Dân Làm Báo - Kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm 2014 tại Quốc Hội cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đang bị lép vế và uy tín bị sụt giảm đối với các "đồng chí" đảng viên đang nắm Quốc Hội.
Với 8 thành viên trong Bộ Chính trị có tên trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng đứng hạng 6 trong số 8 người được tín nhiệm cao, chỉ hơn Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang. Về phần phiếu tín nhiệm thấp (hay đúng hơn là bất tín nhiệm, nếu không theo cách chơi chữ của đảng) thì Nguyễn Tấn Dũng là người bị các ĐBQH xếp cuối sổ.
Trong Bộ Chính trị, người chiến thắng là Trương Tấn Sang với hạng 2 về tín nhiệm cao chỉ sau Nguyễn Thị Kim Ngân và ít phiếu tín nhiệm thấp, thứ nhì sau bà Ngân.
Trường hợp của Nguyễn Sinh Hùng thì khá đặc biệt. Ông xếp hạng 4 trong số các ủy viên BCT về phiếu tín nhiệm cao, nhưng chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng về phiếu tín nhiệm thấp. Điều này cho thấy kẻ ưa ông ta cũng nhiều mà người ghét ông ta cũng không ít.
Số phận của hai người vừa mới sang chầu Bắc Kinh là Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang cũng rất đen tối. Trong Bộ Chính trị, cả hai đều đứng cuối bảng về tín nhiệm cao và có nhiều phiếu tín nhiệm thấp, chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng.
3 ủy viên BCT được xếp hạng cao nhất theo thứ tự là Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc.
Khi so sánh mức độ tín nhiệm giữa phía Lập pháp và Hành pháp thì các "tướng" của Nguyễn Tấn Dũng nói chung lại càng thua đậm. Dĩ nhiên các ĐBQH bỏ phiếu cho "đồng nghiệp/đồng chí" của mình trong Quốc hội vẫn "nhẹ tay" về phần tín nhiệm thấp và "nặng tay" cho tín nhiệm cao, nhưng con số chênh lệnh khá lớn, nói lên vị trí của Quốc hội trong bối cảnh sinh hoạt chính trị của Việt Nam hiện nay khi Quốc hội được dùng làm thước đo... lòng đảng trước kỳ đại hội sắp xếp quyền lực.
"Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp trong quốc hội là: 39, 36, 30, 28, 28, 27, 26, 23, 20, 19:
Trong khi đó, "Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp phía nhà nước lên đến: 192, 157, 154, 149, 119, 111, 102, 95, 91, 79:
Trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 15 người trong Quốc hội là 23.
Trong khi đó, trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 23 thành viên phía nhà nước lên đến 77.
Đội sổ tín nhiệm thấp là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến (192 phiếu). Tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (157 phiếu) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (154 phiếu).
Đứng đầu bảng trong nhóm nhà nước là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng với 362 phiếu tín nhiệm cao và là người ít phiếu tín nhiệm thấp thứ 3. Tiếp sau Đinh La Thanh là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là những người đứng đầu bảng của nhóm nhà nước.
Con số tín nhiệm cao này cũng thấp hơn so với phiếu của những thành viên quốc hội:
Dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm 2014 này, Nguyễn Tấn Dũng chắc hẵn phải có một đại kế hoạch vừa PR cho đàn em, vừa tấn công vào phe nhóm đối nghịch. Những nhân vật đứng đầu bảng tín nhiệm cao như Đinh La Thăng, Bùi Quang Vinh, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đức Đam cần được tiếp tục đánh bóng và bảo đảm phải đứng về phe "ta". Riêng con bài đội sổ Nguyễn Thị Kim Tiến chắc hẵn Nguyễn Tấn Dũng phải có kế sách để giải quyết bà Bộ trưởng có thành tích tử vong trong ngành nổi tiếng khắp nước.
Riêng phần Nguyễn Sinh Hùng thì kết quả phiếu tín nhiệm cũng cho ông ta thấy thực trạng về giấc mơ thủ tướng hay tổng bí thư sẽ còn nhiều chông gai, khi kẻ ủng hộ ông ta cũng nhiều mà tẩy chay ông ta cũng không ít.
Cuối cùng là Trương Tấn Sang. Giữa những màn đấm đá của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng với nhau, ông ngồi khoanh tay lượm phiếu và tạo cho mình một vị trí thuận lợi trong những cuộc thư hùng từ giờ cho đến giữa năm 2016.
Không có nhận xét nào: