Tòa Giám mục Xuân Lộc
210 Hùng Vương, Xuân Bình, Long Khánh, Đồng Nai.
Kính gửi : Ban Tôn giáo Chính phủ
Theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính Phủ qua văn thư số 40/TGCP-PCTT, chúng tôi xin có một số nhận định và góp ý cho bản dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
I. NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý:
1. Về tên gọi: “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” có thể gây hiểu lầm, vì tôn giáo nào cũng đã có luật. Xin đề nghị gọi là “Luật về tín ngưỡng, tôn giáo”.
2. Thời hạn góp ý: đây là một văn bản luật quan trọng, có liên hệ thiết thực tới đời sống của một số rất lớn, nếu không nói là đại đa số người dân, cần có một thời gian đủ dài để tìm hiểu, suy nghĩ, để các tập thể trao đổi, đón nhận ý kiến của các cá nhân. Lấy lý do “để bảo đảm chất lượng và tiến độ” mà thời hạn đưa ra quá ngắn (ký ngày 10 tháng 4, chưa kể gửi đi, mà phải gửi về trước ngày 05 tháng 5) thì chắc chắn không thể “bảo đảm chất lượng” được.
3. Vì thời gian quá gấp, chúng tôi xin gửi ý kiến đóng góp trước qua “CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” trong mục “LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT – Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo”. Xin gửi văn bản qua thư chuyển phát nhanh vào sáng mai, ngày 05.05.2015.
4. Vì không có đủ thời gian để có những góp ý một cách chi tiết, cụ thể, chúng tôi xin có một vài góp ý tổng quát như sau:
- Các tổ chức tôn giáo cần phải được nhìn nhận tư cách pháp nhân. Đây là một thiếu sót lớn của bản dự thảo sẽ dẫn đến nhiều bất cập khác. Cần qui định rõ ràng về điều này để bảo đảm các tổ chức tôn giáo cũng bình đẳng trước pháp luật như các tổ chức khác, đặc biệt trong những lãnh vực liên quan đến đất đai, tài sản của các tổ chức tôn giáo mà luật Dân sự 2005 qui định;
- Trong bản dự thảo, điều thấy được không phải là “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” nhưng có thể thấy rõ sự can thiệp của Nhà nước vào những vấn đề mang tính nội bộ sinh hoạt tôn giáo với cơ chế XIN – CHO xuyên suốt bản dự thảo;
- Bản dự thảo có xét đến sự bình đẳng giữa các tổ chức tôn giáo nhưng các tổ chức tôn giáo lại không được tham gia vào các hoạt động xã hội bình đẳng với các tổ chức, cơ quan khác;
Có những điều, khoản rõ ràng có tính phân biệt, kỳ thị người có tôn giáo, trong khi đây là những điều luật áp dụng chung cho mọi công dân (ví dụ các số 5, 6 và 7 của điều 6; hơn nữa, điều 6 này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần);
- Có những từ ngữ có thể dẫn đến những lạm quyền, nhũng nhiễu, giải thích luật tùy tiện. Hệ luận của điều này là tình trạng thiếu sự đồng bộ trong chính quyền, sẽ gây nên sự bất mãn với chính quyền, bất ổn cho xã hội. Ví dụ: đây là văn bản luật, nhưng lại thường xuyên xuất hiện cụm từ rất mơ hồ “theo quy định của pháp luật”. Văn bản luật cần sử dụng từ ngữ minh bạch, rõ ràng;
II. KIẾN NGHỊ:
Chúng tôi xin bày tỏ sự nhất trí với bản “Nhận định và Góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam” đồng thời có những kiến nghị sau:
1. Chúng tôi đề nghị: để thêm một thời gian ít là ba tháng nữa để các cá nhân, tổ chức tôn giáo có thể đóng góp ý kiến một cách chất lượng được;
2. Các ý kiến đóng góp cần được đón nhận với thiện chí một cách nghiêm túc
210 Hùng Vương, Xuân Bình, Long Khánh, Đồng Nai.
GÓP Ý: CHO DỰ THẢO 4 - LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Kính gửi : Ban Tôn giáo Chính phủ
Theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính Phủ qua văn thư số 40/TGCP-PCTT, chúng tôi xin có một số nhận định và góp ý cho bản dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
I. NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý:
1. Về tên gọi: “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” có thể gây hiểu lầm, vì tôn giáo nào cũng đã có luật. Xin đề nghị gọi là “Luật về tín ngưỡng, tôn giáo”.
2. Thời hạn góp ý: đây là một văn bản luật quan trọng, có liên hệ thiết thực tới đời sống của một số rất lớn, nếu không nói là đại đa số người dân, cần có một thời gian đủ dài để tìm hiểu, suy nghĩ, để các tập thể trao đổi, đón nhận ý kiến của các cá nhân. Lấy lý do “để bảo đảm chất lượng và tiến độ” mà thời hạn đưa ra quá ngắn (ký ngày 10 tháng 4, chưa kể gửi đi, mà phải gửi về trước ngày 05 tháng 5) thì chắc chắn không thể “bảo đảm chất lượng” được.
3. Vì thời gian quá gấp, chúng tôi xin gửi ý kiến đóng góp trước qua “CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” trong mục “LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT – Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo”. Xin gửi văn bản qua thư chuyển phát nhanh vào sáng mai, ngày 05.05.2015.
4. Vì không có đủ thời gian để có những góp ý một cách chi tiết, cụ thể, chúng tôi xin có một vài góp ý tổng quát như sau:
- Các tổ chức tôn giáo cần phải được nhìn nhận tư cách pháp nhân. Đây là một thiếu sót lớn của bản dự thảo sẽ dẫn đến nhiều bất cập khác. Cần qui định rõ ràng về điều này để bảo đảm các tổ chức tôn giáo cũng bình đẳng trước pháp luật như các tổ chức khác, đặc biệt trong những lãnh vực liên quan đến đất đai, tài sản của các tổ chức tôn giáo mà luật Dân sự 2005 qui định;
- Trong bản dự thảo, điều thấy được không phải là “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” nhưng có thể thấy rõ sự can thiệp của Nhà nước vào những vấn đề mang tính nội bộ sinh hoạt tôn giáo với cơ chế XIN – CHO xuyên suốt bản dự thảo;
- Bản dự thảo có xét đến sự bình đẳng giữa các tổ chức tôn giáo nhưng các tổ chức tôn giáo lại không được tham gia vào các hoạt động xã hội bình đẳng với các tổ chức, cơ quan khác;
Có những điều, khoản rõ ràng có tính phân biệt, kỳ thị người có tôn giáo, trong khi đây là những điều luật áp dụng chung cho mọi công dân (ví dụ các số 5, 6 và 7 của điều 6; hơn nữa, điều 6 này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần);
- Có những từ ngữ có thể dẫn đến những lạm quyền, nhũng nhiễu, giải thích luật tùy tiện. Hệ luận của điều này là tình trạng thiếu sự đồng bộ trong chính quyền, sẽ gây nên sự bất mãn với chính quyền, bất ổn cho xã hội. Ví dụ: đây là văn bản luật, nhưng lại thường xuyên xuất hiện cụm từ rất mơ hồ “theo quy định của pháp luật”. Văn bản luật cần sử dụng từ ngữ minh bạch, rõ ràng;
II. KIẾN NGHỊ:
Chúng tôi xin bày tỏ sự nhất trí với bản “Nhận định và Góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam” đồng thời có những kiến nghị sau:
1. Chúng tôi đề nghị: để thêm một thời gian ít là ba tháng nữa để các cá nhân, tổ chức tôn giáo có thể đóng góp ý kiến một cách chất lượng được;
2. Các ý kiến đóng góp cần được đón nhận với thiện chí một cách nghiêm túc
Long Khánh, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tòa Giám mục Xuân Lộc
Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc
Mời xem bản nhận định và góp ý của:
1- Giáo phận Kontum: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2015/05/gm-kontum-noi-voi-chu-tich-quoc-hoi-vn.html
2- Giáo phận Bắc Ninh : http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2015/05/giao-phan-bac-ninh-nhan-inh-va-gop-y-ve.html
1- Giáo phận Kontum: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2015/05/gm-kontum-noi-voi-chu-tich-quoc-hoi-vn.html
2- Giáo phận Bắc Ninh : http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2015/05/giao-phan-bac-ninh-nhan-inh-va-gop-y-ve.html
3 - Giáo phận Vinh: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2015/05/tgm-giao-phan-vinh-nhan-inh-va-gop-y-du.html#more
4 - Quốc Hội: Dự Thảo 4 "Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo"
5 - Hội đồng Giám mục Việt Nam: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2015/05/hgmvn-nhan-inh-va-gop-y-du-thao-4-luat.html
4 - Quốc Hội: Dự Thảo 4 "Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo"
5 - Hội đồng Giám mục Việt Nam: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2015/05/hgmvn-nhan-inh-va-gop-y-du-thao-4-luat.html
Không có nhận xét nào: