Sinh viên Hồng Kông tiếp tục biểu tình ngày 09/11/2014. |
Le Monde: Nhiều ngàn người đã xuống đường Chủ nhật 9/11 ở Hồng Kông để đòi đối thoại trực tiếp với Bắc Kinh, nhằm có được phổ thông đầu phiếu thực sự tại cựu thuộc địa trao trả cho Trung Quốc năm 1997.
Sau hơn 40 ngày chiếm đóng ba địa điểm trong thành phố, những người biểu tình trong đó có các lãnh tụ sinh viên học sinh của « Cách mạng những chiếc dù » đã đến trước Văn phòng liên lạc, đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông, gắn lên đó những chiếc nơ vàng.
Nếu số người tham gia ít hơn những tuần trước – có khi cả trăm ngàn người xuống đường, các lãnh tụ Liên đoàn sinh viên khẳng định muốn đối thoại trực tiếp với Trung Quốc : do không thể thỏa thuận được với chính quyền Hồng Kông, họ muốn đến tận Bắc Kinh.
Hôm thứ Sáu, họ đã kêu gọi cựu Trưởng đặc khu, ông Đổng Kiến Hoa đứng ra làm trung gian, nhưng ông này từ chối. Chu Vĩnh Khang (Alex Chow), Tổng thư ký Liên đoàn sinh viên Hồng Kông nói với Le Monde : « Nhưng giải pháp duy nhất cho người Hồng Kông là tiếp tục đấu tranh ». Anh bác bỏ ý tưởng giải tán khỏi những địa điểm chiếm đóng.
Khoảng hai chục người thân Bắc Kinh đội nón kết màu xanh đã la hét phản đối những người biểu tình, rằng « Phải tôn trọng trật tự và luật lệ ở Hồng Kông », nhưng họ bị cảnh sát thẳng thừng tách rời ra.
Trong lúc đó, Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh được người đứng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón ở Bắc Kinh, bên lề thượng đỉnh APEC. Ông Tập tuyên bố ủng hộ ông Lương, vốn bị phong trào dân chủ đòi hỏi phải ra đi. Tổng bí thư Đảng Cộng sản tuyên bố : « Điều hành bằng luật lệ là cột trụ cơ bản cho ổn định và thịnh vượng lâu dài ở Hồng Kông. Chính quyền trung ương hoàn toàn ủng hộ Trưởng đặc khu và chính quyền Hồng Kông trong việc lãnh đạo, đặc biệt nhằm đảm bảo pháp quyền và trật tự ».
Về phía Lương Chấn Anh - theo các hình ảnh trên truyền hình Hồng Kông, đã cho rằng đây là « phong trào quần chúng mạnh mẽ nhất từ khi được trao trả, phản ánh các quan điểm khác nhau trong xã hội Hồng Kông liên quan đến việc cải cách chính trị ».
Chia rẽ về sự tiếp diễn của phong trào
Hàng trăm người tiếp tục cắm trại tại địa điểm chính của phong trào « Cách mạng những chiếc dù », tại khu phố Admiralty ở Hồng Kông, nơi có Văn phòng Chính phủ và Hội đồng Lập pháp. Đã có những chia rẽ về đường hướng sắp tới của phong trào. Những người cực đoan nhất bác bỏ ý định đi đến Bắc Kinh của các sinh viên.
Theo thăm dò mới nhất của đại học Bách Khoa Hồng Kông, có 73,2% người được hỏi muốn chấm dứt việc chiếm đóng ; nhưng trên 40% quy trách nhiệm cho Lương Chấn Anh và chính quyền đã gây ra bế tắc hiện nay.
Sau hơn 40 ngày chiếm đóng ba địa điểm trong thành phố, những người biểu tình trong đó có các lãnh tụ sinh viên học sinh của « Cách mạng những chiếc dù » đã đến trước Văn phòng liên lạc, đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông, gắn lên đó những chiếc nơ vàng.
Nếu số người tham gia ít hơn những tuần trước – có khi cả trăm ngàn người xuống đường, các lãnh tụ Liên đoàn sinh viên khẳng định muốn đối thoại trực tiếp với Trung Quốc : do không thể thỏa thuận được với chính quyền Hồng Kông, họ muốn đến tận Bắc Kinh.
Hôm thứ Sáu, họ đã kêu gọi cựu Trưởng đặc khu, ông Đổng Kiến Hoa đứng ra làm trung gian, nhưng ông này từ chối. Chu Vĩnh Khang (Alex Chow), Tổng thư ký Liên đoàn sinh viên Hồng Kông nói với Le Monde : « Nhưng giải pháp duy nhất cho người Hồng Kông là tiếp tục đấu tranh ». Anh bác bỏ ý tưởng giải tán khỏi những địa điểm chiếm đóng.
Khoảng hai chục người thân Bắc Kinh đội nón kết màu xanh đã la hét phản đối những người biểu tình, rằng « Phải tôn trọng trật tự và luật lệ ở Hồng Kông », nhưng họ bị cảnh sát thẳng thừng tách rời ra.
Tập Cận Bình tiếp đón Lương Chấn Anh ở Bắc Kinh, 09/11/2014.
Trong lúc đó, Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh được người đứng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón ở Bắc Kinh, bên lề thượng đỉnh APEC. Ông Tập tuyên bố ủng hộ ông Lương, vốn bị phong trào dân chủ đòi hỏi phải ra đi. Tổng bí thư Đảng Cộng sản tuyên bố : « Điều hành bằng luật lệ là cột trụ cơ bản cho ổn định và thịnh vượng lâu dài ở Hồng Kông. Chính quyền trung ương hoàn toàn ủng hộ Trưởng đặc khu và chính quyền Hồng Kông trong việc lãnh đạo, đặc biệt nhằm đảm bảo pháp quyền và trật tự ».
Về phía Lương Chấn Anh - theo các hình ảnh trên truyền hình Hồng Kông, đã cho rằng đây là « phong trào quần chúng mạnh mẽ nhất từ khi được trao trả, phản ánh các quan điểm khác nhau trong xã hội Hồng Kông liên quan đến việc cải cách chính trị ».
Chia rẽ về sự tiếp diễn của phong trào
Hàng trăm người tiếp tục cắm trại tại địa điểm chính của phong trào « Cách mạng những chiếc dù », tại khu phố Admiralty ở Hồng Kông, nơi có Văn phòng Chính phủ và Hội đồng Lập pháp. Đã có những chia rẽ về đường hướng sắp tới của phong trào. Những người cực đoan nhất bác bỏ ý định đi đến Bắc Kinh của các sinh viên.
Theo thăm dò mới nhất của đại học Bách Khoa Hồng Kông, có 73,2% người được hỏi muốn chấm dứt việc chiếm đóng ; nhưng trên 40% quy trách nhiệm cho Lương Chấn Anh và chính quyền đã gây ra bế tắc hiện nay.
Không có nhận xét nào: