Trà Mi: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói cộng đồng quốc tế chưa lưu tâm đúng mức tới nhân quyền của người dân Việt Nam. Human Rights Watch kêu gọi các nước như Mỹ, Nhật, Châu Âu phải đưa ra những yêu cầu nhân quyền rõ ràng với chính phủ Việt Nam về những gì Hà Nội cần phải làm để có được mối quan hệ vững mạnh hơn với các nước giữa lúc thành tích nhân quyền Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là tồi tệ trong phúc trình thường niên mới công bố của Human Rights Watch.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, ông Brad Adams, đã dành cho Trà Mi cuộc trao đổi về đề tài nhân quyền Việt Nam nhân chuyến thăm thủ đô Washington DC trong tuần.
Ông nhận xét thế nào về vị trí của Việt Nam trên bản đồ nhân quyền thế giới hiện nay?
Ông Brad Adams: Chúng tôi không so sánh nhân quyền các nước với nhau, nhưng Việt Nam có thành tích nhân quyền hết sức tồi tệ mà xuất phát từ việc đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát tất cả. Giữa nhà nước, chính phủ, và đảng dường như là một, nghĩa là không có một định chế độc lập nào. Để bảo vệ nhân quyền, nhất thiết phải có một hệ thống tòa án và một ngành tư pháp độc lập. Tại Việt Nam, tòa án và ngành tư pháp đều là người của đảng. Không có truyền thông độc lập, không có quyền tự do lập hội, không có công đoàn độc lập, và ngay cả các tổ chức phi chính phủ đều có liên hệ với một bộ ngành nào đó của nhà nước. Tóm lại, người dân Việt Nam không có những quyền tự do căn bản như dân chúng các nước khác trên thế giới, không thể cạnh tranh quyền lãnh đạo chính trị, tranh cãi chính trị, hay hoạt động dân chủ mà không bị sách nhiễu. Trên tất cả là tại Việt Nam không có bầu cử công bằng-tự do, và đây là điểm mà chúng tôi sẽ kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ phải lưu ý.
VOA: Tới nay có những điểm nào cải thiện đáng ghi nhận, thưa ông?
VOA: Những chỉ trích thế này thường bị chính phủ Việt Nam xem là vu cáo. Hà Nội nói việc được bầu chọn làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chứng tỏ các nỗ lực cải thiện nhân quyền của họ được quốc tế công nhận. Human Rights Watch phản hồi thế nào?
Ông Brad Adams: Đáng tiếc là Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc có nhiều thành viên là các quốc gia độc tài. Đây là điều đáng xấu hổ. Cho nên, việc Hà Nội trở thành thành viên trong Hội đồng không có ý nghĩa gì liên quan đến thành tích nhân quyền của Việt Nam. Vậy thế nào mà Hà Nội lại được bầu chọn là một câu hỏi chính trị. Việt Nam chứng tỏ một số cải thiện nhân quyền như ký và phê chuẩn Công ước Chống tra tấn, nhưng họ có thật sự thực thi hay không còn là một bài toán đố. Năm ngoái, Human Rights Watch chúng tôi từng công bố khảo sát về nạn bạo hành của công an Việt Nam. Sau đó, Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên mở phiên họp về tệ trạng công an bạo hành. Đó là cuộc họp công khai, qua đó Bộ Công an, Hiệp hội Luật sư, và nhiều quan chức nhà nước được chất vấn và họ thừa nhận có tình trạng này. Dù vậy, khi chúng tôi công bố báo cáo thì Việt Nam vẫn nói là chúng tôi ‘vu cáo.’ Có sự bất nhất ở đây. Căn bản là hễ có ai chỉ trích thành tích nhân quyền Việt Nam thì Hà Nội cho là bịa đặt, vu cáo; nhưng ngay cả nội bộ giới hữu trách Việt Nam cũng thừa nhận có những vấn đề như thế.
VOA: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói cho dù Việt Nam có làm tốt bao nhiêu vẫn luôn có những thế lực tìm cách chỉ trích vì những mục tiêu khác nhau. Ông phản hồi thế nào?
Ông Brad Adams: Mục tiêu của chúng tôi là mục tiêu đầy thiện chí. Chúng tôi muốn Hà Nội tôn trọng nhân quyền vì lợi ích của người dân Việt Nam. Chúng tôi muốn nhà nước Việt Nam phải quan tâm đến nhân quyền hơn là chúng tôi. Tôi không phải là người Việt Nam, nhưng tôi quan tâm đến nhân quyền của người dân Việt Nam. Vậy nên, nhà cầm quyền Việt Nam lẽ ra phải quan tâm nhiều hơn chúng tôi mới phải. Hảo ý của chúng tôi dựa trên các chuẩn mực toàn cầu. Chúng tôi cũng báo cáo thành tích nhân quyền của các nước dân chủ nữa. Chẳng hạn chúng tôi chỉ trích về nhà tù Guantanamo của Mỹ hay việc tra tấn tù nhân ở Iraq không có nghĩa là chúng tôi có ác ý với chính phủ Mỹ mà chúng tôi muốn chính phủ Mỹ làm tốt hơn.
VOA: Hà Nội lâu nay yêu cầu các thế lực bên ngoài chớ nhân danh nhân quyền để can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác cũng như chớ áp đặt các giá trị phương Tây không phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của Việt Nam. Ông nghĩ thế nào?
VOA: Thế nhưng có lập luận rằng trong việc bảo vệ nhân quyền cần cân nhắc tới những đặc điểm riêng biệt về lịch sử, chính trị của từng nước vì cùng một hành động có thể bị xem là đe dọa an ninh quốc gia và trật tự xã hội ở nước này trong khi ở nước khác thì không. Ông nghĩ sao?
Ông Brad Adams: Các blogger Việt Nam kêu gọi dân chủ không phải là mối đe dọa cho an ninh quốc gia, mà đúng hơn là đe dọa sự an toàn của đảng cộng sản, và sự an toàn của đảng không phải là một lợi ích chính đáng của quốc gia. Lập luận của họ không phải là cách bênh vực chính đáng trước các đòi hỏi về nhân quyền.
Theo tôi, cộng đồng quốc tế nói chung chưa lưu tâm đúng mức tới nhân quyền của người dân Việt Nam. Đặc biệt là Châu Âu, họ hiếm khi lên tiếng về các vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức HRW, ông Brad Adams.
VOA: Theo ông, Hoa Kỳ cần phải làm gì hơn nữa giúp cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam giữa lúc hai nước đang đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao?
Ông Brad Adams: Chúng tôi hoan nghênh mối bang giao này. Chúng tôi muốn Việt Nam hội nhập hơn vào cộng đồng quốc tế với những mối quan hệ hữu nghị. Chúng tôi không muốn chính phủ Mỹ quá hữu nghị với Việt Nam tới mức thôi lưu ý và ngưng lên tiếng về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Đó cũng là mối quan tâm của nhiều người dân Việt Nam. Hoa Kỳ phải giữ vững quan điểm mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Đa phần người dân Việt Nam cho rằng nếu Mỹ không thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề nhân quyền Việt Nam, người dân Việt sẽ không có cơ hội.
VOA: Ông nhận xét thế nào về các nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy nhân quyền Việt Nam, liệu Hoa Kỳ đã nỗ lực hết mình hay vẫn còn nhiều điều cần phải làm hơn nữa?
Ông Brad Adams: Tôi nghĩ chính sách của Hoa Kỳ chưa được nhất quán trong việc này. Có những lúc Washington lên tiếng, chẳng hạn như trong các trường hợp các blogger, các nhà hoạt động, hay những tiếng nói chỉ trích nhà nước bị bắt, bị đưa ra xét xử ở Việt Nam. Thế nhưng cũng có những lúc Hoa Kỳ im lặng. Hiện nay là thời điểm hết sức đáng ngại khi Thượng nghị sĩ John McCain bảo trợ dự luật cho phép Mỹ bán cho Việt Nam một số thiết bị quân sự. Khi quân đội Mỹ xích lại gần hơn với quân đội Việt Nam, tôi lo rằng không biết Hoa Kỳ có sẽ còn lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền của Việt Nam nữa hay không. Chúng tôi sẽ theo dõi cẩn trọng diễn tiến này. Theo tôi, cộng đồng quốc tế nói chung chưa lưu tâm đúng mức tới nhân quyền của người dân Việt Nam. Đặc biệt là Châu Âu, họ hiếm khi lên tiếng về các vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chúng ta cần nỗ lực chung từ các nước. Chẳng hạn như Nhật, Châu Âu, Hoa Kỳ, những nước cam kết chung một tiêu chí, cần tiếp tục vận động cho nhân quyền Việt Nam và đưa ra những yêu cầu nhân quyền rõ ràng đối với chính phủ Việt Nam về những gì Hà Nội phải làm để có được mối quan hệ vững mạnh hơn với các nước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi này.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, ông Brad Adams, đã dành cho Trà Mi cuộc trao đổi về đề tài nhân quyền Việt Nam nhân chuyến thăm thủ đô Washington DC trong tuần.
Ông nhận xét thế nào về vị trí của Việt Nam trên bản đồ nhân quyền thế giới hiện nay?
Ông Brad Adams: Chúng tôi không so sánh nhân quyền các nước với nhau, nhưng Việt Nam có thành tích nhân quyền hết sức tồi tệ mà xuất phát từ việc đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát tất cả. Giữa nhà nước, chính phủ, và đảng dường như là một, nghĩa là không có một định chế độc lập nào. Để bảo vệ nhân quyền, nhất thiết phải có một hệ thống tòa án và một ngành tư pháp độc lập. Tại Việt Nam, tòa án và ngành tư pháp đều là người của đảng. Không có truyền thông độc lập, không có quyền tự do lập hội, không có công đoàn độc lập, và ngay cả các tổ chức phi chính phủ đều có liên hệ với một bộ ngành nào đó của nhà nước. Tóm lại, người dân Việt Nam không có những quyền tự do căn bản như dân chúng các nước khác trên thế giới, không thể cạnh tranh quyền lãnh đạo chính trị, tranh cãi chính trị, hay hoạt động dân chủ mà không bị sách nhiễu. Trên tất cả là tại Việt Nam không có bầu cử công bằng-tự do, và đây là điểm mà chúng tôi sẽ kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ phải lưu ý.
VOA: Tới nay có những điểm nào cải thiện đáng ghi nhận, thưa ông?
Chúng tôi không so sánh nhân quyền các nước với nhau, nhưng Việt Nam có thành tích nhân quyền hết sức tồi tệ mà xuất phát từ việc đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát tất cả. Giữa nhà nước, chính phủ, và đảng dường như là một, nghĩa là không có một định chế độc lập nào. Ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch.Ông Brad Adams: Điều này tùy vào thời điểm so sánh. Nếu nhìn Việt Nam bây giờ so với những năm 70, 80 thì mọi việc đã khá nhiều. Thời điểm đó, không ai dám thảo luận về các vấn đề chính trị. Bây giờ người ta bắt đầu bàn tới chính trị, nhưng chỉ trong vòng riêng tư thôi, còn nếu tranh cãi công khai thì có thể đi tù. Tóm lại, nhân quyền Việt Nam dù khá hơn mấy chục năm trước, nhưng vẫn còn rất tệ so với mức cần phải đạt được.
VOA: Những chỉ trích thế này thường bị chính phủ Việt Nam xem là vu cáo. Hà Nội nói việc được bầu chọn làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chứng tỏ các nỗ lực cải thiện nhân quyền của họ được quốc tế công nhận. Human Rights Watch phản hồi thế nào?
Ông Brad Adams: Đáng tiếc là Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc có nhiều thành viên là các quốc gia độc tài. Đây là điều đáng xấu hổ. Cho nên, việc Hà Nội trở thành thành viên trong Hội đồng không có ý nghĩa gì liên quan đến thành tích nhân quyền của Việt Nam. Vậy thế nào mà Hà Nội lại được bầu chọn là một câu hỏi chính trị. Việt Nam chứng tỏ một số cải thiện nhân quyền như ký và phê chuẩn Công ước Chống tra tấn, nhưng họ có thật sự thực thi hay không còn là một bài toán đố. Năm ngoái, Human Rights Watch chúng tôi từng công bố khảo sát về nạn bạo hành của công an Việt Nam. Sau đó, Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên mở phiên họp về tệ trạng công an bạo hành. Đó là cuộc họp công khai, qua đó Bộ Công an, Hiệp hội Luật sư, và nhiều quan chức nhà nước được chất vấn và họ thừa nhận có tình trạng này. Dù vậy, khi chúng tôi công bố báo cáo thì Việt Nam vẫn nói là chúng tôi ‘vu cáo.’ Có sự bất nhất ở đây. Căn bản là hễ có ai chỉ trích thành tích nhân quyền Việt Nam thì Hà Nội cho là bịa đặt, vu cáo; nhưng ngay cả nội bộ giới hữu trách Việt Nam cũng thừa nhận có những vấn đề như thế.
VOA: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói cho dù Việt Nam có làm tốt bao nhiêu vẫn luôn có những thế lực tìm cách chỉ trích vì những mục tiêu khác nhau. Ông phản hồi thế nào?
Trà Mi phỏng vấn ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch về vấn đề nhân quyền Việt Nam. |
VOA: Hà Nội lâu nay yêu cầu các thế lực bên ngoài chớ nhân danh nhân quyền để can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác cũng như chớ áp đặt các giá trị phương Tây không phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của Việt Nam. Ông nghĩ thế nào?
Các blogger Việt Nam kêu gọi dân chủ không phải là mối đe dọa cho an ninh quốc gia, mà đúng hơn là đe dọa sự an toàn của đảng cộng sản, và sự an toàn của đảng không phải là một lợi ích chính đáng của quốc gia. Ông Brad Adams.Ông Brad Adams: Vậy nhà nước Việt Nam muốn nói rằng truyền thống của họ là độc tài hay sao? Họ có truyền thống cho rằng dân chúng là ngu ngốc không cần lên tiếng và không đủ thông minh để tự chọn người lãnh đạo cho mình, hay sao? Tôi muốn họ chứng minh cụ thể khi họ cho rằng truyền thống, lịch sử, và văn hóa của người Việt Nam chỉ muốn đảng cộng sản cầm quyền mãi mãi. Những thời điểm trước khi đảng cộng sản Việt Nam lên nắm quyền, truyền thống lúc đó là gì? Ngày nay, truyền thống của người Việt thế nào khi càng lúc càng có nhiều người lên tiếng đấu tranh đòi dân chủ-nhân quyền? Điểm thứ hai về việc mà họ gọi là ‘can thiệp vào chuyện nội bộ’, Việt Nam đã ký Hiến chương Liên hiệp quốc và nhiều Công ước nhân quyền quốc tế khác, đồng ý với các chuẩn mực trên thế giới. Cho nên, không có cái gọi là xâm phạm chủ quyền của nước khác về mặt nhân quyền vì các nước kể cả Việt Nam, đã đồng ý từ bỏ chủ quyền riêng của mình trong lĩnh vực này khi ký kết các Công ước bảo đảm và tôn trọng nhân quyền. Các quyền căn bản của con người có giá trị toàn cầu, vượt qua mọi biên giới lãnh thổ. Vấn đề chủ quyền nghĩa là không một quân đội nước nào được xâm lấn một nước khác. Họ không nên nhập nhằng vấn đề. Không có chuyện chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực các quyền tự do của mỗi con người.
VOA: Thế nhưng có lập luận rằng trong việc bảo vệ nhân quyền cần cân nhắc tới những đặc điểm riêng biệt về lịch sử, chính trị của từng nước vì cùng một hành động có thể bị xem là đe dọa an ninh quốc gia và trật tự xã hội ở nước này trong khi ở nước khác thì không. Ông nghĩ sao?
Ông Brad Adams: Các blogger Việt Nam kêu gọi dân chủ không phải là mối đe dọa cho an ninh quốc gia, mà đúng hơn là đe dọa sự an toàn của đảng cộng sản, và sự an toàn của đảng không phải là một lợi ích chính đáng của quốc gia. Lập luận của họ không phải là cách bênh vực chính đáng trước các đòi hỏi về nhân quyền.
Theo tôi, cộng đồng quốc tế nói chung chưa lưu tâm đúng mức tới nhân quyền của người dân Việt Nam. Đặc biệt là Châu Âu, họ hiếm khi lên tiếng về các vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức HRW, ông Brad Adams.
VOA: Theo ông, Hoa Kỳ cần phải làm gì hơn nữa giúp cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam giữa lúc hai nước đang đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao?
Ông Brad Adams: Chúng tôi hoan nghênh mối bang giao này. Chúng tôi muốn Việt Nam hội nhập hơn vào cộng đồng quốc tế với những mối quan hệ hữu nghị. Chúng tôi không muốn chính phủ Mỹ quá hữu nghị với Việt Nam tới mức thôi lưu ý và ngưng lên tiếng về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Đó cũng là mối quan tâm của nhiều người dân Việt Nam. Hoa Kỳ phải giữ vững quan điểm mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Đa phần người dân Việt Nam cho rằng nếu Mỹ không thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề nhân quyền Việt Nam, người dân Việt sẽ không có cơ hội.
VOA: Ông nhận xét thế nào về các nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy nhân quyền Việt Nam, liệu Hoa Kỳ đã nỗ lực hết mình hay vẫn còn nhiều điều cần phải làm hơn nữa?
Ông Brad Adams: Tôi nghĩ chính sách của Hoa Kỳ chưa được nhất quán trong việc này. Có những lúc Washington lên tiếng, chẳng hạn như trong các trường hợp các blogger, các nhà hoạt động, hay những tiếng nói chỉ trích nhà nước bị bắt, bị đưa ra xét xử ở Việt Nam. Thế nhưng cũng có những lúc Hoa Kỳ im lặng. Hiện nay là thời điểm hết sức đáng ngại khi Thượng nghị sĩ John McCain bảo trợ dự luật cho phép Mỹ bán cho Việt Nam một số thiết bị quân sự. Khi quân đội Mỹ xích lại gần hơn với quân đội Việt Nam, tôi lo rằng không biết Hoa Kỳ có sẽ còn lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền của Việt Nam nữa hay không. Chúng tôi sẽ theo dõi cẩn trọng diễn tiến này. Theo tôi, cộng đồng quốc tế nói chung chưa lưu tâm đúng mức tới nhân quyền của người dân Việt Nam. Đặc biệt là Châu Âu, họ hiếm khi lên tiếng về các vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chúng ta cần nỗ lực chung từ các nước. Chẳng hạn như Nhật, Châu Âu, Hoa Kỳ, những nước cam kết chung một tiêu chí, cần tiếp tục vận động cho nhân quyền Việt Nam và đưa ra những yêu cầu nhân quyền rõ ràng đối với chính phủ Việt Nam về những gì Hà Nội phải làm để có được mối quan hệ vững mạnh hơn với các nước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi này.
Nguồn: VOA - 9/2/2015
Không có nhận xét nào: