Kiểm Phiếu Tín Nhiệm Quốc Hội 'Có Vấn Đề'? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
21 tháng 11, 2014

Kiểm Phiếu Tín Nhiệm Quốc Hội 'Có Vấn Đề'?

GS. Thuyết cho rằng cần xem lại một số chỗ thiếu nhất quán,
logic trong kết quả tín nhiệm QH.
BBC - 20.11.2014: Một cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa nêu thắc mắc về một số "điểm lạ", "chưa giải thích được" trong kết quả lấy phiếu tín nhiệm 2014 mới công bố của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ Tám.

Phát biểu tại cuộc Tọa đàm ( http://bit.ly/1x458k4) trực tuyến của BBC hôm 20/11/2014 nhân Quốc hội Việt Nam vừa hoàn tất phiên chất vấn với Thủ tướng Chính phủ và một số thành viên nội các, cũng như mới công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần hai với 50 quan chức lãnh đạo cao cấp của nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói:

"Hôm nay mới có thì giờ tôi so sánh các phiếu, tôi mới thấy có một điều hơi lạ chưa giải thích được là theo ông Huỳnh Văn Tý là Trưởng Ban kiểm phiếu, thì nói là trong kỳ họp này có 485 Đại biểu có mặt.

"Và trong 485 phiếu ấy thì có một số phiếu, tôi xin nhấn mạnh: một số phiếu trắng. Và có một số phiếu chỉ đánh dấu vào hai cột thôi, chứ không phải ba cột: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

"Thế thì những phiếu ấy, theo Đại biểu Huỳnh Văn Tý, Trưởng Ban kiểm phiếu là không hợp lệ.
Có những vị như là ông Nguyễn Sinh Hùng hay là bà
Nguyễn Thị Kim Ngân, như là bà Nguyễn Thị Doan,
thì vẫn đủ - cộng cả ba loại ấy lại thì vẫn đủ. Như
thế không hiểu là số phiếu không hợp lệ nó nằm ở đâu?

Cựu Đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết

"Thế nhưng mà tôi tra ra là có những vị như là ông Nguyễn Sinh Hùng hay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, như là bà Nguyễn Thị Doan, thì vẫn đủ - cộng cả ba loại ấy lại thì vẫn đủ."

'Dấu hỏi kiểm phiếu?'

Và Giáo sư Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, đặt dấu hỏi:

"Như thế không hiểu là số phiếu không hợp lệ nó nằm ở đâu?

"Trong khi đó thì ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng có 484 phiếu thôi, là hụt đi đâu mất một phiếu?"

Ông Thuyết cũng nói, ông đã tra cứu và so sánh kết quả thống kê được công bố với một số chức sắc là các vị Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội.

Vị cựu Đại biểu Quốc hội nói tiếp:

"Thế rồi tôi tra ở trong danh sách các vị Chủ nhiệm các Ủy ban Quốc hội, thì có ông chỉ có 480 phiếu thôi. Tức là cộng hàng ngang là được 480 phiếu.

"Có bà thì được 482, có ông thì lại được 484, thành ra tôi không tại sao các con số nó lại khác nhau như thế?

"Và như thế, ta có thể giải thích thế nào về những phiếu không hợp lệ?," ông Thuyết nêu thắc mắc.

'Hạn chế quyền đánh giá'
Chủ nhiệm các Ủy ban QH, thì có ông chỉ có 480
phiếu thôi... Có bà thì được 482, có ông thì lại
được 484, thành ra tôi không hiểu tại sao các con
số nó lại khác nhau như thế?.
GS. Nguyễn Minh Thuyết

Về giá trị sử dụng của kết quả phiếu tín nhiệm, cựu Đại biểu cho rằng không có 'lý do gì để loại' hay cách chức các quan chức vừa được lấy tín nhiệm.

Ông Thuyết giải thích lý do: "Nói cho nó đúng, như ông Trần Tiến Đức (nhà báo, khách mời) đã chỉ ra, cả ba mức 'tín nhiệm cao', 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp' thì đều là tín nhiệm cả. Có thể nói vừa rồi 100% các vị mà được ra lấy phiếu tín nhiệm thì đều được Quốc hội tín nhiệm.

"Thế còn bây giờ nếu mình coi là chỉ có mức 'tín nhiệm cao với tín nhiệm' là tín nhiệm, còn 'tín nhiệm thấp' là không tín nhiệm, thì vị thấp nhất cũng đạt trên 62%, thì tôi nghĩ chẳng có lý do gì để loại người ta nếu người ta đạt đến 62% tín nhiệm và tín nhiệm cao."

Phát biểu trước đó tại Tọa đàm, nhà báo, nhà quan sát Trần Tiến Đức từ Hà Nội nói:

"Việc bỏ phiếu vẫn là 3 cấp độ 'tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp' như vậy là mặc định rằng chúng ta coi rằng tất cả những ông ấy đều được tín nhiệm.

"Sự thực có phải như vậy không? Tôi nghĩ cái đó là không đúng. Và như vậy nó cũng hạn chế quyền đánh giá của các Đại biểu Quốc hội. Và điều này, tôi nghĩ là bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, cũng đã nêu rất rõ.
Việc bỏ phiếu vẫn là 3 cấp độ 'tín nhiệm cao, tín nhiệm,
tín nhiệm thấp' như vậy là mặc định rằng chúng ta coi
rằng tất cả những ông ấy đều được tín nhiệm. Sự thực
có phải như vậy không?
. Nhà báo Trần Tiến Đức

"Và tôi rất tán thành ý kiến của bà. Và rất nhiều người dân muốn rằng, chỉ có hai cái (tiêu chí) đánh giá: một là tín nhiệm và không tín nhiệm. Thì lúc bấy giờ người ta mới thấy được là anh làm được tới đâu. Và đến lúc bấy giờ nó mới có sức ép của dư luận."

Về quy định phiếu lấy tín nhiệm không hợp lệ của Quốc hội Việt Nam, được truyền thông Việt Nam đăng tải thì:

"Phiếu không hợp lệ là phiếu không có dấu, không theo mẫu phát, phiếu đánh dấu cả 2 hoặc 3, hoặc không đánh dấu cả 3 ô, phiếu ghi những nội dung khác.

"Các đại biểu có thể lựa chọn ngồi tại Hội trường lớn để ghi phiếu hoặc dời ra phòng làm việc của Đoàn đại biểu để ghi phiếu. Thời gian ghi phiếu là 30 phút. Một số phiếu bất hợp lệ là không ghi cho ai," trang mạng của Đài truyền Hình kỹ thuật số ( VTC) là vtc.vn cho biết.

Còn theo trang Đời Sống & Pháp luật thì: "Phiếu đánh dấu tích cả 3 ô, 2 ô hoặc bỏ trống cả 3 ô thì được coi là không hợp lệ nhưng chỉ không hợp lệ với phần của người bị đánh sai như thế nhưng vẫn có giá trị với những người khác."

'Nhân sự Đảng đã cơ cấu?'

Hôm thứ Năm, khi được vấn ý về khả năng các kết quả tín nhiệm, trả lời chất vấn có được sử dụng ra sao khi đánh giá lãnh đạo, đặc biệt là liệu kỳ họp tới đây được dự kiến của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam vào tháng sau có tiến hành lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm công khai với các Ủy viên và lãnh đạo cao cấp hay không, nhà báo Trần Tiến Đức nêu quan điểm.

"Tôi nghĩ rằng kết quả đánh giá của Quốc hội cũng chỉ là một luồng thông tin để tham khảo cho Ban chấp hành Trung ương, bởi vì đối với Ban chấp hành Trung ương, tôi không phải là người tham gia cơ cấu quyền lực trong Đảng nên tôi không biết chuyện lựa chọn như thế nào.
Tất nhiên nó có sự thay đổi này nọ. Nhưng những thay
đổi có đột biến hay không, thì tôi nghĩ rằng trong giai
đoạn hiện nay rất là khó.
Nhà báo Trần Tiến Đức

"Nhưng chắc chắn là tiêu chí lựa chọn riêng và theo như tôi hiểu, thì cơ cấu của Ban chấp hành Trung ương khóa tới, cũng như Bộ Chính trị khóa tới, đã được dự kiến bởi Ban Tổ chức Trung ương, tất nhiên nó có sự thay đổi này nọ.

"Nhưng mà những thay đổi có đột biến hay không, thì tôi nghĩ rằng trong giai đoạn hiện nay rất là khó," nhà quan sát nói.

Còn Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết tỏ ra không chắc chắn về việc Trung ương Đảng CSVN có lấy phiếu tín nhiệm công khai hay không.

Ông nói: "Về nội bộ của Đảng có lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh ở trong Đảng hay không, tôi cũng không biết. Bởi vì trước đây theo Nghị quyết của Trung ương IV là có, thế nhưng có một thời gian đã hoãn lại rồi. Còn bây giờ, không biết nó sẽ như thế nào," GS. Thuyết nói với BBC.

(Mời quý vị theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm với sự tham gia của một số vị khách như GS. Nguyễn Minh Thuyết, nhà báo Trần Tiến Đức, cựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan, Tiến sỹ Jonathan London tại đây http://bit.ly/1x458k4)
Kiểm Phiếu Tín Nhiệm Quốc Hội 'Có Vấn Đề'? Reviewed by Unknown on 11/21/2014 Rating: 5 GS. Thuyết cho rằng cần xem lại một số chỗ thiếu nhất quán, logic trong kết quả tín nhiệm QH. BBC - 20.11.2014: Một cựu Đại biểu Quốc...

Không có nhận xét nào: