghi ngại nhất định, nhưng mà chúng tôi chấp nhận việc đó”.
Bản tuyên bố vừa kể được coi là hành động tập thể đầu tiên của giới blogger ở Việt Nam trước việc nước này nhắm tới ghế tại Hội đồng Nhân quyền.
Tuyên bố còn kêu gọi Việt Nam xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi năm 2009, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong hai tháng qua, Việt Nam đã sử dụng điều 258 để bắt các blogger như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy trong khi giới bảo vệ nhân quyền nói rằng các blogger đó chỉ bày tỏ ý kiến ôn hòa trên trang blog của mình.
Theo anh Dũng, phía Mỹ cho biết họ còn rất quan tâm tới các vụ án như vụ Điếu Cày và Lê Quốc Quân.
Blogger này cho rằng nếu Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam trước hết phải làm gương bằng chính những vấn đề ở trong nước.
“Khi mà họ xử lý, họ bắt bớ các blogger thì họ không bao giờ quan tâm tới việc là xâm phạm tới lợi ích gì, ảnh hưởng gì, tác động gì tới lợi ích của nhà nước, mà họ chỉ quy vào việc lợi dụng quyền tự do dân chủ. Có nghĩa là nếu anh có Facebook hay blog thì có thể bị khép tội rồi”.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 là để ‘đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người’.
Anh Dũng cho biết các blogger Việt Nam sẽ ráo riết vận động bằng nhiều cách.
Ngoài đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, ‘Tuyên bố 258’ còn được gửi tới các đại sứ quán nhiều nước ở Việt Nam cũng như nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Blogger Lã Việt Dũng nói anh tin là hành động của các blogger Việt Nam sẽ có tác động.
“Chúng tôi cho rằng bất cứ nỗ lực nào của chúng tôi thì cũng sẽ có những kết quả nhất định, mặc dù là có thể nhỏ bé nhưng mà nếu chúng ta không làm những việc dù là nhỏ nhất thì chúng ta cũng sẽ không đi được đến đâu cả. Tôi cho rằng nếu Việt Nam muốn vào hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì rõ ràng Việt Nam cần phải thay đổi một số tình trạng về nhân quyền như hiện tại, đặc biệt là điều 258 Bộ Luật Hình sự về điều lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân”.
Việc trao Tuyên bố 258 diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang công du tới Mỹ nhằm thiết lập quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ.
Trong chuyến đi này, ông Sang thừa nhận rằng rằng Hà Nội và Washington vẫn còn những khác biệt về vấn đề nhân quyền.
Một thỉnh nguyện thư trên trang change.org, trong đó kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngăn không cho Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của tổ chức lớn nhất thế giới, đã được hơn 2,000 người ủng hộ.
Không có nhận xét nào: