Ông Dương Chí Dũng, 56 tuổi, cựu chủ tịch của Vinalines nghe tuyên án tại Toà án nhân dân Hà Nội ngày 16 tháng 12, 2013. AFP |
Bản án tử hình cho hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc chưa ngã ngũ vì còn phúc thẩm và nhất là còn phiên tòa thứ hai xử vụ Dương Tự Trọng đàng sau nó vẫn còn nhiều uẩn khúc. Mặc Lâm có thêm chi tiết.
Trong bản tuyên án ngày 16 tháng 12 chủ tọa đã đọc một cáo trạng dài về tội trạng của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc cùng với bảy người khác trong vụ án Vinalines với điểm chính yếu là chia chác nhau trong vụ mua ụ nổi 83M. Dương Chí Dũng lúc ấy là Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines còn Mai Văn Phúc trong vai trò Tổng giám đốc Vinalines hai người đã toa rập nhau khai khống nâng giá chiếc ụ nổi phế thải này của Nhật Bản lúc ấy đang nằm chờ sẻ thịt tại Nga.
Sự thiệt hại trong vụ tham ô này lên đến 366 tỷ. Số tiền quá lớn đó được Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc phù phép và dĩ nhiên là có những liên hệ từ cấp lớn hơn trong hệ thống để rồi kết quả hai bản án tử hình đã khiến cả phiên tòa náo động khi thân nhân cả hai bị cáo òa khóc kêu gào là oan sai tại tòa.
Tương trợ Tư pháp, một yếu tố quan trọng bị bỏ qua
LS Trần Đình Triển, một trong bốn luật sư bào chữa chính cho bị can Dương Chí Dũng đã phân tích chi tiết rất quan trọng của vụ án này:
Việc mua ụ nổi 83 M đó từ một công ty bên Nga, công ty bên Nga này ký hợp đồng với công ty AP của Singapore và công ty Singapore này đã mua ụ nổi từ Nga và bán trở lại cho Vinalines. Trong hồ sơ vụ án có một bản hợp đồng váo ngày 7 tháng 7 năm 2007 giữa công ty AP của Singapore và Nga có nói chi cho bên thứ ba 1 triệu 600 ngàn đô. Còn hợp đồng giữa Tổng công ty Hàng Hải của Việt Nam với Singapore thì không thể hiện việc ăn chia trong việc mua bán này cả.
Vấn đề cơ bản ở đây là Việt Nam và Nga đã ký hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự. Việt Nam và Singapore cũng đã ký kết Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự qua khối ASEAN. Đáng lẽ phải thông qua tương trợ tư pháp để nhờ cơ quan bảo vệ pháp luật của Nga và Singapore chứng minh rằng ai là người thỏa thuận đến việc ăn chia đó và chia chác như thế nào thì bản án tử hình không ai bàn cãi cả.
Theo luật sư Triển thì số tiền hơn 1 triệu sáu trăm ngàn đô la này sau đó được chuyển về một công ty tư nhân mang tên Phú Hà mà chủ công ty này là em gái ông Trần Hải Sơn, Phó ban dự án của Vinalines. Số tiền này chuyển về qua hợp đồng hợp tác đầu tư liên quan đến việc xây dựng một dự án thông quan tại Hải Phòng và do đó không chắc gì có liên quan đến ụ nổi 83M.
Luật sư Trần Đình Triển cho biết chính ông đã yêu cầu tòa án chú ý đến yếu tố này nhưng bị bác bỏ, ông chia sẻ:
Tại phiên tòa tôi đã trình bày rằng giả sử mai sau này phía công ty của hai nước Nga và Singapore có bằng chứng người ta chứng minh rằng việc thỏa thuận này không liên quan gì tới ông Dũng và ông Phúc và hai ông này không ăn chia gì trong số tiền này, thậm chí nếu công ty AP của Singapore xác nhận số tiền này không liên quan đến việc mua ụ nổi mà là đầu tư thì có dẫn đến oan sai hay không?
Chủ tịch Hội đồng Quản trị không có quyền?
Trong cáo trạng của VKS cho biết Dương Chí Dũng lúc ấy là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt việc mua sắm ụ nổi và tự tiện nâng giá lên gấp đôi so với dự toán ban đầu. Ông Dũng bị cáo buộc về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”,.
Trong phần bào chữa mà báo chí ghi nhận lại, LS Ngô Ngọc Thủy cho rằng, “bị cáo Dũng chỉ là Chủ tịch HĐQT, là người phải thực hiện ý kiến của tập thể HĐQT mà thôi. Sai sót của bị cáo xuất phát từ sai sót của cả HĐQT” và “Việc xây dựng nhà máy, mua ụ nổi là phù hợp với chủ trương của Bộ GTVT. Bị cáo Dũng chỉ nóng vội phê duyệt Dự án trong khi thẩm quyền là của cấp trên chứ không có động cơ vụ lợi cá nhân”.
LS Thủy đã không thuyết phục được HĐXX vì với tâm lý của người Việt Nam khi đã là Chủ tịch HĐQT thì đương nhiên có quyền tuyệt đối còn những thành viên khác có đồng tình hay không thì cũng không làm gì khác được vì Vinalines là một doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị không khác gì một tổng bí thư nho nhỏ trong cơ quan này.
Trong khi tòa yêu cầu Dương Chí Dũng khai báo người đã tiết lộ thông tin cho ông này biết là ông ta đang bị điều tra về ụ nổi 83M để kịp bỏ trốn trước khi vụ án bắt đầu vài ngày, Dương Chí Dũng đã làm cử tọa bực bội khi liên tiếp trả lời là ông ta đã khai báo với cơ quan điều tra. Khi tòa nhắc lại yêu cầu thì Dương Chí Dũng cũng nhắc lại câu trả lời của mình như vậy.
Nhân vật bí ẩn.
Dư luận nổi giận với cách tránh né này và cho rằng hành động này là có chủ đích ít nhất là kéo dài thời gian chuẩn bị cho người trực tiếp rò rỉ thông tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn.
LS Bùi Quang Nghiêm giải thích thái độ của Dương Chí Dũng dưới cái nhìn của luật pháp, ông nói:
Nếu không có vụ án khác trước khi ông Dũng bị khởi tố vì ông ta trốn đi nước ngoài thì phải làm rõ người gọi cho ông nên đi trốn trong vụ án này. Nhưng do sẽ có một vụ án riêng về việc tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài mà trong đó có nhiều bị can khác nữa kể cả em trai ông Dũng là Dương Tự Trọng là bị can trong vụ này cho nên ông Dũng trả lời như vậy trước tòa là có thề chấp nhận được.
Khi được hỏi với bản án tử hình trên cổ chắc gì Dương Chí Dũng thành khẩn hợp tác với tòa án để khai ra người từng ban ơn cho ông ta vì có khai thật cũng phải chịu chết thà không khai còn được tiếng không phản bội. Luật sư Bùi Quang Nghiêm giải thích trình tự của vụ án này nếu xảy ra sau khi phiên phúc thẩm của Dương Chí Dũng:
Bản án tử hình hiện nay cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Giả sử có hiệu lực pháp luật đi chăng nữa nhưng ông Dũng vẫn còn liên quan đến vụ án khác thì vẫn phải giải quyết cho xong cái vụ án còn lại. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi thì giả sử như bản án phúc thẩm bác đơn kháng cáo của Dương Chí Dũng liên quan đến án tử hình thì chưa thi hành án mà phải chờ giải quyết xong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài thì mới thi hành án.
Con chủ bài sẽ hành động ra sao?
Tuy nhiên sự việc có thể phát sinh một kịch bản khác nếu người tiết lộ tin tức cho Dương Chí Dũng lại là một nhân vật tầm cỡ, đã có vai trò trực tiếp trong vụ ăn chia ụ nổi mà cả 9 bị can đều ra sức che dấu. Bảy người không bị tử hình chắc sẽ cam tâm với hy vọng giảm án nhưng Dương Chí Dũng không thể đem sinh mạng ra che dấu cho ông ta.
Hành động vững vàng thậm chí ngâm thơ trước tòa cho thấy Dương Chí Dũng rất tin tưởng khi đối diện với HĐXX. Có lẽ ông ta đã nhận được một lời hứa nào đó rất nặng ký cho số phận của mình.
Người dân chờ đợi phiên xử Dương Tự Trọng, em ruột của Dương Chí Dũng trong vụ án tổ chức cho anh vượt biên trốn tránh sự truy nã của công an. Tuy chưa diễn ra nhưng nhiều người cho rằng bản án đã được tính trước như mọi khi, có điều nhân vật bí ẩn ấy có xuất hiện hay không thì còn phải chờ xem thái độ của người tử tù Dương Chí Dũng.
Trong bản tuyên án ngày 16 tháng 12 chủ tọa đã đọc một cáo trạng dài về tội trạng của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc cùng với bảy người khác trong vụ án Vinalines với điểm chính yếu là chia chác nhau trong vụ mua ụ nổi 83M. Dương Chí Dũng lúc ấy là Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines còn Mai Văn Phúc trong vai trò Tổng giám đốc Vinalines hai người đã toa rập nhau khai khống nâng giá chiếc ụ nổi phế thải này của Nhật Bản lúc ấy đang nằm chờ sẻ thịt tại Nga.
Sự thiệt hại trong vụ tham ô này lên đến 366 tỷ. Số tiền quá lớn đó được Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc phù phép và dĩ nhiên là có những liên hệ từ cấp lớn hơn trong hệ thống để rồi kết quả hai bản án tử hình đã khiến cả phiên tòa náo động khi thân nhân cả hai bị cáo òa khóc kêu gào là oan sai tại tòa.
Tương trợ Tư pháp, một yếu tố quan trọng bị bỏ qua
LS Trần Đình Triển, một trong bốn luật sư bào chữa chính cho bị can Dương Chí Dũng đã phân tích chi tiết rất quan trọng của vụ án này:
Việc mua ụ nổi 83 M đó từ một công ty bên Nga, công ty bên Nga này ký hợp đồng với công ty AP của Singapore và công ty Singapore này đã mua ụ nổi từ Nga và bán trở lại cho Vinalines. Trong hồ sơ vụ án có một bản hợp đồng váo ngày 7 tháng 7 năm 2007 giữa công ty AP của Singapore và Nga có nói chi cho bên thứ ba 1 triệu 600 ngàn đô. Còn hợp đồng giữa Tổng công ty Hàng Hải của Việt Nam với Singapore thì không thể hiện việc ăn chia trong việc mua bán này cả.
Vấn đề cơ bản ở đây là Việt Nam và Nga đã ký hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự. Việt Nam và Singapore cũng đã ký kết Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự qua khối ASEAN. Đáng lẽ phải thông qua tương trợ tư pháp để nhờ cơ quan bảo vệ pháp luật của Nga và Singapore chứng minh rằng ai là người thỏa thuận đến việc ăn chia đó và chia chác như thế nào thì bản án tử hình không ai bàn cãi cả.
Theo luật sư Triển thì số tiền hơn 1 triệu sáu trăm ngàn đô la này sau đó được chuyển về một công ty tư nhân mang tên Phú Hà mà chủ công ty này là em gái ông Trần Hải Sơn, Phó ban dự án của Vinalines. Số tiền này chuyển về qua hợp đồng hợp tác đầu tư liên quan đến việc xây dựng một dự án thông quan tại Hải Phòng và do đó không chắc gì có liên quan đến ụ nổi 83M.
Luật sư Trần Đình Triển cho biết chính ông đã yêu cầu tòa án chú ý đến yếu tố này nhưng bị bác bỏ, ông chia sẻ:
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines đã phê duyệt vụ mua sắm ụ nổi cũ kỹ gỉ sét 83M với giá hơn 24 triệu USD. Files photos |
Tại phiên tòa tôi đã trình bày rằng giả sử mai sau này phía công ty của hai nước Nga và Singapore có bằng chứng người ta chứng minh rằng việc thỏa thuận này không liên quan gì tới ông Dũng và ông Phúc và hai ông này không ăn chia gì trong số tiền này, thậm chí nếu công ty AP của Singapore xác nhận số tiền này không liên quan đến việc mua ụ nổi mà là đầu tư thì có dẫn đến oan sai hay không?
Chủ tịch Hội đồng Quản trị không có quyền?
Trong cáo trạng của VKS cho biết Dương Chí Dũng lúc ấy là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt việc mua sắm ụ nổi và tự tiện nâng giá lên gấp đôi so với dự toán ban đầu. Ông Dũng bị cáo buộc về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”,.
Trong phần bào chữa mà báo chí ghi nhận lại, LS Ngô Ngọc Thủy cho rằng, “bị cáo Dũng chỉ là Chủ tịch HĐQT, là người phải thực hiện ý kiến của tập thể HĐQT mà thôi. Sai sót của bị cáo xuất phát từ sai sót của cả HĐQT” và “Việc xây dựng nhà máy, mua ụ nổi là phù hợp với chủ trương của Bộ GTVT. Bị cáo Dũng chỉ nóng vội phê duyệt Dự án trong khi thẩm quyền là của cấp trên chứ không có động cơ vụ lợi cá nhân”.
LS Thủy đã không thuyết phục được HĐXX vì với tâm lý của người Việt Nam khi đã là Chủ tịch HĐQT thì đương nhiên có quyền tuyệt đối còn những thành viên khác có đồng tình hay không thì cũng không làm gì khác được vì Vinalines là một doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị không khác gì một tổng bí thư nho nhỏ trong cơ quan này.
Trong khi tòa yêu cầu Dương Chí Dũng khai báo người đã tiết lộ thông tin cho ông này biết là ông ta đang bị điều tra về ụ nổi 83M để kịp bỏ trốn trước khi vụ án bắt đầu vài ngày, Dương Chí Dũng đã làm cử tọa bực bội khi liên tiếp trả lời là ông ta đã khai báo với cơ quan điều tra. Khi tòa nhắc lại yêu cầu thì Dương Chí Dũng cũng nhắc lại câu trả lời của mình như vậy.
Nhân vật bí ẩn.
Dư luận nổi giận với cách tránh né này và cho rằng hành động này là có chủ đích ít nhất là kéo dài thời gian chuẩn bị cho người trực tiếp rò rỉ thông tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn.
LS Bùi Quang Nghiêm giải thích thái độ của Dương Chí Dũng dưới cái nhìn của luật pháp, ông nói:
Nếu không có vụ án khác trước khi ông Dũng bị khởi tố vì ông ta trốn đi nước ngoài thì phải làm rõ người gọi cho ông nên đi trốn trong vụ án này. Nhưng do sẽ có một vụ án riêng về việc tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài mà trong đó có nhiều bị can khác nữa kể cả em trai ông Dũng là Dương Tự Trọng là bị can trong vụ này cho nên ông Dũng trả lời như vậy trước tòa là có thề chấp nhận được.
Khi được hỏi với bản án tử hình trên cổ chắc gì Dương Chí Dũng thành khẩn hợp tác với tòa án để khai ra người từng ban ơn cho ông ta vì có khai thật cũng phải chịu chết thà không khai còn được tiếng không phản bội. Luật sư Bùi Quang Nghiêm giải thích trình tự của vụ án này nếu xảy ra sau khi phiên phúc thẩm của Dương Chí Dũng:
Bản án tử hình hiện nay cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Giả sử có hiệu lực pháp luật đi chăng nữa nhưng ông Dũng vẫn còn liên quan đến vụ án khác thì vẫn phải giải quyết cho xong cái vụ án còn lại. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi thì giả sử như bản án phúc thẩm bác đơn kháng cáo của Dương Chí Dũng liên quan đến án tử hình thì chưa thi hành án mà phải chờ giải quyết xong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài thì mới thi hành án.
Con chủ bài sẽ hành động ra sao?
Tuy nhiên sự việc có thể phát sinh một kịch bản khác nếu người tiết lộ tin tức cho Dương Chí Dũng lại là một nhân vật tầm cỡ, đã có vai trò trực tiếp trong vụ ăn chia ụ nổi mà cả 9 bị can đều ra sức che dấu. Bảy người không bị tử hình chắc sẽ cam tâm với hy vọng giảm án nhưng Dương Chí Dũng không thể đem sinh mạng ra che dấu cho ông ta.
Hành động vững vàng thậm chí ngâm thơ trước tòa cho thấy Dương Chí Dũng rất tin tưởng khi đối diện với HĐXX. Có lẽ ông ta đã nhận được một lời hứa nào đó rất nặng ký cho số phận của mình.
Người dân chờ đợi phiên xử Dương Tự Trọng, em ruột của Dương Chí Dũng trong vụ án tổ chức cho anh vượt biên trốn tránh sự truy nã của công an. Tuy chưa diễn ra nhưng nhiều người cho rằng bản án đã được tính trước như mọi khi, có điều nhân vật bí ẩn ấy có xuất hiện hay không thì còn phải chờ xem thái độ của người tử tù Dương Chí Dũng.
Không có nhận xét nào: