TS Phạm Huy Thông: Ngày 20-6-2015, tại Viện nghiên cứu và phát triển (35 Điện Biên Phủ), Trung tâm Minh Triết đã tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học về “ Con đường tơ lụa trên biển”. Tham dự cuộc Tọa đàm có khoảng 200 người tham dự trong đó có rất nhiều gương mặt quen là học giả, cán bộ lão thành như GSTS Trần Ngọc Vương, GS Nguyễn Lanh, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, ông Nguyễn Trung, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, Nguyễn Kim Phúc, đại tá Nguyễn Đăng Quang, nghệ sỹ Kim Chi…đặc biệt có nhiều tướng lĩnh như Đặng Quốc Bảo, Lê Văn Lương, Lê Văn Cương.
Sau lời khai mạc vắn tắt và giới thiệu đại biểu của TS Đinh Hoàng Thắng (nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan), nhà nghiên cứu trẻ về Trung Quốc là TS Trịnh văn Định (Đại học KHXHNV Hà Nội) đã trình bày báo cáo đề dẫn với tên gọi: Con đường tơ lụa- Con đường thế giới về chầu Thiên triều. Theo tác giả có 2 hàm ý. Đó là con đường mà Trung Quốc muốn thế giới quy phục nhưng cũng có nghĩa là sự cáo chung. Diễn giả cho rằng, ngoài con đường tự nhiên thì lịch sử Trung Quốc cũng đã hình thành nhiều con đường nhân tạo. Con đường tơ lụa đầu tiên được hình thành năm 1877, mục đích là để diệt Hung Nô. Thời nhà Tùy, có con đường Đại Vận Hà nhằm bá chủ Trung Nguyên. Con đường tơ lụa hiện nay, đúng tên gọi của nó là “ Nhất đới nhất lộ” (một vành đai, một con đường) do Tập Cận Bình nêu lên hồi cuối tháng 9-2013 nhằm chinh phục thế giới, khẳng định vị trí cường quốc số 1 của Trung Quốc. Trung Quốc dùng nhiều biện pháp để triển khai kế hoạch này như lập quỹ “Con đường tơ lụa” hàng trăm triệu đô la mà nước nào tham gia là vung tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển, đường giao thông. Tổ chức quảng bá, tuyên truyền và mua chuộc các nước bằng kinh tế nhất là tầng lớp lãnh đạo.
Sau lời khai mạc vắn tắt và giới thiệu đại biểu của TS Đinh Hoàng Thắng (nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan), nhà nghiên cứu trẻ về Trung Quốc là TS Trịnh văn Định (Đại học KHXHNV Hà Nội) đã trình bày báo cáo đề dẫn với tên gọi: Con đường tơ lụa- Con đường thế giới về chầu Thiên triều. Theo tác giả có 2 hàm ý. Đó là con đường mà Trung Quốc muốn thế giới quy phục nhưng cũng có nghĩa là sự cáo chung. Diễn giả cho rằng, ngoài con đường tự nhiên thì lịch sử Trung Quốc cũng đã hình thành nhiều con đường nhân tạo. Con đường tơ lụa đầu tiên được hình thành năm 1877, mục đích là để diệt Hung Nô. Thời nhà Tùy, có con đường Đại Vận Hà nhằm bá chủ Trung Nguyên. Con đường tơ lụa hiện nay, đúng tên gọi của nó là “ Nhất đới nhất lộ” (một vành đai, một con đường) do Tập Cận Bình nêu lên hồi cuối tháng 9-2013 nhằm chinh phục thế giới, khẳng định vị trí cường quốc số 1 của Trung Quốc. Trung Quốc dùng nhiều biện pháp để triển khai kế hoạch này như lập quỹ “Con đường tơ lụa” hàng trăm triệu đô la mà nước nào tham gia là vung tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển, đường giao thông. Tổ chức quảng bá, tuyên truyền và mua chuộc các nước bằng kinh tế nhất là tầng lớp lãnh đạo.
Sang phần thảo luận, Thiếu tướng PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an đăng đàn đầu tiên (ảnh trên). Ông nói vo, không giấy tờ văn bản. Ông nói, ông mừng vì có những người trẻ mà đã hiểu Trung Quốc như TS Định. Chúng ta ở bên cạnh Trung Quốc nên phải hiểu Trung Quốc là ai? Trung Quốc, Việt Nam không chỉ là núi liền núi, sông liền sông mà còn biển liền biển, trời liền trời. Từ khi thành lập Trung Nguyên đến nay là 2.700 năm, quốc gia này đã tổ chức nhiều cuộc xâm lăng ra láng giềng, tính ra cứ 13 năm có 1 cuộc xâm chiếm. Nhưng dưới thời Đảng cộng sản Trung Quốc, 1 năm họ tổ chức 13 cuộc gây hấn với láng giềng. Riêng Việt Nam, họ đã 6 lần xua quân xâm lược nước ta. Đấy là không kể những lần họ xâm lược bằng ngoại giáo và pháp lý. Ví dụ năm 2009, họ trình đường lưỡi bò lên Liên hiệp quốc hay năm 2012, họ lập thành phố Tam Sa trên lãnh thổ Việt Nam…Họ không hề có % nào là cộng sản. Họ chỉ là tổ chức sô vanh, là chủ nghĩa tư bản độc đảng nguy hại gấp nhiều lần tư bản đa đảng. Họ có nhiều tham vọng muốn thống trị thế giới để khẳng định cường quốc số 1 của mình. Nhưng trong nội bộ họ đầy những mâu thuẫn có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
GS Nguyễn Lanh cảnh báo, vùng đất 50 năm không có tranh chấp thì đương nhiên thuộc về người đang làm chủ. Vậy thì Hoàng Sa chỉ 9 năm nữa sẽ vĩnh viễn thuộc về Trung Quốc, còn Trường Sa thì vài chục năm nữa. Chúng ta cam chịu vậy sao?
GSTS Trần Ngọc Vương nói rằng, chúng ta đang mắc mưu Trung Quốc. Chẳng có con đường tơ lụa nào ở đây cả. Đó là con đường chinh phục thế giới. Trung Quốc có nhiều nỗi lo phải giải quyết. Do mất cân bằng giới tính (135 Nam/100 nữ) nên hiện có 100 triệu anh đực rựa không có vợ. Mất an ninh xã hội cũng từ đây và Trung Quốc buộc phải đi chinh phục thế giới cũng có mục tiêu giải quyết nhu cầu đàn ông, đàn bà này. Trung Quốc rất giỏi mua chuộc các nước láng giềng. Ngày xưa cứ nói đi cống triều nhưng vua Thiên triều còn cho lại gấp nhiều lần của đi cống nhằm chinh phục bề tôi. Cần hết sức cảnh giác, ở biên giới, con cán bộ từ cấp xã trở lên đã được Trung Quốc cấp học bổng đi du học nước ngoài. Nguy quá. Lòng yêu nước của chúng ta đâu rồi? Muốn “thoát Trung” hãy thoát khỏi tên Việt gian trong mỗi người.
TS Trần Vịnh ( Đại học Văn hóa) nêu vấn đề làm ngạc nhiên cử tọa. Ông nói, sao chúng ta lại lo cái mà không bao giờ thành hiện thực vì Trung Quốc sẽ nổ vỡ chẳng bao lâu nữa. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử gây hấn và xâm chiếm nhưng chưa bao giờ họ thắng trận. Xã hội Trung Quốc đầy hoang tưởng và dối trá. Họ phải mất cả nửa thế kỷ để hội nhập với loài người. Tập đoàn Bắc Kinh là tập đoàn tội ác loạn thần kinh tập thể.
Vì quá nhiều nhà lão thành ý kiến nên tướng Lê Mã Lương chỉ được mời nói cuối cùng trước lúc 12 giờ. Ông hài hước, tôi 8 năm đánh Tàu , ra trận đi đầu mà hội thảo thì chỉ được nói sau cùng. Ông bảo, lính việt Nam rất giỏi, tiếp nhận tàu Kilô, máy bay SU 22 rất thành thạo nhưng nếu không cơ cấu lại Bộ quốc phòng thì không thể đánh nhau được mà chiến tranh thì đã cận kề. Trước đây, Việt Nam dùng vũ khí Liên Xô, Trung Quốc đánh Mỹ bây giờ lại đến lúc chúng ta phải dùng vũ khí Nga và Mỹ để đánh Tàu.
Giờ giải lao cũng như ăn trưa, mọi người tiếp tục thảo luận (ảnh dưới). Kết thúc, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết cảm ơn các diễn giả và cử tọa. Ông trao kỷ niệm của Trung tâm cho các diễn giả. Mọi người hy vọng sẽ có nhiều cuộc tọa đàm hữu ích như vậy nữa.
TS. Phạm Huy Thông
Tác giả gửi TNCG
Không có nhận xét nào: