Lữ Giang, TNCG: Khi Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan HD-918 vào Biển Đông, trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN biết trước rằng nhân cơ hội này sẽ có hai chiến dịch được phát động để làm cho tình hình chính trị trong nước xáo trộn và có thể đưa tới biến loạn, đó là chiến dịch hô hào biểu tình chống Trung Quốc và chiến dịch đòi khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Để đối phó với hai chiến dịch này, nhà cầm quyền cho đã soạn sẵn những kịch bản để vô hiệu hóa. Đây cũng chỉ là trò tháu cáy trong khi đánh bài xì phé.
Trong bài “Qua một cuộc chiến có bài bản” phổ biến hôm 22.5.2014, chúng tôi đã đề cập đến “kịch bản biểu tình bạo động chống Trung Quốc”, được trình diễn khá xuất sắc trong các ngày 12, 13 và 14.5.2014 để tạo lý do ban hành quyết định cấm biểu tình và vô hiệu hóa các thành phần bị coi là nguy hiểm. Các đài phát thanh Việt ngữ quốc tế nổi tiếng như BBC, RFA và RFI đểu bị cho vô cơ. Hôm nay chúng tôi sẽ bàn đến “kịch bản kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế” với mục tiêu vô hiệu hóa chiến dịch đòi hỏi phải đương đầu trực diện với Trung Quốc.
Chúng tôi gọi là “kịch bản” bởi vì nó chỉ được trình diễn để vô hiệu hóa những sự kích động gây rối loạn theo kiểu Ai Cập hay Thái Lan trước đây, chứ không phải là một giải pháp có thể giúp ngăn chận “chiến lược bắp cải” mà Trung Quốc đang thực hiện để từng bước lấn chiếm toàn Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chiến lược này vượt lên trên mọi luật lệ quốc tế và mọi quyền lực, kể cả thẩm quyền của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ nói qua nếu kiện Trung Quốc sẽ gặp những khó khăn nào và trước những khó khăn, liệu Việt Nam có tách ra xa Trung Quốc và đứng gần Mỹ hơn không? Vấn đề “chiến lược bắp cải” mà người Mỹ dịch là "cabbage strategy”, hay rõ hơn, "cabbage encirclement strategy” (chiến lược bao vây bắp cải) sẽ được nói trong một bài khác. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nều không nắm vững, khó biết được Trung Quốc đang làm gì trên Biển Đông.
KỊCH BẢN KIỆN TRUNG QUỐC
Hôm 22.5.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói với hãng thông tấn Reuters rằng chính phủ Việt Nam đang cân nhắc “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý. Ngay sau đó, phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc Patrick Ventrell tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ việc Việt Nam xử dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc để giải quyết căng thẳng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam.
Để yểm trợ cho lời tuyên bố của Thủ Tướng Dũng, các báo trong nước, nhất là hai tờ Người Lao Động và Tuổi Trẻ, đã mở chiến dịch tuyên truyền rằng chính quyền đang chuẩn bị đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Cũng trong ngày 22.5.2014, dưới đầu đề “Kiện Trung Quốc: Chính phủ kiên quyết, toàn dân ủng hộ!”, báo Người Lao Động nhắc lại lời của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy thứ hòa bình, hữu nghị lệ thuộc; Việt Nam xem xét kiện Trung Quốc...” Báo này cho rằng bản tin của hãng Reuter nói trên “đang tạo ra sự ủng hộ mãnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước”.
Báo Tuổi Trẻ ngày 25.5.2014, đăng bài “Phải kiện Trung Quốc” của Tiến Sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ. Ông đã tóm lược nội dung đơn kiện và thủ tục kiện Trung Quốc của Philippines và kêu gọi: “Tranh thủ sự giúp đỡ của các luật sư người nước ngoài, để cùng xúc tiến hoàn thiện quá trình kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế theo đúng thủ tục và nội dung mà Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã quy định.”
Trên báo Tuổi Trẻ ngày 26.5.2014, Tiến Sĩ Nguyễn Vân Nam cho rằng kiện Trung Quốc "chúng ta sẽ đập nát sự tự tin của họ". Ông nói Trung Quốc có thể bất chấp phán quyết của tòa, cậy thế nước lớn, cứ làm theo ý chí của mình. Nhưng theo ông, chính đơn kiện của Việt Nam “sẽ đập nát sự tự tin của họ, buộc họ phải bị động thay đổi chiến lược.” Đây chỉ là một lối “cường điệu”.
Ở hải ngoại, ngày 26.6.2014, TS Lê Trung Tĩnh, được nói là thành viên Nhóm Nghiên cứu Biển Đông tại Pháp, cho biết “Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa” đề ngày 14.5.2014 do ông soạn thảo đã thu được gần 4.000 chữ ký, và đã được gửi đến các nhà lãnh đạo Việt Nam. Hai đài phát thanh ở Mỹ và Pháp là RFA và RFI đã yểm trợ cho yêu cầu này.
Báo Đời Sống Pháp Luât cho biết trong phiên họp ngày 29.5.2014, Thủ Tướng chỉ đạo 3 giải pháp bảo vệ chủ quyền đó là trên nội địa, trên mặt trận ngoại giao và đấu tranh pháp lý. Sau đó, ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói với báo chí: “Chúng ta chuẩn bị hồ sơ pháp lý về biển Đông từ lâu rồi. Nhưng lúc nào thực hiện nó, và thực hiện thế nào phải rất cận trọng. Lãnh đạo ta đang cân nhắc, tính toán, chọn thời điểm, thực sự cần thiết mới tính tới giải pháp này”.
Nhìn chung, cả Mỹ lẫn người Việt đấu tranh đang đẩy cây cho CSVN đứng vào thế đối đầu với Trung Quốc, nhưng CSVN là một con cáo già, rất khó đẩy vào bẩy.
KIỆN SẼ THẮNG HAY THUA?
Theo nguyên tắc, tòa xử theo hiện trạng hồ sơ. Hiện nay hồ sơ chưa có, làm sao có thể nói ai thắng ai thua được? Nhưng có một số vấn đề căn bản sau đây cần được lưu ý.
1.- Định chế “Res nullius” (vật vô chủ) trong luật cổ La Mã không còn xài được.
Luật La Mã được ban hành vào thế kỷ thứ 6 có quy định rằng, đối với các đảo nổi lên trên biển, tiếng Latin gọi là “Insula in mara nata”, nguyên tắc “Res nullius fit primi occupantis” được áp dụng, tức quyền sở hữu thuộc về người chiếm trước.
Từ năm 1974 đến nay, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đã dùng định chế này để xác định chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa. Đa số các “chuyên gia Biển Đông tự xưng” của người Việt hải ngoại đã bám rất chặc định chế này, đưa ra nhiều tài liệu chứng minh Việt Nam đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa trước, nên hai quần đảo này thuộc về Việt Nam.
Nhưng định chế này đã bị hủy bỏ từ lâu vì nó đưa tới các cuộc tranh luận không thể giải quyết được. Một thí dụ cụ thế: Việt Nam tuyên bố đã chiếm Hoàng Sa từ thời vua Tự Đức (1848 – 1883). Nhưng trong cuộc hội thảo tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington trong hai ngày 20 và 21.6.2011, ông Tô Hảo đại diện của Trung Quốc đã đưa ra một thùng tài liệu chứng minh Trung Quốc đã làm chủ Biển Đông từ 2000 năm về trước, như vậy Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.
Ông vừa nói xong thì ông Termsak Chalermpalanupap, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thư ký ASEAN đã lên chận họng liền: "Tôi không cho rằng Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền". Còn bà Bà Caitlyn L. Antrim, Phó Đại Diện Hoa Kỳ trong Hội Đồng LHQ về Luật Biển đã bồu tiếp: “Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu.” Ông ta câm họng.
Chúng tôi mong rằng các “chuyên gia Biển Đông tự xưng” ở hải ngoại cũng như trong nước đừng đem “sử liệu” ra đọc lãm nhảm như nhiều năm qua nữa mà phải nghiên cứu quốc tế công pháp để biết rõ muốn chứng minh chủ quyền về các đảo trên biển cần phải có những yếu tố nào và đi tìm các tài liệu cần có để hỗ trợ cho các yếu tố đó.
2.- Tài liệu cần có để chứng minh chủ quyền
Phải công nhận rằng Việt Nam đã quan tâm nhiều đến việc chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội đã cho nhiều chuyên viên đi Mỹ và đi Pháp học và nghiên cứu về quốc tế công pháp, nhất là về luật biển, nên họ đã có đủ chuyên viên để phụ trách công việc này. Việt Nam cũng đã mời một số chuyên gia Pháp và Mỹ làm cố vấn về vấn đề biên giới trên bộ cũng như trên biển. Các tài liệu liên quan đến biên giới trên bộ và trên biển được lưu trữ trong văn khố Pháp đều đã được sao chép lại. Các hiệp ước quốc tế, án lệ quốc tế, tục lệ và học lý về chủ quyền trên biển cũng đã được thu thập và nghiên cứu.
Đọc các bài viết trên website ngiencuubiendong.vn ở trong nước, chúng ta thấy các chuyên gia của Việt Nam không còn xử dụng định chế “Res nullius” (vật vô chủ) trong luật La Mã ngày xưa nữa mà xử dụng định ước Berlin 1885, các án lệ quốc tế giải quyết các vụ tranh chấp về các đảo trên biển như các vụ tranh tụng về đảo Palmas, đảo Groenland, đảo Minquier và Ecrehous, v.v. Các tục lệ quốc tế và các học lý mới về chủ quyền các đảo trên biển cũng đã được sưu tập khá đầy đủ.
Điều đáng buồn là các “chuyên gia Biển Đông tự xưng” ở hải ngoại vẫn còn bám chặt định chế “Res nullius” mỗi khi nói về Biển Đông. Họ gần như không biết gì đến định ước Berlin và các án lệ quan trọng đã nêu ra trên. Họ tưởng tòa án quốc tế cũng gióng như các cuộc hội thảo trong cộng đồng người Việt, muốn nói gì thì nói.
Trong bài “Qua một cuộc chiến có bài bản” phổ biến hôm 22.5.2014, chúng tôi đã đề cập đến “kịch bản biểu tình bạo động chống Trung Quốc”, được trình diễn khá xuất sắc trong các ngày 12, 13 và 14.5.2014 để tạo lý do ban hành quyết định cấm biểu tình và vô hiệu hóa các thành phần bị coi là nguy hiểm. Các đài phát thanh Việt ngữ quốc tế nổi tiếng như BBC, RFA và RFI đểu bị cho vô cơ. Hôm nay chúng tôi sẽ bàn đến “kịch bản kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế” với mục tiêu vô hiệu hóa chiến dịch đòi hỏi phải đương đầu trực diện với Trung Quốc.
Chúng tôi gọi là “kịch bản” bởi vì nó chỉ được trình diễn để vô hiệu hóa những sự kích động gây rối loạn theo kiểu Ai Cập hay Thái Lan trước đây, chứ không phải là một giải pháp có thể giúp ngăn chận “chiến lược bắp cải” mà Trung Quốc đang thực hiện để từng bước lấn chiếm toàn Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chiến lược này vượt lên trên mọi luật lệ quốc tế và mọi quyền lực, kể cả thẩm quyền của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ nói qua nếu kiện Trung Quốc sẽ gặp những khó khăn nào và trước những khó khăn, liệu Việt Nam có tách ra xa Trung Quốc và đứng gần Mỹ hơn không? Vấn đề “chiến lược bắp cải” mà người Mỹ dịch là "cabbage strategy”, hay rõ hơn, "cabbage encirclement strategy” (chiến lược bao vây bắp cải) sẽ được nói trong một bài khác. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nều không nắm vững, khó biết được Trung Quốc đang làm gì trên Biển Đông.
KỊCH BẢN KIỆN TRUNG QUỐC
Hôm 22.5.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói với hãng thông tấn Reuters rằng chính phủ Việt Nam đang cân nhắc “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý. Ngay sau đó, phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc Patrick Ventrell tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ việc Việt Nam xử dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc để giải quyết căng thẳng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam.
Để yểm trợ cho lời tuyên bố của Thủ Tướng Dũng, các báo trong nước, nhất là hai tờ Người Lao Động và Tuổi Trẻ, đã mở chiến dịch tuyên truyền rằng chính quyền đang chuẩn bị đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Cũng trong ngày 22.5.2014, dưới đầu đề “Kiện Trung Quốc: Chính phủ kiên quyết, toàn dân ủng hộ!”, báo Người Lao Động nhắc lại lời của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy thứ hòa bình, hữu nghị lệ thuộc; Việt Nam xem xét kiện Trung Quốc...” Báo này cho rằng bản tin của hãng Reuter nói trên “đang tạo ra sự ủng hộ mãnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước”.
Báo Tuổi Trẻ ngày 25.5.2014, đăng bài “Phải kiện Trung Quốc” của Tiến Sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ. Ông đã tóm lược nội dung đơn kiện và thủ tục kiện Trung Quốc của Philippines và kêu gọi: “Tranh thủ sự giúp đỡ của các luật sư người nước ngoài, để cùng xúc tiến hoàn thiện quá trình kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế theo đúng thủ tục và nội dung mà Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã quy định.”
Trên báo Tuổi Trẻ ngày 26.5.2014, Tiến Sĩ Nguyễn Vân Nam cho rằng kiện Trung Quốc "chúng ta sẽ đập nát sự tự tin của họ". Ông nói Trung Quốc có thể bất chấp phán quyết của tòa, cậy thế nước lớn, cứ làm theo ý chí của mình. Nhưng theo ông, chính đơn kiện của Việt Nam “sẽ đập nát sự tự tin của họ, buộc họ phải bị động thay đổi chiến lược.” Đây chỉ là một lối “cường điệu”.
Ở hải ngoại, ngày 26.6.2014, TS Lê Trung Tĩnh, được nói là thành viên Nhóm Nghiên cứu Biển Đông tại Pháp, cho biết “Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa” đề ngày 14.5.2014 do ông soạn thảo đã thu được gần 4.000 chữ ký, và đã được gửi đến các nhà lãnh đạo Việt Nam. Hai đài phát thanh ở Mỹ và Pháp là RFA và RFI đã yểm trợ cho yêu cầu này.
Báo Đời Sống Pháp Luât cho biết trong phiên họp ngày 29.5.2014, Thủ Tướng chỉ đạo 3 giải pháp bảo vệ chủ quyền đó là trên nội địa, trên mặt trận ngoại giao và đấu tranh pháp lý. Sau đó, ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói với báo chí: “Chúng ta chuẩn bị hồ sơ pháp lý về biển Đông từ lâu rồi. Nhưng lúc nào thực hiện nó, và thực hiện thế nào phải rất cận trọng. Lãnh đạo ta đang cân nhắc, tính toán, chọn thời điểm, thực sự cần thiết mới tính tới giải pháp này”.
Nhìn chung, cả Mỹ lẫn người Việt đấu tranh đang đẩy cây cho CSVN đứng vào thế đối đầu với Trung Quốc, nhưng CSVN là một con cáo già, rất khó đẩy vào bẩy.
KIỆN SẼ THẮNG HAY THUA?
Theo nguyên tắc, tòa xử theo hiện trạng hồ sơ. Hiện nay hồ sơ chưa có, làm sao có thể nói ai thắng ai thua được? Nhưng có một số vấn đề căn bản sau đây cần được lưu ý.
1.- Định chế “Res nullius” (vật vô chủ) trong luật cổ La Mã không còn xài được.
Luật La Mã được ban hành vào thế kỷ thứ 6 có quy định rằng, đối với các đảo nổi lên trên biển, tiếng Latin gọi là “Insula in mara nata”, nguyên tắc “Res nullius fit primi occupantis” được áp dụng, tức quyền sở hữu thuộc về người chiếm trước.
Từ năm 1974 đến nay, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đã dùng định chế này để xác định chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa. Đa số các “chuyên gia Biển Đông tự xưng” của người Việt hải ngoại đã bám rất chặc định chế này, đưa ra nhiều tài liệu chứng minh Việt Nam đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa trước, nên hai quần đảo này thuộc về Việt Nam.
Nhưng định chế này đã bị hủy bỏ từ lâu vì nó đưa tới các cuộc tranh luận không thể giải quyết được. Một thí dụ cụ thế: Việt Nam tuyên bố đã chiếm Hoàng Sa từ thời vua Tự Đức (1848 – 1883). Nhưng trong cuộc hội thảo tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington trong hai ngày 20 và 21.6.2011, ông Tô Hảo đại diện của Trung Quốc đã đưa ra một thùng tài liệu chứng minh Trung Quốc đã làm chủ Biển Đông từ 2000 năm về trước, như vậy Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.
Ông vừa nói xong thì ông Termsak Chalermpalanupap, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thư ký ASEAN đã lên chận họng liền: "Tôi không cho rằng Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền". Còn bà Bà Caitlyn L. Antrim, Phó Đại Diện Hoa Kỳ trong Hội Đồng LHQ về Luật Biển đã bồu tiếp: “Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu.” Ông ta câm họng.
Chúng tôi mong rằng các “chuyên gia Biển Đông tự xưng” ở hải ngoại cũng như trong nước đừng đem “sử liệu” ra đọc lãm nhảm như nhiều năm qua nữa mà phải nghiên cứu quốc tế công pháp để biết rõ muốn chứng minh chủ quyền về các đảo trên biển cần phải có những yếu tố nào và đi tìm các tài liệu cần có để hỗ trợ cho các yếu tố đó.
2.- Tài liệu cần có để chứng minh chủ quyền
Phải công nhận rằng Việt Nam đã quan tâm nhiều đến việc chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội đã cho nhiều chuyên viên đi Mỹ và đi Pháp học và nghiên cứu về quốc tế công pháp, nhất là về luật biển, nên họ đã có đủ chuyên viên để phụ trách công việc này. Việt Nam cũng đã mời một số chuyên gia Pháp và Mỹ làm cố vấn về vấn đề biên giới trên bộ cũng như trên biển. Các tài liệu liên quan đến biên giới trên bộ và trên biển được lưu trữ trong văn khố Pháp đều đã được sao chép lại. Các hiệp ước quốc tế, án lệ quốc tế, tục lệ và học lý về chủ quyền trên biển cũng đã được thu thập và nghiên cứu.
Đọc các bài viết trên website ngiencuubiendong.vn ở trong nước, chúng ta thấy các chuyên gia của Việt Nam không còn xử dụng định chế “Res nullius” (vật vô chủ) trong luật La Mã ngày xưa nữa mà xử dụng định ước Berlin 1885, các án lệ quốc tế giải quyết các vụ tranh chấp về các đảo trên biển như các vụ tranh tụng về đảo Palmas, đảo Groenland, đảo Minquier và Ecrehous, v.v. Các tục lệ quốc tế và các học lý mới về chủ quyền các đảo trên biển cũng đã được sưu tập khá đầy đủ.
Điều đáng buồn là các “chuyên gia Biển Đông tự xưng” ở hải ngoại vẫn còn bám chặt định chế “Res nullius” mỗi khi nói về Biển Đông. Họ gần như không biết gì đến định ước Berlin và các án lệ quan trọng đã nêu ra trên. Họ tưởng tòa án quốc tế cũng gióng như các cuộc hội thảo trong cộng đồng người Việt, muốn nói gì thì nói.
CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG: MỘT VẤN NẠN
Nói thì Hà Nội buồn, nhưng các tài liệu cho thấy năm 1958, để có tài nguyên đủ đánh chiếm miền Nam, Hà Nội đã phải bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Do đó, năm 1974, khi Hoa Kỳ vừa rút khỏi miền Nam, Trung Quốc đã vội đem quân chiếm Hoàng Sa để xiết nợ. Chúng tôi đã viết hai bài “Trở lại chuyện bán đất” (15.7.2011) và “Công hàm Phạm Văn Đồng” (2.8.2011) để nói về vấn đề này.
Trong hai bài nói trên, chúng tôi đã bàn về giá trị pháp lý của Công Hàm ngày 14.9.1958. Lúc đầu chúng tôi cho rằng công hàm này không có giá trị pháp lý vì lúc đó hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về miền Nam, và lời tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng không hề được quốc hội phê chuẩn. Nhưng sau khi nghiên cứu lại các nguyên tắc của quốc tế công pháp, chúng tôi nhận thấy Trung Quốc có thể coi công hàm đó như một lời hứa bán, và dựa vào học thuyết “promissory estoppel” (sự ràng buộc của lời hứa) trong Common Law của hệ thống Anh – Mỹ hay nguyên tắc “Promesse de vente vaut vente” (hứa bán có giá trị như bán) trong Roman Law, để coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường đã được chuyển nhượng cho họ một cách hợp pháp.
Sự tiên đoán đó không sai. Hôm 20.5.2015, ông Lưu Hồng Dương, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia đã viết một bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post xác định rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Trường Sa là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”. Ông cáo buộc “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppel” khi thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc”. Do đó, nếu kiện Trung Quốc, ngoài việc chứng minh về các yêu tố chiếm hữu công khai, hòa bình và liên tục, Việt Nam còn phải đối phó với Công Hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nữa.
Từ những sự kiện trên, chúng tôi tin rằng kịch bản kiện Trung Quốc sẽ ngừng ở đây. Không thể cãi chày cãi cối hay dùng nón cối để đối phó được. Phải đi tìm các các định chế, các nguyên tắc và các án lệ trong quốc tế công pháp mới có thể nói chuyện được.
VIỆT NAM SẼ QUAY VỀ PHÍA MỸ?
Một câu hỏi được đặt ra: Trước những khó khăn với Trung Quốc và những ve vãn của Mỹ, liệu rồi Đảng CSVN có tách xa Trung Quốc và liên kết với Mỹ không? Câu trả lời là KHÔNG.
Trong cuốn “Asia’s Caudron – The South China Sea and the End of a Stable Pacific” (Chảo dầu tại Châu Á – Biển Đông và sự kết thúc của một Thái Bình Dương ổn định) mới xuất bản đầu năm 2014, Robert D. Kaplan, người đã từng tham gia vào Hội Đồng Chính Sách Quốc Phòng của Tòa Bạch Ốc, đã phân tích khá tường tận về cái gọi là “Định mệnh Việt Nam”. Ông viết:
“Thực tế là, không có quốc gia nào bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của Trung Quốc bằng Việt Nam. Hãy nhìn việc Việt Nam tiếp cận ASEAN. Dĩ nhiên là Việt Nam muốn ASEAN mạnh hơn, để làm đối trọng với Trung Quốc, họ đã thực tế, họ nói với tôi như vậy…”
Ông Nguyễn Tâm Chiến, một cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam, đã nói với ông rằng “nước xa không cứu được lửa gần”, nên Việt Nam phải nhẫn nhục chấp nhận việc tàn phá môi trường do Trung Quốc khai thác quặng bauxit tại vùng Tây Nguyên… Còn ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam đã nhắc lại sự kiện Nixon bán miền Nam cho Trung Quốc năm 1972 và thất vọng nói: “Điều đó có thể lặp lại.”
Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, kể cả kiện Trung Quốc, “chiến lược bắp cải” của Trung Quốc cũng sẽ được tiếp tục tiến hành. Không chỉ Việt Nam, mà các nước trong Biển Đông và Biển Hoa Đông đều phải đối phó. Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam mà giữ Việt Nam như một "tiền đồn" của Trung Quốc. Hoa Kỳ đang đứng ở đâu?
Ngày 29.5.2014
Lữ Giang
Nói thì Hà Nội buồn, nhưng các tài liệu cho thấy năm 1958, để có tài nguyên đủ đánh chiếm miền Nam, Hà Nội đã phải bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Do đó, năm 1974, khi Hoa Kỳ vừa rút khỏi miền Nam, Trung Quốc đã vội đem quân chiếm Hoàng Sa để xiết nợ. Chúng tôi đã viết hai bài “Trở lại chuyện bán đất” (15.7.2011) và “Công hàm Phạm Văn Đồng” (2.8.2011) để nói về vấn đề này.
Trong hai bài nói trên, chúng tôi đã bàn về giá trị pháp lý của Công Hàm ngày 14.9.1958. Lúc đầu chúng tôi cho rằng công hàm này không có giá trị pháp lý vì lúc đó hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về miền Nam, và lời tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng không hề được quốc hội phê chuẩn. Nhưng sau khi nghiên cứu lại các nguyên tắc của quốc tế công pháp, chúng tôi nhận thấy Trung Quốc có thể coi công hàm đó như một lời hứa bán, và dựa vào học thuyết “promissory estoppel” (sự ràng buộc của lời hứa) trong Common Law của hệ thống Anh – Mỹ hay nguyên tắc “Promesse de vente vaut vente” (hứa bán có giá trị như bán) trong Roman Law, để coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường đã được chuyển nhượng cho họ một cách hợp pháp.
Sự tiên đoán đó không sai. Hôm 20.5.2015, ông Lưu Hồng Dương, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia đã viết một bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post xác định rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Trường Sa là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”. Ông cáo buộc “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppel” khi thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc”. Do đó, nếu kiện Trung Quốc, ngoài việc chứng minh về các yêu tố chiếm hữu công khai, hòa bình và liên tục, Việt Nam còn phải đối phó với Công Hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nữa.
Từ những sự kiện trên, chúng tôi tin rằng kịch bản kiện Trung Quốc sẽ ngừng ở đây. Không thể cãi chày cãi cối hay dùng nón cối để đối phó được. Phải đi tìm các các định chế, các nguyên tắc và các án lệ trong quốc tế công pháp mới có thể nói chuyện được.
VIỆT NAM SẼ QUAY VỀ PHÍA MỸ?
Một câu hỏi được đặt ra: Trước những khó khăn với Trung Quốc và những ve vãn của Mỹ, liệu rồi Đảng CSVN có tách xa Trung Quốc và liên kết với Mỹ không? Câu trả lời là KHÔNG.
Trong cuốn “Asia’s Caudron – The South China Sea and the End of a Stable Pacific” (Chảo dầu tại Châu Á – Biển Đông và sự kết thúc của một Thái Bình Dương ổn định) mới xuất bản đầu năm 2014, Robert D. Kaplan, người đã từng tham gia vào Hội Đồng Chính Sách Quốc Phòng của Tòa Bạch Ốc, đã phân tích khá tường tận về cái gọi là “Định mệnh Việt Nam”. Ông viết:
“Thực tế là, không có quốc gia nào bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của Trung Quốc bằng Việt Nam. Hãy nhìn việc Việt Nam tiếp cận ASEAN. Dĩ nhiên là Việt Nam muốn ASEAN mạnh hơn, để làm đối trọng với Trung Quốc, họ đã thực tế, họ nói với tôi như vậy…”
Ông Nguyễn Tâm Chiến, một cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam, đã nói với ông rằng “nước xa không cứu được lửa gần”, nên Việt Nam phải nhẫn nhục chấp nhận việc tàn phá môi trường do Trung Quốc khai thác quặng bauxit tại vùng Tây Nguyên… Còn ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam đã nhắc lại sự kiện Nixon bán miền Nam cho Trung Quốc năm 1972 và thất vọng nói: “Điều đó có thể lặp lại.”
Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, kể cả kiện Trung Quốc, “chiến lược bắp cải” của Trung Quốc cũng sẽ được tiếp tục tiến hành. Không chỉ Việt Nam, mà các nước trong Biển Đông và Biển Hoa Đông đều phải đối phó. Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam mà giữ Việt Nam như một "tiền đồn" của Trung Quốc. Hoa Kỳ đang đứng ở đâu?
Ngày 29.5.2014
Lữ Giang
Không có nhận xét nào: