Phạm Chí Dũng: Chính trường Việt Nam đang ngầm chứa những đột biến. Nếu đột biến lại có khả năng dẫn đến đảo lộn. Đảo lộn ấy lại có thể kéo theo sự lệch pha lớn lao về tương quan nhân sự trước đại hội đảng 12.
Công bố phút 89
Chi tiết rất đáng chú ý là chỉ đúng vào sáng khai mạc Quốc Hội lần thứ 8 ngày 20 tháng 10, 2014, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng mới công bố “tại kỳ họp này, Quốc Hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc Hội bầu hoặc phê chuẩn.”
Trước đó, đã có tin tức lấy phiếu tín nhiệm đối với khoảng 50 chức danh chủ chốt, so với 47 người vào năm 2013, nhưng chưa được xác định về thời gian cụ thể. Hình như mọi chuyện được giữ kín trong vòng bí mật. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ mới về nước sau khi kết thúc chuyến đi Tây Âu với kết quả hầu như không có gì ấn tượng.
Một năm rưỡi sau kỳ lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên và mang tính lịch sử của Quốc Hội chưa có thói quen độc lập về suy nghĩ, có thể nói đây là lần thử thách đáng kể thứ hai đối với giới quan chức chính phủ và đặc biệt với người bị Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng đặt vấn đề mới đây “Thủ tướng độc lập với ai” liên quan đến dự luật “tăng quyền cho thủ tướng.”
Cần nhắc lại, trong một động thái bất ngờ diễn ra song trùng với chuyến đi Tây Âu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, phía chính phủ đã phát ra dự luật tổ chức chính phủ với quyền hạn dự kiến dành cho thủ tướng là bổ nhiệm hoặc cách chức các quan lại đầu bộ ngành và đầu tỉnh thành. Nếu được Quốc Hội thông qua, đương nhiên vai trò thủ tướng sẽ trở nên nổi bật nhất và cũng thâm sâu nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị toàn trị ở Việt Nam.
Tuy nhiên trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc Hội ngay trước kỳ họp Quốc Hội, dự luật trên đã phải tiếp nhận khá nhiều phản bác từ những người mới xây nhà đắt tiền (*).
Trong lúc đó, cử chỉ ấn tượng nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến đi Châu Âu lại là cái bắt tay gây dư luận với Giáo Hoàng Phanxico tại Tòa Thánh Vatican. Giới quan sát tỏ ra hoài nghi về tư thế của ông Dũng khi giáo hoàng bắt tay ông qua bàn làm việc chứ không phải “bằng vai phải lứa” như với các nguyên thủ quốc gia.
Trạng thái đáng thất vọng hơn là ngay sau khi trở về từ Tây Âu, bản báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của ông Nguyễn Tấn Dũng lại vấp phải thái độ phản ứng không che giấu của giới quan chức Quốc Hội cùng nhiều lời giễu cợt của báo giới nhà nước. Ngược hẳn với “tình hình kinh tế-xã hội đang chuyển biến tích cực” của báo cáo chính phủ, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng lại cho rằng “vẫn còn nhiều khó khăn.” Trước đó, một nhân vật khác trong “tứ trụ triều đình” là Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cũng đánh giá “kinh tế chưa bao giờ khó khăn như lúc này.”
Những thất bại đầu tiên
Chỉ vài ngày sau khi Quốc Hội khai mạc kỳ họp thứ 8, tin thất trận liên tiếp bay về tổng hành dinh chính phủ.
Thất bại đầu tiên là việc Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh phải yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư “rút đề xuất chi ngân sách để xử lý nợ xấu.”
Thực ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vẻ “vô can,” mà đề xuất dùng ngân sách để bù đắp nợ xấu đến từ nhóm lợi ích đặc thù và là “bị can” đặc biệt nguy hiểm ở Việt Nam: giới ngân hàng.
Mới đây, chính Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP..., trong khi Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào.
Nhưng quá nhiều người thừa hiểu rằng nếu ngân sách nhà nước đang kiệt quệ đến mức không còn tiền tăng lương mà lại làm theo “sáng kiến” của Nguyễn Văn Bình, sự thể sẽ tồi tệ đến thế nào khi người dân nghèo bị móc túi đến tận cùng!
Thất bại thứ hai ứng với “đợt trình ra Quốc Hội lần này không phải để phê duyệt dự án triển khai ngay mà mới chỉ là xin chủ trương” - lần đầu tiên một quan chức cao cấp ngành giao thông vận tải như ông Đinh La Thăng tiết lộ “đường bay” của nhóm lợi ích ODA về dự án sân bay Long Thành.
Cho tới gần sát kỳ họp Quốc Hội lần này, thông tin mà nhóm lợi ích ODA truyền đạt qua một số tờ báo chân rết vẫn là “trình dự án sân bay Long Thành để Quốc Hội thông qua.”
Tuy nhiên phản ứng của dư luận và báo chí về tương lai “đổ nợ lên đầu con cháu” trong thời gian qua là quá xứng đáng để Bộ Chính Trị và Quốc Hội không thể nhắm mắt “gật” bừa.
Theo nhận định của giới quan sát, có thể đã xuất hiện tín hiệu “bất tuân dân sự” từ giới chính khách bên đảng và Quốc Hội đối với thói tham lam không còn biết kềm chế của phe quan chức bộ ngành. Một nguồn tin cho biết cho biết mặc dù phía Chính phủ đã “nhanh đến mức có thể” gửi đề án sân bay Long Thành cho Bộ chính trị, nhưng tới giờ tập thể quyền uy này vẫn chưa có ý kiến gì mà đang chờ thảo luận của đại biểu Quốc Hội.
Cũng như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam bị phản ứng và nghi ngờ quá nhiều trước đây, nhóm lợi ích ODA sân bay Long Thành có lẽ đang tính cách chuyển “đường bay” sang một lộ trình mới và “an toàn” hơn, thay vì phải đối mặt với cơn thịnh nộ của các đại biểu Quốc Hội.
Thất bại thứ ba có lẽ trực tiếp thuộc về thủ tướng. Mọi chuyện bắt đầu bằng việc tại kỳ họp Quốc Hội lần này, ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ phát ra một con số mới về tỷ lệ nợ công: 26,2% GDP, nếu tính cả vay để đảo nợ và nợ vay về cho vay lại..., trong bối cảnh ngập ngụa nợ xấu và nợ công quốc gia.
Nhưng ngay sau đó, hàng loạt phản biện từ đại biểu Quốc Hội, chuyên gia và báo chí đã nhắc lại tỷ lệ nợ công thực tế đang lên tới 98% GDP, ứng với hậu quả mỗi năm ngân sách phải tìm ra đến 350,000 tỷ đồng để trả nợ công.
Người ta đặt câu hỏi: Không biết vào lần này, thủ tướng có ý gì khi đưa ra tỷ lệ 26,2% GDP? Một cách an ủi rằng nợ công vẫn còn quá thấp, và do đó Bộ Giao Thông Vận Tải cùng các ngành khác vẫn nên thoải mái vay mượn ODA để xây dựng các công trình “đổ nợ đầu con cháu” như sân bay Long Thành chăng?
Một hậu họa khác là dù chưa có xác nhận chính thức từ phía chính phủ, song tín hiệu “vỡ quỹ tăng lương” đã hầu như rõ ràng, tính đến thời điểm này. Tình trạng đó được hiểu là bắt nguồn từ con số 7% bội chi ngân sách của chính phủ theo cách “ăn hết lấy gì mà tiêu” (lời của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng), trong bối cảnh các nhóm lợi ích “ăn của dân không chừa thứ gì” (lời bà Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan).
Thậm chí, tình hình trở nên quái đản đến mức ngân sách không có nổi vài chục ngàn tỷ để tăng lương, trong khi tại hệ thống ngân hàng thương mại đang tồn đọng ít nhất 200,000 tỷ đồng “không biết để làm gì.”
“Đội sổ” và “tính sổ”
Khi kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2014 mới trôi qua 4 ngày, đã xuất hiện ý kiến để nghị: Người có 2/3 tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp, thậm chí chỉ cần 1/2, sẽ “được” từ chức, hoặc được Quốc Hội “tính sổ.”
Tháng 6, 2013, Quốc Hội đã bỏ phiếu 47 chức danh chủ chốt, với kết quả mang tính “thảm họa” dành cho khá nhiều gương mặt bên chính phủ. Nhân vật đội sổ với xấp xỉ 42% số phiếu tín nhiệm thấp là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình - người bị tạp chí quốc tế Global Finance bình chọn “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới.”
Nhân vật có thành tích khả quan hơn Thống Đốc Bình đôi chút trong lần bỏ phiếu trên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông nhận được hơn 32% số phiếu tín nhiệm thấp.
Ai có thể đoán được là trong cuộc bỏ phiếu lần này, những nhân vật chủ chốt nào sẽ đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất?
Nghe nói sau kỳ họp Quốc Hội này sẽ là một hội nghị trung ương cuối năm, trái với thông lệ “trung ương trước - Quốc Hội sau” như trước đây. Liệu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp của kỳ họp Quốc Hội sẽ được “nâng lên một tầm cao mới” để hội nghị trung ương tới đây “quyết” nhân sự, thậm chí là nhân sự then chốt phục vụ cho đại hội đảng 12 vào năm 2016?
Công bố phút 89
Chi tiết rất đáng chú ý là chỉ đúng vào sáng khai mạc Quốc Hội lần thứ 8 ngày 20 tháng 10, 2014, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng mới công bố “tại kỳ họp này, Quốc Hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc Hội bầu hoặc phê chuẩn.”
Trước đó, đã có tin tức lấy phiếu tín nhiệm đối với khoảng 50 chức danh chủ chốt, so với 47 người vào năm 2013, nhưng chưa được xác định về thời gian cụ thể. Hình như mọi chuyện được giữ kín trong vòng bí mật. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ mới về nước sau khi kết thúc chuyến đi Tây Âu với kết quả hầu như không có gì ấn tượng.
Một năm rưỡi sau kỳ lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên và mang tính lịch sử của Quốc Hội chưa có thói quen độc lập về suy nghĩ, có thể nói đây là lần thử thách đáng kể thứ hai đối với giới quan chức chính phủ và đặc biệt với người bị Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng đặt vấn đề mới đây “Thủ tướng độc lập với ai” liên quan đến dự luật “tăng quyền cho thủ tướng.”
Cần nhắc lại, trong một động thái bất ngờ diễn ra song trùng với chuyến đi Tây Âu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, phía chính phủ đã phát ra dự luật tổ chức chính phủ với quyền hạn dự kiến dành cho thủ tướng là bổ nhiệm hoặc cách chức các quan lại đầu bộ ngành và đầu tỉnh thành. Nếu được Quốc Hội thông qua, đương nhiên vai trò thủ tướng sẽ trở nên nổi bật nhất và cũng thâm sâu nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị toàn trị ở Việt Nam.
Tuy nhiên trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc Hội ngay trước kỳ họp Quốc Hội, dự luật trên đã phải tiếp nhận khá nhiều phản bác từ những người mới xây nhà đắt tiền (*).
Trong lúc đó, cử chỉ ấn tượng nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến đi Châu Âu lại là cái bắt tay gây dư luận với Giáo Hoàng Phanxico tại Tòa Thánh Vatican. Giới quan sát tỏ ra hoài nghi về tư thế của ông Dũng khi giáo hoàng bắt tay ông qua bàn làm việc chứ không phải “bằng vai phải lứa” như với các nguyên thủ quốc gia.
Trạng thái đáng thất vọng hơn là ngay sau khi trở về từ Tây Âu, bản báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của ông Nguyễn Tấn Dũng lại vấp phải thái độ phản ứng không che giấu của giới quan chức Quốc Hội cùng nhiều lời giễu cợt của báo giới nhà nước. Ngược hẳn với “tình hình kinh tế-xã hội đang chuyển biến tích cực” của báo cáo chính phủ, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng lại cho rằng “vẫn còn nhiều khó khăn.” Trước đó, một nhân vật khác trong “tứ trụ triều đình” là Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cũng đánh giá “kinh tế chưa bao giờ khó khăn như lúc này.”
Những thất bại đầu tiên
Chỉ vài ngày sau khi Quốc Hội khai mạc kỳ họp thứ 8, tin thất trận liên tiếp bay về tổng hành dinh chính phủ.
Thất bại đầu tiên là việc Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh phải yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư “rút đề xuất chi ngân sách để xử lý nợ xấu.”
Thực ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vẻ “vô can,” mà đề xuất dùng ngân sách để bù đắp nợ xấu đến từ nhóm lợi ích đặc thù và là “bị can” đặc biệt nguy hiểm ở Việt Nam: giới ngân hàng.
Mới đây, chính Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP..., trong khi Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào.
Nhưng quá nhiều người thừa hiểu rằng nếu ngân sách nhà nước đang kiệt quệ đến mức không còn tiền tăng lương mà lại làm theo “sáng kiến” của Nguyễn Văn Bình, sự thể sẽ tồi tệ đến thế nào khi người dân nghèo bị móc túi đến tận cùng!
Thất bại thứ hai ứng với “đợt trình ra Quốc Hội lần này không phải để phê duyệt dự án triển khai ngay mà mới chỉ là xin chủ trương” - lần đầu tiên một quan chức cao cấp ngành giao thông vận tải như ông Đinh La Thăng tiết lộ “đường bay” của nhóm lợi ích ODA về dự án sân bay Long Thành.
Cho tới gần sát kỳ họp Quốc Hội lần này, thông tin mà nhóm lợi ích ODA truyền đạt qua một số tờ báo chân rết vẫn là “trình dự án sân bay Long Thành để Quốc Hội thông qua.”
Tuy nhiên phản ứng của dư luận và báo chí về tương lai “đổ nợ lên đầu con cháu” trong thời gian qua là quá xứng đáng để Bộ Chính Trị và Quốc Hội không thể nhắm mắt “gật” bừa.
Theo nhận định của giới quan sát, có thể đã xuất hiện tín hiệu “bất tuân dân sự” từ giới chính khách bên đảng và Quốc Hội đối với thói tham lam không còn biết kềm chế của phe quan chức bộ ngành. Một nguồn tin cho biết cho biết mặc dù phía Chính phủ đã “nhanh đến mức có thể” gửi đề án sân bay Long Thành cho Bộ chính trị, nhưng tới giờ tập thể quyền uy này vẫn chưa có ý kiến gì mà đang chờ thảo luận của đại biểu Quốc Hội.
Cũng như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam bị phản ứng và nghi ngờ quá nhiều trước đây, nhóm lợi ích ODA sân bay Long Thành có lẽ đang tính cách chuyển “đường bay” sang một lộ trình mới và “an toàn” hơn, thay vì phải đối mặt với cơn thịnh nộ của các đại biểu Quốc Hội.
Thất bại thứ ba có lẽ trực tiếp thuộc về thủ tướng. Mọi chuyện bắt đầu bằng việc tại kỳ họp Quốc Hội lần này, ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ phát ra một con số mới về tỷ lệ nợ công: 26,2% GDP, nếu tính cả vay để đảo nợ và nợ vay về cho vay lại..., trong bối cảnh ngập ngụa nợ xấu và nợ công quốc gia.
Nhưng ngay sau đó, hàng loạt phản biện từ đại biểu Quốc Hội, chuyên gia và báo chí đã nhắc lại tỷ lệ nợ công thực tế đang lên tới 98% GDP, ứng với hậu quả mỗi năm ngân sách phải tìm ra đến 350,000 tỷ đồng để trả nợ công.
Người ta đặt câu hỏi: Không biết vào lần này, thủ tướng có ý gì khi đưa ra tỷ lệ 26,2% GDP? Một cách an ủi rằng nợ công vẫn còn quá thấp, và do đó Bộ Giao Thông Vận Tải cùng các ngành khác vẫn nên thoải mái vay mượn ODA để xây dựng các công trình “đổ nợ đầu con cháu” như sân bay Long Thành chăng?
Một hậu họa khác là dù chưa có xác nhận chính thức từ phía chính phủ, song tín hiệu “vỡ quỹ tăng lương” đã hầu như rõ ràng, tính đến thời điểm này. Tình trạng đó được hiểu là bắt nguồn từ con số 7% bội chi ngân sách của chính phủ theo cách “ăn hết lấy gì mà tiêu” (lời của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng), trong bối cảnh các nhóm lợi ích “ăn của dân không chừa thứ gì” (lời bà Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan).
Thậm chí, tình hình trở nên quái đản đến mức ngân sách không có nổi vài chục ngàn tỷ để tăng lương, trong khi tại hệ thống ngân hàng thương mại đang tồn đọng ít nhất 200,000 tỷ đồng “không biết để làm gì.”
“Đội sổ” và “tính sổ”
Khi kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2014 mới trôi qua 4 ngày, đã xuất hiện ý kiến để nghị: Người có 2/3 tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp, thậm chí chỉ cần 1/2, sẽ “được” từ chức, hoặc được Quốc Hội “tính sổ.”
Tháng 6, 2013, Quốc Hội đã bỏ phiếu 47 chức danh chủ chốt, với kết quả mang tính “thảm họa” dành cho khá nhiều gương mặt bên chính phủ. Nhân vật đội sổ với xấp xỉ 42% số phiếu tín nhiệm thấp là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình - người bị tạp chí quốc tế Global Finance bình chọn “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới.”
Nhân vật có thành tích khả quan hơn Thống Đốc Bình đôi chút trong lần bỏ phiếu trên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông nhận được hơn 32% số phiếu tín nhiệm thấp.
Ai có thể đoán được là trong cuộc bỏ phiếu lần này, những nhân vật chủ chốt nào sẽ đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất?
Nghe nói sau kỳ họp Quốc Hội này sẽ là một hội nghị trung ương cuối năm, trái với thông lệ “trung ương trước - Quốc Hội sau” như trước đây. Liệu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp của kỳ họp Quốc Hội sẽ được “nâng lên một tầm cao mới” để hội nghị trung ương tới đây “quyết” nhân sự, thậm chí là nhân sự then chốt phục vụ cho đại hội đảng 12 vào năm 2016?
Nguồn: VNTB
Không có nhận xét nào: