Dân Luận - 25.11.2013: Sáng 22-11, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức diễn đàn về phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu - cơ hội và thách thức.
Các chuyên gia tại đây cho rằng VN cần cẩn trọng trong cuộc chạy theo tăng trưởng GDP, nguy cơ rơi vào lạm phát, bất ổn…
TS Nguyễn Đình Cung, quyền viện trưởng CIEM, cho rằng đang có lo ngại hiện tượng nới lỏng đầu tư công và theo ông, điều này có thể dẫn đến nguy cơ đầu tư dàn trải. Nhiều chuyên gia khác cũng đồng tình và cho rằng kinh tế VN có khó khăn, đầu tư của khu vực tư nhân giảm, tuy nhiên cần cẩn trọng với áp lực tăng đầu tư công bởi đó là nguy cơ khiến tái diễn lạm phát, bất ổn kinh tế…
Chính phủ đã trình xin cho nâng trần bội chi ngân sách (tức chi lớn hơn thu) từ 4,8 lên 5,3% GDP. Tuy nhiên, theo tham luận của ông Nguyễn Anh Dương (CIEM), ngay cả khi sử dụng tất cả 0,5% GDP này cho đầu tư công thì cũng chỉ có thể giúp tăng GDP từ 0,057-0,086% - một con số không đáng kể.
Dẫn lại gói kích cầu Chính phủ đã làm năm 2009, tới 145.000 tỉ (khoảng 8,7% GDP), tham luận cho biết thực tế cũng chỉ giúp tăng GDP có 1-1,5%. Việc nâng trần bội chi để thêm nguồn lực đầu tư phát triển, theo ông Nguyễn Anh Dương, chỉ có thể hiệu quả nếu có các biện pháp tái cơ cấu đầu tư công và nâng cao được hiệu quả đầu tư.
Phân tích thêm việc nới trần bội chi và phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng điều này là đáng lo ngại khi ảnh hưởng tới tính bền vững của ngân sách. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, nợ công của VN liên tục tăng, năm 2012 đã lên tới trên 1,6 triệu tỉ đồng.
Ông Dương tính toán dựa trên số liệu 6 tháng đầu năm 2013 với số nợ trên, mỗi quý VN phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỉ đồng (trên 1 tỉ USD), tương đương 16% thu ngân sách. “Vấn đề không phải nợ công có an toàn không, mà khả năng trả nợ trong tương lai mới là yếu tố cần được quan tâm” - ông Dương nói.
Trong khi tại nhiều diễn đàn lớn, nhu cầu tăng GDP đã được nhiều quan chức nhắc như mục tiêu quan trọng thì theo nhóm tác giả Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong, Bình Phan từ Tổng cục Thống kê, bảo hiểm tiền gửi… thì chỉ tiêu GDP hiện nay chưa thực chất. Cụ thể, hiện nay các đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của VN thường gắn chặt với chỉ tiêu tăng GDP. Trong khi đó, GDP lại được cộng tất cả phần giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế và thuế nhập khẩu.
Như vậy có nghĩa một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động trên lãnh thổ VN trong một năm thì toàn bộ giá trị tăng thêm của họ trong năm đó sẽ được tính vào GDP của VN. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp đó ngay cả khi khai thác tài nguyên của VN thì họ cũng sẽ chuyển lợi nhuận về nước nhưng khoản lợi nhuận đó thực tế đã được tính vào GDP của VN. Nên theo nhóm tác giả, GDP không phản ánh đầy đủ bức tranh nền kinh tế.
Một lo ngại khác là việc tăng nguồn lực cho đầu tư công, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng có thể khiến chèn lấn khu vực tư nhân. Vì thực tế năm 2009, theo ông Dương, khi gói kích cầu được Chính phủ đưa ra, đầu tư của khu vực tư nhân đã giảm xuống mức 33,9% tổng đầu tư xã hội so với mức 35,2% năm 2008.
Đặc biệt, phân tích việc tăng đầu tư nhà nước, ông Nguyễn Anh Dương đã đưa ra hai kịch bản, trong đó khẳng định có hai khả năng: năm 2014 tăng trưởng của VN có thể đạt 5,6% thì lạm phát cũng phải tới 8,8%. Kịch bản cao hơn, năm 2014 nếu đúng theo các dữ liệu đưa ra, tăng GDP đạt 5,81% thì lạm phát cũng tới sát 9%...
Ông Trần Kim Chung, viện phó CIEM, băn khoăn không hiểu tại sao đến nay vẫn chưa có đề án tái cơ cấu đầu tư công, với phân công trách nhiệm rõ ràng để thực hiện…
TSKH Phạm Quang Thái, phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN, kiến nghị trước thực tế hiện nay cần lập một ủy ban tái cơ cấu trực thuộc Chính phủ để điều phối, thúc đẩy, kiểm tra quá trình tái cơ cấu.
Ông Thái cũng đề nghị sửa Luật ngân sách nhà nước, trong đó không để các khoản như trái phiếu chính phủ nằm ngoài ngân sách mà cần đưa vào ngân sách để Quốc hội giám sát, mọi việc chi tiêu phải được sự cho phép và thẩm định của Quốc hội bởi nguồn này có khi lớn tới 40% chi ngân sách…
Đọc bài: Cứ mỗi ba tháng, Việt Nam trả nợ 1 tỉ USD (Tuổi Trẻ)
Các chuyên gia tại đây cho rằng VN cần cẩn trọng trong cuộc chạy theo tăng trưởng GDP, nguy cơ rơi vào lạm phát, bất ổn…
TS Nguyễn Đình Cung, quyền viện trưởng CIEM, cho rằng đang có lo ngại hiện tượng nới lỏng đầu tư công và theo ông, điều này có thể dẫn đến nguy cơ đầu tư dàn trải. Nhiều chuyên gia khác cũng đồng tình và cho rằng kinh tế VN có khó khăn, đầu tư của khu vực tư nhân giảm, tuy nhiên cần cẩn trọng với áp lực tăng đầu tư công bởi đó là nguy cơ khiến tái diễn lạm phát, bất ổn kinh tế…
Chính phủ đã trình xin cho nâng trần bội chi ngân sách (tức chi lớn hơn thu) từ 4,8 lên 5,3% GDP. Tuy nhiên, theo tham luận của ông Nguyễn Anh Dương (CIEM), ngay cả khi sử dụng tất cả 0,5% GDP này cho đầu tư công thì cũng chỉ có thể giúp tăng GDP từ 0,057-0,086% - một con số không đáng kể.
Dẫn lại gói kích cầu Chính phủ đã làm năm 2009, tới 145.000 tỉ (khoảng 8,7% GDP), tham luận cho biết thực tế cũng chỉ giúp tăng GDP có 1-1,5%. Việc nâng trần bội chi để thêm nguồn lực đầu tư phát triển, theo ông Nguyễn Anh Dương, chỉ có thể hiệu quả nếu có các biện pháp tái cơ cấu đầu tư công và nâng cao được hiệu quả đầu tư.
Phân tích thêm việc nới trần bội chi và phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng điều này là đáng lo ngại khi ảnh hưởng tới tính bền vững của ngân sách. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, nợ công của VN liên tục tăng, năm 2012 đã lên tới trên 1,6 triệu tỉ đồng.
Ông Dương tính toán dựa trên số liệu 6 tháng đầu năm 2013 với số nợ trên, mỗi quý VN phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỉ đồng (trên 1 tỉ USD), tương đương 16% thu ngân sách. “Vấn đề không phải nợ công có an toàn không, mà khả năng trả nợ trong tương lai mới là yếu tố cần được quan tâm” - ông Dương nói.
Trong khi tại nhiều diễn đàn lớn, nhu cầu tăng GDP đã được nhiều quan chức nhắc như mục tiêu quan trọng thì theo nhóm tác giả Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong, Bình Phan từ Tổng cục Thống kê, bảo hiểm tiền gửi… thì chỉ tiêu GDP hiện nay chưa thực chất. Cụ thể, hiện nay các đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của VN thường gắn chặt với chỉ tiêu tăng GDP. Trong khi đó, GDP lại được cộng tất cả phần giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế và thuế nhập khẩu.
Như vậy có nghĩa một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động trên lãnh thổ VN trong một năm thì toàn bộ giá trị tăng thêm của họ trong năm đó sẽ được tính vào GDP của VN. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp đó ngay cả khi khai thác tài nguyên của VN thì họ cũng sẽ chuyển lợi nhuận về nước nhưng khoản lợi nhuận đó thực tế đã được tính vào GDP của VN. Nên theo nhóm tác giả, GDP không phản ánh đầy đủ bức tranh nền kinh tế.
Một lo ngại khác là việc tăng nguồn lực cho đầu tư công, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng có thể khiến chèn lấn khu vực tư nhân. Vì thực tế năm 2009, theo ông Dương, khi gói kích cầu được Chính phủ đưa ra, đầu tư của khu vực tư nhân đã giảm xuống mức 33,9% tổng đầu tư xã hội so với mức 35,2% năm 2008.
Đặc biệt, phân tích việc tăng đầu tư nhà nước, ông Nguyễn Anh Dương đã đưa ra hai kịch bản, trong đó khẳng định có hai khả năng: năm 2014 tăng trưởng của VN có thể đạt 5,6% thì lạm phát cũng phải tới 8,8%. Kịch bản cao hơn, năm 2014 nếu đúng theo các dữ liệu đưa ra, tăng GDP đạt 5,81% thì lạm phát cũng tới sát 9%...
Ông Trần Kim Chung, viện phó CIEM, băn khoăn không hiểu tại sao đến nay vẫn chưa có đề án tái cơ cấu đầu tư công, với phân công trách nhiệm rõ ràng để thực hiện…
TSKH Phạm Quang Thái, phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN, kiến nghị trước thực tế hiện nay cần lập một ủy ban tái cơ cấu trực thuộc Chính phủ để điều phối, thúc đẩy, kiểm tra quá trình tái cơ cấu.
Ông Thái cũng đề nghị sửa Luật ngân sách nhà nước, trong đó không để các khoản như trái phiếu chính phủ nằm ngoài ngân sách mà cần đưa vào ngân sách để Quốc hội giám sát, mọi việc chi tiêu phải được sự cho phép và thẩm định của Quốc hội bởi nguồn này có khi lớn tới 40% chi ngân sách…
C.V.KÌNH
Đọc bài: Cứ mỗi ba tháng, Việt Nam trả nợ 1 tỉ USD (Tuổi Trẻ)
Không có nhận xét nào: