Gia Minh, RFA - 9.9.2014:Vấn đề an ninh theo dõi, canh giữ rồi bắt bớ, hành hung những tiếng nói công khai đòi hỏi quyền con người tại Việt Nam một cách phi pháp khiến người trong cuộc phải chính thức nêu vấn đề lên đến cấp lãnh đạo cao nhất nước.
Kháng nghị vì vi phạm luật pháp
Nhà văn, cựu sĩ quan quân đội Phạm Đình Trọng vào ngày 8 tháng 9 gửi thư kháng nghị đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bộ trưởng công an Trần Đại Quang.
Thư kháng nghị nêu ra những hành xử mà nhà văn Phạm Đình Trọng cho là vi phạm pháp luật Việt Nam của công an nơi địa phương ông này đang cư trú. Ông nêu cụ thể là vào những ngày 24 tháng 8 và 18 tháng 5 năm nay, công an đã bắt giữ ông trái pháp luật. Trong thư ông nói rõ ngày 26 tháng 8 là ngày xử bà Bùi thị Minh Hằng và hai thân hữu tại Đồng Tháp; còn ngày 18 tháng 5 là ngày có kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông cho biết thêm từ ngày 24 tháng 8 cho đến ngày viết thư kháng nghị, nhà ông bị chốt chặn bởi chiếc xe từng bắt ông hôm đó cùng 6 đến 10 nhân viên an ninh mà ông quen mặt.
Nhà văn Phạm Đình Trọng khẳng định ông là một công dân lương thiện, yêu nước. Một nhà văn chỉ có trái tim đập cùng nhịp với cuộc sống đang lúc nhiều cam go, thách thức của nhân dân, đất nước.
Vào sáng ngày 9 tháng 9, nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết việc an ninh bắt giữ ông như vừa qua và chốt chặn ông như hiện nay là vi phạm những quyền được ghi trong Hiến pháp Việt Nam đối với một công dân như ông:
Đây là việc làm vi phạm rất nghiêm trọng đến quyền con người, những quyền tối thiểu của con người mà không được công an tôn trọng. Hiến pháp qui định rõ ràng: công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú… Công an hành xử không cần biết đến pháp luật, họ hành xử một cách không có lễ nghĩa trong một xã hội con người.
Đối với một người già, một nhà văn mà họ coi như con giun, con dế, họ muốn đánh, đạp, muốn xỉ vả thế nào thì họ xỉ vả; không còn gì là một xã hội con người nữa.
Tôi không có gì là phạm pháp. Nếu tôi phạm pháp thì cứ chiếu theo pháp luật mà các ông ấy hành xử, chứ không thể chà đạp lên quyền con người, chà đạp lên con người một cách như thế được.
Chị Trần thị Nga, một người công khai lên tiếng đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam lâu nay và cũng đang trong tình trạng bị thương do những phần tử không rõ danh tánh đánh cũng như thường xuyên bị an ninh canh gác theo dõi, cũng đồng ý với nhà văn Phạm Đình Trọng những hành vi như thế đối với công dân là vi phạm. Chị nói:
Thứ nhất họ vi phạm vào Công ước Quốc tế Nhân quyền. Thứ hai họ vi phạm vào hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Chính luật họ đưa ra nhưng họ vẫn vi phạm. Như quyền tự do đi lại, quyền được sống, quyền tự do ngôn luận… tất cả những quyền đó họ đều vi phạm hết đối với chúng tôi.
Chúng tôi là người dân, nếu chúng tôi phạm tội, công an và Viện Kiểm sát phải đưa lệnh ra để bắt; chứ không thể tùy tiện bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản, truy sát.
Sự thờ ơ của công an
Vào ngày hôm qua, chị Trần thị Nga cùng ba người tham gia đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền khác tại Việt Nam là anh Trương Văn Dũng, cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh và cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cũng bị những người mặc thường phục theo dõi rồi chặn xe taxi họ đang đi và lôi anh Trương Minh Đức xuống đánh đến bị thương.
Chị Trần thị Nga cho biết có gọi điện cho cảnh sát 113, nhưng không thấy lực lượng này xuất hiện; mãi sau họ mới trả lời. Chị kể lại:
Lúc đó tôi có gọi điện cho Cảnh sát 113, tôi báo tình trạng chúng tôi bị truy sát, một người bị ngất sắp chết…Chúng tôi ngồi chờ rất lâu nhưng không hề thấy công an đến mà lại có hai người (công an) mặc thường phục đến mà lại rất hùng hổ. Chúng tôi gọi công an mà công an không đến mà lại chính những người an ninh thường phục như thế bao vây khách sạn, đi theo và đánh đập, nên chúng tôi quyết định đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu. Hơn nửa tiếng sau tôi mới nhận được điện thoại của một nhân viên 113 của quận Đống Đa gọi đến hỏi tình trạng chúng tôi thế nào rồi, chúng tôi đang ở đâu. Tôi nói rõ đã đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu…
Anh ta có hỏi chúng tôi lý do vì sao bị truy sát, tôi trả lời cho anh ta biết chúng tôi là những người đấu tranh nhân quyền, chúng tôi thường xuyên bị công an, an ninh, mật vụ bắt cóc, đánh đập, truy sát. Hôm nay chúng tôi bị truy sát cũng vẫn do ngành an ninh, công an. Anh ta nói các chị đưa anh ta đi cấp cứu cho tốt lành đi rồi về công an của Khâm Thiên trình báo từ cấp cơ sở.
Đối với trường hợp bản thân bị hành hung đến thương tích nặng ngay tại địa bàn công an quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chị Trần Thị Nga đã làm đơn báo với đơn vị này cũng như cơ quan chức năng cao nhất nước; thế nhưng chị nhận được trả lời như sau:
Sau khi bị truy sát tôi có làm đơn đến Công an Thanh Trì. Họ cứ cho rằng tôi là người dân phải quỵ lụy họ. Họ thích thì điều tra, không thích thì thôi. Tôi đã đem đơn đến Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao. Đến Viện Kiểm Sát Tối cao nộp đơn, ông Nguyễn Duy Thuần, cán bộ Viện Kiểm sát Tối cao sau khi xem đơn và các bằng chứng tôi đưa ra là đã rất nhiều lần công an, an ninh, mật vụ tỉnh Hà Nam cũng như Hà Nội đàn áp, bắt bớ, đánh đập, rải truyền đơn đe dọa giết và đặc biệt là truy sát, ông ta nói không nhận hồ sơ của tôi. Tôi hỏi lý do vì sao thì ông ta nói vì chị đi đấu tranh nhân quyền nên công an đánh cho là phải.
Nguy hiểm cho xã hội
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng cho rằng việc làm của lực lượng an ninh và công an đối với bản thân ông cũng như những người vì lòng yêu nước lên tiếng cho xã hội tốt đẹp hơn như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội. Ông nhận định:
Việc làm này đề cao bạo lực Nhà Nước và khuyến khích bạo lực. Ứng xử bạo lực của Nhà nước đối với công dân là hình mẫu để cho hình thành một xã hội bạo lực. Và xã hội hiện nay mà chúng tôi đang sống là một xã hội bạo lực. Người ta giết nhau, người ta đánh nhau; tức ‘mạnh được, yếu thua’ chứ không còn pháp luật, không còn đạo lý, không còn một giá trị con người gì cả… Cái tính người không còn nữa.
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, năm nay đã 70 tuổi, bày tỏ mong muốn được sống yên ổn để có thể suy nghĩ góp phần cho cuộc sống đất nước được tốt đẹp hơn.
Chị Trần thị Nga thì cho rằng bản thân chị cũng như những người công khai lên tiếng đòi hỏi quyền con người, đấu tranh chống những bất công xã hội hiện nay đã vượt qua được nổi sợ hãi, thì những lần mà an ninh, công an ra tay bắt bớ, đánh đập, trấn áp; những người như chị lại càng mạnh mẽ thêm lên trong chí hướng của bản thân.
Kháng nghị vì vi phạm luật pháp
Nhà văn, cựu sĩ quan quân đội Phạm Đình Trọng vào ngày 8 tháng 9 gửi thư kháng nghị đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bộ trưởng công an Trần Đại Quang.
Thư kháng nghị nêu ra những hành xử mà nhà văn Phạm Đình Trọng cho là vi phạm pháp luật Việt Nam của công an nơi địa phương ông này đang cư trú. Ông nêu cụ thể là vào những ngày 24 tháng 8 và 18 tháng 5 năm nay, công an đã bắt giữ ông trái pháp luật. Trong thư ông nói rõ ngày 26 tháng 8 là ngày xử bà Bùi thị Minh Hằng và hai thân hữu tại Đồng Tháp; còn ngày 18 tháng 5 là ngày có kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông cho biết thêm từ ngày 24 tháng 8 cho đến ngày viết thư kháng nghị, nhà ông bị chốt chặn bởi chiếc xe từng bắt ông hôm đó cùng 6 đến 10 nhân viên an ninh mà ông quen mặt.
Nhà văn Phạm Đình Trọng khẳng định ông là một công dân lương thiện, yêu nước. Một nhà văn chỉ có trái tim đập cùng nhịp với cuộc sống đang lúc nhiều cam go, thách thức của nhân dân, đất nước.
Vào sáng ngày 9 tháng 9, nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết việc an ninh bắt giữ ông như vừa qua và chốt chặn ông như hiện nay là vi phạm những quyền được ghi trong Hiến pháp Việt Nam đối với một công dân như ông:
Đây là việc làm vi phạm rất nghiêm trọng đến quyền con người, những quyền tối thiểu của con người mà không được công an tôn trọng. Hiến pháp qui định rõ ràng: công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú… Công an hành xử không cần biết đến pháp luật, họ hành xử một cách không có lễ nghĩa trong một xã hội con người.
Đối với một người già, một nhà văn mà họ coi như con giun, con dế, họ muốn đánh, đạp, muốn xỉ vả thế nào thì họ xỉ vả; không còn gì là một xã hội con người nữa.
Tôi không có gì là phạm pháp. Nếu tôi phạm pháp thì cứ chiếu theo pháp luật mà các ông ấy hành xử, chứ không thể chà đạp lên quyền con người, chà đạp lên con người một cách như thế được.
Chị Trần thị Nga, một người công khai lên tiếng đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam lâu nay và cũng đang trong tình trạng bị thương do những phần tử không rõ danh tánh đánh cũng như thường xuyên bị an ninh canh gác theo dõi, cũng đồng ý với nhà văn Phạm Đình Trọng những hành vi như thế đối với công dân là vi phạm. Chị nói:
Trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đã đánh gãy cổ gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011, chỉ vì ông Tùng đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm |
Thứ nhất họ vi phạm vào Công ước Quốc tế Nhân quyền. Thứ hai họ vi phạm vào hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Chính luật họ đưa ra nhưng họ vẫn vi phạm. Như quyền tự do đi lại, quyền được sống, quyền tự do ngôn luận… tất cả những quyền đó họ đều vi phạm hết đối với chúng tôi.
Chúng tôi là người dân, nếu chúng tôi phạm tội, công an và Viện Kiểm sát phải đưa lệnh ra để bắt; chứ không thể tùy tiện bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản, truy sát.
Sự thờ ơ của công an
Vào ngày hôm qua, chị Trần thị Nga cùng ba người tham gia đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền khác tại Việt Nam là anh Trương Văn Dũng, cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh và cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cũng bị những người mặc thường phục theo dõi rồi chặn xe taxi họ đang đi và lôi anh Trương Minh Đức xuống đánh đến bị thương.
Chị Trần thị Nga cho biết có gọi điện cho cảnh sát 113, nhưng không thấy lực lượng này xuất hiện; mãi sau họ mới trả lời. Chị kể lại:
Lúc đó tôi có gọi điện cho Cảnh sát 113, tôi báo tình trạng chúng tôi bị truy sát, một người bị ngất sắp chết…Chúng tôi ngồi chờ rất lâu nhưng không hề thấy công an đến mà lại có hai người (công an) mặc thường phục đến mà lại rất hùng hổ. Chúng tôi gọi công an mà công an không đến mà lại chính những người an ninh thường phục như thế bao vây khách sạn, đi theo và đánh đập, nên chúng tôi quyết định đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu. Hơn nửa tiếng sau tôi mới nhận được điện thoại của một nhân viên 113 của quận Đống Đa gọi đến hỏi tình trạng chúng tôi thế nào rồi, chúng tôi đang ở đâu. Tôi nói rõ đã đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu…
Sau khi rời khỏi nhà blogger Nguyễn Tường Thụy, 3 mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị 5 công an giả côn đồ dùng tuýp sắt đánh trọng thương gãy tay và chân ngay trước mặt 2 con nhỏ, chiều ngày 25/5/2014 |
Anh ta có hỏi chúng tôi lý do vì sao bị truy sát, tôi trả lời cho anh ta biết chúng tôi là những người đấu tranh nhân quyền, chúng tôi thường xuyên bị công an, an ninh, mật vụ bắt cóc, đánh đập, truy sát. Hôm nay chúng tôi bị truy sát cũng vẫn do ngành an ninh, công an. Anh ta nói các chị đưa anh ta đi cấp cứu cho tốt lành đi rồi về công an của Khâm Thiên trình báo từ cấp cơ sở.
Đối với trường hợp bản thân bị hành hung đến thương tích nặng ngay tại địa bàn công an quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chị Trần Thị Nga đã làm đơn báo với đơn vị này cũng như cơ quan chức năng cao nhất nước; thế nhưng chị nhận được trả lời như sau:
Sau khi bị truy sát tôi có làm đơn đến Công an Thanh Trì. Họ cứ cho rằng tôi là người dân phải quỵ lụy họ. Họ thích thì điều tra, không thích thì thôi. Tôi đã đem đơn đến Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao. Đến Viện Kiểm Sát Tối cao nộp đơn, ông Nguyễn Duy Thuần, cán bộ Viện Kiểm sát Tối cao sau khi xem đơn và các bằng chứng tôi đưa ra là đã rất nhiều lần công an, an ninh, mật vụ tỉnh Hà Nam cũng như Hà Nội đàn áp, bắt bớ, đánh đập, rải truyền đơn đe dọa giết và đặc biệt là truy sát, ông ta nói không nhận hồ sơ của tôi. Tôi hỏi lý do vì sao thì ông ta nói vì chị đi đấu tranh nhân quyền nên công an đánh cho là phải.
Nguy hiểm cho xã hội
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng cho rằng việc làm của lực lượng an ninh và công an đối với bản thân ông cũng như những người vì lòng yêu nước lên tiếng cho xã hội tốt đẹp hơn như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội. Ông nhận định:
Việc làm này đề cao bạo lực Nhà Nước và khuyến khích bạo lực. Ứng xử bạo lực của Nhà nước đối với công dân là hình mẫu để cho hình thành một xã hội bạo lực. Và xã hội hiện nay mà chúng tôi đang sống là một xã hội bạo lực. Người ta giết nhau, người ta đánh nhau; tức ‘mạnh được, yếu thua’ chứ không còn pháp luật, không còn đạo lý, không còn một giá trị con người gì cả… Cái tính người không còn nữa.
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, năm nay đã 70 tuổi, bày tỏ mong muốn được sống yên ổn để có thể suy nghĩ góp phần cho cuộc sống đất nước được tốt đẹp hơn.
Chị Trần thị Nga thì cho rằng bản thân chị cũng như những người công khai lên tiếng đòi hỏi quyền con người, đấu tranh chống những bất công xã hội hiện nay đã vượt qua được nổi sợ hãi, thì những lần mà an ninh, công an ra tay bắt bớ, đánh đập, trấn áp; những người như chị lại càng mạnh mẽ thêm lên trong chí hướng của bản thân.
Không có nhận xét nào: