Vatican Gởi Đến Liên Hiệp Quốc Văn Kiện Về Tình Trạng Nhân Quyền Ở Palestine - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
24 tháng 7, 2014

Vatican Gởi Đến Liên Hiệp Quốc Văn Kiện Về Tình Trạng Nhân Quyền Ở Palestine

VRNs (24.07.2014) –Sài Gòn- Theo news.va- Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh gởi đến Liên Hợp Quốc tại Geneva, một văn kiện trong một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, gồm cả Đông Jerusalem.

Văn kiện được ký ngày 23.07.2104. Sau đây, nội dung văn văn kiện này.

Kính thưa ngài Chủ tịch,

Như số lượng người đã chết, bị thương, buộc phải rời khỏi nhà đặc biệt là ở Dải Gaza đang tiếp tục tăng leo thang, giữa cuộc xung đột Israel và một nhóm Palestine. Tiếng nổ vũ khí tràn ngập đã lấn áp cả tiếng nói. Bạo lực tràn ngập mọi nơi vào ngay lúc này và trong tương lai. Sự bất công và vi phạm nhân quyền, đặc biệt là quyền được sống và sống trong hòa bình và an ninh đã gieo thêm hận thù và oán giận. Một nền văn hóa bạo lực đang được củng cố, hậu quả sẽ đưa đến sự hủy diệt và chết chóc. Về lâu dài, có thể không có người chiến thắng trong thảm kịch hiện nay, chỉ gây thêm đau khổ. Hầu hết các nạn nhân là thường dân, họ cần được Luật Pháp Nhân Quyền Quốc Tế bảo vệ. Liên Hiệp Quốc ước tính rằng khoảng bảy mươi phần trăm trong số thiệt mạng là người dân vô tội Palestine. Đây là hậu quả của tên lửa Israel bắn một cách bừa bãi về phía người dân Palestine. Lương tâm đang bị tê liệt vì đi tìm giải pháp bằng cách tiêu diệt người khác trong một bầu không khí bạo lực kéo dài. Đó là những con quỷ đội lốt người. Tuy vậy vẫn không loại trừ nhân quyền của họ, trong tương lai bằng cách nào đó nhân loại cùng nhìn nhận những thiện ích chung.

Trong cuộc hành hương đến Đất Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu tình hình xung đột Israel-Palestine là không thể chấp nhận cần phải chấm dứt. Ngài nói: “Vì lợi ích của tất cả, cần phải tăng cường các nỗ lực và sáng kiến nhằm tạo điều kiện cho một nền hòa bình ổn định dựa trên cơ sở công bằng, công nhận nhân quyền của mỗi cá nhân. Đây là lúc tất cả mọi người hãy cùng can đảm và quảng đại để sáng tạo trong việc phục vụ vì lợi ích chung; can đảm để xây nên một nền hòa bình dựa trên sự thừa nhận của hai quốc gia, được phân định bởi biên giới mà được quốc tế công nhận, để tồn tại và sống trong hòa bình và an ninh.”

Quyền cơ bản của con người mà nếu không có hòa bình thì không thể duy trì, ví dụ như: một mặt các nguyện vọng chính đáng về an ninh, và điều kiện sống tốt, mặt khác được hưởng những dịch vụ thông thường như thuốc men, nước uống và công ăn việc làm.

Tình hình ngày càng tồi tệ ở Gaza là một lời nhắc nhở cần thiết để đi đến một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu đàm phán cho một nền hòa bình lâu dài. Đức Thánh Cha cho biết thêm: “Hòa bình sẽ mang lại vô số lợi ích cho người dân của khu vực này và cho thế giới nói chung,” “và vì vậy phải kiên quyết theo đuổi hòa bình, ngay cả khi mỗi bên có những hy sinh.” Hòa bình trở thành một trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, để tham gia một cách nghiêm túc trong việc theo đuổi nó và giúp các bên trong cuộc xung đột khủng khiếp này đạt được một số hiểu biết nhằm ngăn chặn bạo lực và cùng tin tưởng lẫn nhau để hướng về tương lai.

Thưa ngài Chủ tịch,

Phái đoàn Tòa Thánh nhắc lại quan điểm của mình rằng, bạo lực không bao giờ trả cho đủ. Bạo lực sẽ chỉ gây thêm đau khổ, tàn phá, chết chóc, và ngăn chặn hòa bình trở thành hiện thực. Thảm kịch của bạo lực có thể lây lan và trở nên không kiểm soát được. Để chống lại bạo lực và hậu quả bất lợi của nó, chúng ta phải tránh tối đa trở nên quen thuộc với việc giết người. Tại một thời điểm mà sự tàn bạo và vi phạm nhân quyền là phổ biến, chúng ta không được để mình trở nên thờ ơ nhưng phải phản ứng tích cực để làm giảm bớt các xung đột.

Các phương tiện truyền thông phải thông tin một cách công bằng và không thiên vị về bi kịch của tất cả những ai đang đau khổ vì cuộc xung đột, để tạo thuận lợi cho sự phát triển của đối thoại. Nhờ đó, cộng đồng quốc tế lưu tâm hơn nữa về quyền con người cần được tôn trọng và sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ những nỗ lực đạt đến hòa bình. Với khóe nhìn về tương lai, chúng ta hy vọng vòng tròn luẩn quẩn của sự trả thù và phục hận sẽ không còn. Bằng bạo lực con người chỉ tiếp tục sống như kẻ thù của nhau, nhưng với hòa bình họ có thể sống như anh chị em.

Cảm ơn ngài Chủ tịch.

Hoàng Minh dịch
Vatican Gởi Đến Liên Hiệp Quốc Văn Kiện Về Tình Trạng Nhân Quyền Ở Palestine Reviewed by Unknown on 7/24/2014 Rating: 5 VRNs (24.07.2014) –Sài Gòn- Theo news.va- Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh gởi đến Liên Hợp Quốc tạ...

Không có nhận xét nào: