TNCG: Trong ý thức trách nhiệm của một Kitô hữu phải đồng hành với những đau thương của dân tộc mình, hiệp thông và chia sẻ những đau thương của đồng bào Miền trung thân yêu, cách riêng của gia đình nạn nhân Cấn Thị Thuê, thánh lễ cầu nguyện cho công lý – hòa bình cuối tháng Sáu, được cử hành vào lúc 20 giờ Chúa Nhật 26/06/2016 tại Nhà Thờ Thái Hà số 180/2 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Thánh lễ do Cha Giuse Ngô Văn Kha, phó bề trên Tu viện DCCT Hà Nội chủ tế và cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong giảng lễ. Tất cả có 7 cha trong Tu viện đồng tế cùng với hơn 2000 người dân trong đó có hai người con bà Cấn Thị Thêu là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư và nhiều anh chị em không cùng tôn giáo hiện diện.
Mở đầu bài giảng cha Nam Phong đã mời gọi mọi người cùng tìm câu trả lời cho trăn trở của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong lá Thư Chung gửi giáo phận Vinh: “vào thời điểm đất nước lâm nguy, biển thì ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?”
Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong đã nhắc lại đây là ngày thứ 83 diễn ra thảm họa môi trường, chia sẻ về chuyến đi thăm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, về khóa học Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và những trải nghiệm của mình về nỗi thống khổ này mà căn nguyên là từ sự thống trị của chủ nghĩa vô thần cộng sản.
Bài giảng xoay quanh thao thức của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp trước hiện tình của đất nước và cùng thổn thức với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước nỗi đau của ngư dân, đồng thời phân tích về nguyên nhân của vấn đề là từ “4 cái chết” theo như lời Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: “cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.”
Mà căn nguyên của mọi căn nguyên là từ cái chết của chính trị, khi mà con người theo như chủ nghĩa vô thần chỉ là “tập hợp các mối quan hệ xã hội” nơi mà con người không còn được tôn trọng phẩm giá theo như bản chất của mình.
Cha Nam Phong khẳng định: “Trong thực tế nếu chúng ta phải chỉ rõ nguyên nhân từng mảng rộng khắp của xã hội như: văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, luân lý và ngay cả tôn giáo mà thảm họa môi trường ở miền trung chỉ là một ví dụ điển hình, thì chúng ta phải chân thành nói rõ với nhau rằng: Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là từ cơ chế chính trị hiện tại, một cơ chế mà huấn quyền của Hội Thánh gọi tên, chỉ rõ đó là cơ chế của tội ác gây nên. Một cơ chế mà trong đó các quyền của con người không được bảo đảm. Tất cả các quyền thiêng liêng được Thượng Đế ban cho con người đều bị tước đoạt. Trong cơ chế đó, con người chỉ là một cái gì đó chứ không phải là ai đó đã được Thượng Đế sáng tạo và dựng nên.”
Từ chính cái “cơ chế tội ác” này đã đẩy con người và xã hội vào tình trạng bất ổn kéo dài, gây nên những bất công và câu chuyện của dân oan Dương Nội cũng bắt đầu từ đó.
Sự thật trần trụi về thân phận và tương lai của dân tộc VIệt Nam đã được cô giáo Trần Thị Lan, ở Hà Tĩnh diễn tả trong bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh”, cũng chính là những tâm tình của ai lo toan vận mệnh nước nhà.
Anh Trịnh Bá Tư, con trai bà Cấn Thị Thêu bày tỏ đồng tình với bài chia sẻ của cha Nguyễn Ngọc Nam Phong “cha Nam Phong đã chỉ ra nguyên nhân mà mẹ tôi đã bị bắt giam: đó chính là từ cơ chế tội ác này, từ chính thể chế độc tài cộng sản. Chúng tôi cảm thấy được an ủi khi có sự đồng hành của mọi người”.
Cuối thánh lễ, toàn thể cộng đoàn cùng nhau thắp lên ngọn nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Các hội đoàn và cả các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền cùng nhau đòi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, và thả tự do cho bà Cấn Thị Thêu.
Gia đình dân oan Cấn Thị Thêu đã bảy tỏ lòng tri ân với cộng đoàn, anh Trịnh Bá Phương tiếp tục khẳng định rằng mẹ anh vô tội và lên án việc giam giữ bất công bà.
Thánh lễ do Cha Giuse Ngô Văn Kha, phó bề trên Tu viện DCCT Hà Nội chủ tế và cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong giảng lễ. Tất cả có 7 cha trong Tu viện đồng tế cùng với hơn 2000 người dân trong đó có hai người con bà Cấn Thị Thêu là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư và nhiều anh chị em không cùng tôn giáo hiện diện.
Mở đầu bài giảng cha Nam Phong đã mời gọi mọi người cùng tìm câu trả lời cho trăn trở của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong lá Thư Chung gửi giáo phận Vinh: “vào thời điểm đất nước lâm nguy, biển thì ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?”
Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong đã nhắc lại đây là ngày thứ 83 diễn ra thảm họa môi trường, chia sẻ về chuyến đi thăm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, về khóa học Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và những trải nghiệm của mình về nỗi thống khổ này mà căn nguyên là từ sự thống trị của chủ nghĩa vô thần cộng sản.
Bài giảng xoay quanh thao thức của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp trước hiện tình của đất nước và cùng thổn thức với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước nỗi đau của ngư dân, đồng thời phân tích về nguyên nhân của vấn đề là từ “4 cái chết” theo như lời Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: “cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.”
Mà căn nguyên của mọi căn nguyên là từ cái chết của chính trị, khi mà con người theo như chủ nghĩa vô thần chỉ là “tập hợp các mối quan hệ xã hội” nơi mà con người không còn được tôn trọng phẩm giá theo như bản chất của mình.
Cha Nam Phong khẳng định: “Trong thực tế nếu chúng ta phải chỉ rõ nguyên nhân từng mảng rộng khắp của xã hội như: văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, luân lý và ngay cả tôn giáo mà thảm họa môi trường ở miền trung chỉ là một ví dụ điển hình, thì chúng ta phải chân thành nói rõ với nhau rằng: Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là từ cơ chế chính trị hiện tại, một cơ chế mà huấn quyền của Hội Thánh gọi tên, chỉ rõ đó là cơ chế của tội ác gây nên. Một cơ chế mà trong đó các quyền của con người không được bảo đảm. Tất cả các quyền thiêng liêng được Thượng Đế ban cho con người đều bị tước đoạt. Trong cơ chế đó, con người chỉ là một cái gì đó chứ không phải là ai đó đã được Thượng Đế sáng tạo và dựng nên.”
Từ chính cái “cơ chế tội ác” này đã đẩy con người và xã hội vào tình trạng bất ổn kéo dài, gây nên những bất công và câu chuyện của dân oan Dương Nội cũng bắt đầu từ đó.
Sự thật trần trụi về thân phận và tương lai của dân tộc VIệt Nam đã được cô giáo Trần Thị Lan, ở Hà Tĩnh diễn tả trong bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh”, cũng chính là những tâm tình của ai lo toan vận mệnh nước nhà.
Anh Trịnh Bá Tư, con trai bà Cấn Thị Thêu bày tỏ đồng tình với bài chia sẻ của cha Nguyễn Ngọc Nam Phong “cha Nam Phong đã chỉ ra nguyên nhân mà mẹ tôi đã bị bắt giam: đó chính là từ cơ chế tội ác này, từ chính thể chế độc tài cộng sản. Chúng tôi cảm thấy được an ủi khi có sự đồng hành của mọi người”.
Cuối thánh lễ, toàn thể cộng đoàn cùng nhau thắp lên ngọn nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Các hội đoàn và cả các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền cùng nhau đòi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, và thả tự do cho bà Cấn Thị Thêu.
Gia đình dân oan Cấn Thị Thêu đã bảy tỏ lòng tri ân với cộng đoàn, anh Trịnh Bá Phương tiếp tục khẳng định rằng mẹ anh vô tội và lên án việc giam giữ bất công bà.
cộng tác viên
Không có nhận xét nào: