Cộng đồng quốc tế chỉ trích Trung Quốc xâm lấn Biển Đông nhiều hơn và mạnh mẽ hơn trước.
Sau khi các ngoại trưởng nhóm G7 (bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật) phát hành một tuyên bố chung, bày tỏ sự lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông nhằm thay đổi nguyên trạng vùng biển này, khiến tình hình an ninh trong khu vực này thêm căng thẳng, tướng Gregorio Catapang, tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, kêu gọi Trung Quốc hãy chấm dứt việc bồi đắp các bãi đá tại quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và biến các đảo nhân tạo thành một chuỗi căn cứ quân sự nhằm kiểm soát Biển Đông.
Tướng Catapang nhận định, sự hung hăng của Trung Quốc đang gây bất ổn trong khu vực. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế phải lên tiếng về những tác hại do sự hung hăng của Trung Quốc gây ra.
Cũng vào thời điểm này, Philippines loan báo sẽ điều động cảnh sát biển hộ tống các tàu đánh cá của Philippines hoạt động tại Biển Đông. Trước đó, tàu hải giám của Trung Quốc đã dùng vòi rồng xua các tàu đánh cá của Philippines ra khỏi bãi Scarborough ở quần đảo Trường Sa.
Bãi Scarborough cách bờ biển Trung Quốc 472 hải lý trong khi cách bờ biển Philippines 124 hải lý nhưng Trung Quốc tuyên bố bãi này thuộc vùng biển bất khả tranh biện về chủ quyền của họ.
Philippines giải thích việc điều động cảnh sát biển hộ tống các tàu đánh cá của Philippines hoạt động tại Biển Đông là nhằm bảo vệ ngư dân Philippines, ngăn chặn sự sách nhiễu chứ không nhằm khiêu khích.
Ngoài tuyên bố chung của nhóm G7, cuối tuần qua, sau một cuộc hội đàm tại Washington D.C, ba thứ trưởng Ngoại Giao của Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn cũng đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “đơn phương” thực hiện các hành vi xâm lấn Biển Đông.
Ông Antony Blinken, thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ lập lại quan điểm của Hoa Kỳ về tranh chấp chủ quyền giữa các bên trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đó là những tranh chấp này cần phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Không quốc gia nào có quyền đơn phương thực hiện những hành động nằm ngoài các qui định này.
Ông Akitaka Saiki, thứ trưởng Ngoại Giao Nhật, nói thêm rằng, Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn hoan nghênh sự phát triển hòa bình và hài hòa của Trung Quốc nhưng ở vị trị cường quốc hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, Trung Quốc phải có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp quốc tế và giải tỏa lo ngại chung của các quốc gia trong khu vực và Châu Á về những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Cho Tae-Yong, thứ trưởng Ngoại Giao Nam Hàn, kêu gọi nên áp dụng các khuôn khổ pháp lý hiện hành nhằm “bảo đảm quyền tự do hàng hải và sự ổn định trong khu vực.” Để được như thế, Trung Quốc và ASEAN nên nhanh chóng hoàn tất đàm phán để thông qua bộ “Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC).
Bất chấp những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phải do các bên có liên quan “trực tiếp giải quyết.” Mặt khác, Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có quyền xây dựng bất kỳ công trình nào tại Biển Đông vì việc xây dựng diễn ra trong khu vực thuộc chủ quyền “bất khả tranh biện” của Trung Quốc.
Thái độ và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông khiến khu vực này trở thành một điểm nóng. Năm nay, cuộc tập trận chung thường niên giữa Hoa Kỳ và Philippines được xem là lớn chưa từng có. Cuộc tập trân mang tên Balikatan này kéo dài từ 20 tháng 4 đến 30 tháng 4 với sự tham dự của 12,000 quân nhân hai bên, gấp đôi cuộc tập trận hồi năm ngoái. (G.Đ)
Sau khi các ngoại trưởng nhóm G7 (bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật) phát hành một tuyên bố chung, bày tỏ sự lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông nhằm thay đổi nguyên trạng vùng biển này, khiến tình hình an ninh trong khu vực này thêm căng thẳng, tướng Gregorio Catapang, tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, kêu gọi Trung Quốc hãy chấm dứt việc bồi đắp các bãi đá tại quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và biến các đảo nhân tạo thành một chuỗi căn cứ quân sự nhằm kiểm soát Biển Đông.
Tướng Catapang nhận định, sự hung hăng của Trung Quốc đang gây bất ổn trong khu vực. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế phải lên tiếng về những tác hại do sự hung hăng của Trung Quốc gây ra.
Cũng vào thời điểm này, Philippines loan báo sẽ điều động cảnh sát biển hộ tống các tàu đánh cá của Philippines hoạt động tại Biển Đông. Trước đó, tàu hải giám của Trung Quốc đã dùng vòi rồng xua các tàu đánh cá của Philippines ra khỏi bãi Scarborough ở quần đảo Trường Sa.
Bãi Scarborough cách bờ biển Trung Quốc 472 hải lý trong khi cách bờ biển Philippines 124 hải lý nhưng Trung Quốc tuyên bố bãi này thuộc vùng biển bất khả tranh biện về chủ quyền của họ.
Philippines giải thích việc điều động cảnh sát biển hộ tống các tàu đánh cá của Philippines hoạt động tại Biển Đông là nhằm bảo vệ ngư dân Philippines, ngăn chặn sự sách nhiễu chứ không nhằm khiêu khích.
Ngoài tuyên bố chung của nhóm G7, cuối tuần qua, sau một cuộc hội đàm tại Washington D.C, ba thứ trưởng Ngoại Giao của Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn cũng đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “đơn phương” thực hiện các hành vi xâm lấn Biển Đông.
Ông Antony Blinken, thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ lập lại quan điểm của Hoa Kỳ về tranh chấp chủ quyền giữa các bên trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đó là những tranh chấp này cần phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Không quốc gia nào có quyền đơn phương thực hiện những hành động nằm ngoài các qui định này.
Ông Akitaka Saiki, thứ trưởng Ngoại Giao Nhật, nói thêm rằng, Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn hoan nghênh sự phát triển hòa bình và hài hòa của Trung Quốc nhưng ở vị trị cường quốc hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, Trung Quốc phải có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp quốc tế và giải tỏa lo ngại chung của các quốc gia trong khu vực và Châu Á về những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Cho Tae-Yong, thứ trưởng Ngoại Giao Nam Hàn, kêu gọi nên áp dụng các khuôn khổ pháp lý hiện hành nhằm “bảo đảm quyền tự do hàng hải và sự ổn định trong khu vực.” Để được như thế, Trung Quốc và ASEAN nên nhanh chóng hoàn tất đàm phán để thông qua bộ “Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC).
Bất chấp những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phải do các bên có liên quan “trực tiếp giải quyết.” Mặt khác, Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có quyền xây dựng bất kỳ công trình nào tại Biển Đông vì việc xây dựng diễn ra trong khu vực thuộc chủ quyền “bất khả tranh biện” của Trung Quốc.
Thái độ và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông khiến khu vực này trở thành một điểm nóng. Năm nay, cuộc tập trận chung thường niên giữa Hoa Kỳ và Philippines được xem là lớn chưa từng có. Cuộc tập trân mang tên Balikatan này kéo dài từ 20 tháng 4 đến 30 tháng 4 với sự tham dự của 12,000 quân nhân hai bên, gấp đôi cuộc tập trận hồi năm ngoái. (G.Đ)
Không có nhận xét nào: