Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm
Phỏng vấn Giáo sư sử học Vũ Minh Giang:
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.
Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công
- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?
- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.
Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.
Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.
Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.
- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?
- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.
Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.
Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.
Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”
- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?
- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.
Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?
Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...
Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc
Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.
Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.
- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?
- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.
Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.
Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.
Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.
Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công
- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?
- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.
Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.
Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.
Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.
- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?
- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.
Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.
Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.
Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”
- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?
- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.
Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?
Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...
Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc
Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.
Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.
- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?
- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.
Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.
Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.
Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 - 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Không có nhận xét nào: