Bà Yến nói bà sẵn sàng chấp nhận việc bãi nhiệm |
BBC - Nữ đại biểu quốc hội giàu nhất Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ cáo buộc bà 'khai man' lý lịch và nói bà bị 'bôi nhọ, hành hạ và sỉ nhục' trong trả lời phỏng vấn BBC bằng thư điện tử.
Sau khi gửi các câu trả lời tới BBC sáng thứ Bẩy, bà Yến cũng đã có cuộc trao đổi với phóng viên trong nước trong cùng ngày về chuyện bà bị Mặt trận Tổ quốc đề nghị Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu của bà.
Bà nói bà đã gửi đơn tới Quốc hội và tuyên bố sẵn sàng chấp nhận quyết định bãi nhiệm nếu cơ quan đại diện của người dân đi theo hướng này.
Sau đây là phần trả lời mà bà Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, gửi tới BBC:
BBC: Xin bà cho biết nhận xét của bà về việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã bỏ phiếu đề nghị Quốc hội xem xét việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Thật sự tôi chưa được bất cứ ai từ Mặt trận Tổ Quốc yêu cầu giải trình hay làm rõ vấn đề gì để xem xét đề nghị bãi miễn và cũng chưa có bất cứ ai thông báo cho tôi chính thức về việc bỏ phiếu, tất cả chỉ được biết thông qua báo chí, do vậy tôi chưa thể đưa ra bất cứ nhận xét gì được.
Cho tới nay bà đã nhận được thông tin gì từ Quốc hội về vấn đề này chưa?
Có lẽ tôi cũng như anh chỉ đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng mà thôi.
Báo chí Việt Nam nói bà đã không khai tư cách đảng viên trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội? Nếu biết trước những phức tạp như hiện nay liệu bà có khai rõ chuyện đã từng vào đảng và chưa bao giờ xin ra hoặc bị khai trừ hay không?
Tôi tốt nghiệp Đại học kinh tế năm 1980 ra làm công chức nhà nước với bầu nhiệt huyết cháy bỏng bao hoài bão, ước mơ và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1985 tại Quận 5. Sau đó tôi đã quyết định sang làm kinh doanh và từ năm 1995 tôi đã không còn sinh hoạt đảng nữa, theo Điều lệ Đảng nếu không sinh hoạt và không đóng đảng phí 03 tháng thì đương nhiên không còn là Đảng viên.
"Tại thời điểm khi ứng cử Quốc hội, căn cứ vào Điều lệ ĐCSVN tôi biết rõ mình không còn là đảng viên nữa."
Tại thời điểm khi ứng cử Quốc hội, căn cứ vào Điều lệ ĐCSVN tôi biết rõ mình không còn là đảng viên nữa. Trong biểu mẫu Lý lịch theo quy định của Ban bầu cử chỉ có một câu hỏi: ‘Ngày vào Đảng CSVN chính thức…’, nếu tôi viết ngày vào Đảng ở đây thì đồng nghĩa rằng tôi vẫn là đảng viên, mà điều này hoàn tòan không đúng. Biểu mẫu lý lịch tại mục này chỉ có một khoảng trống nhỏ và không hề có mục nào hỏi ‘Đã từng vào đảng’.
Thực sự nếu có sự hướng dẫn chắc chắn tôi đã khai rõ điều này. Hơn nữa, tôi đã được kết nạp Đảng CSVN tại Quận 5– TP. HCM chứ có phải ở một vùng kháng chiến, chiến khu trong chiến tranh nào đâu, ai cũng có thể tìm hiểu được, làm sao có thể nghĩ đến chuyện giấu diếm hoặc né tránh?
Giả sử, không phải chỉ có một mình tôi rơi vào trường hợp này, mà có một vài đại biểu khác cũng tương tự và cũng khai như tôi, thì có thể nói: Ai ở hoàn cảnh đó với cái Biểu mẫu Lý lịch quy định của Ban Bầu cử như vậy thì đều cùng hiểu và cùng khai như nhau. Chính vì không có sự hướng dẫn và Biểu mẫu không rõ ràng nên chúng tôi có thể đã chưa đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của cử tri mong muốn được hiểu rõ về người đại biểu của họ, hoàn toàn khác xa với việc kết án là khai man hoặc không trung thực.
Một số báo cũng đề cập tới quan hệ của bà với ông Jimmy Trần, đây có phải là chuyện khiến bà gặp khó khăn khi là đại biểu Quốc hội?
Về mặt lý: Tại thời điểm tham gia ứng cử Quốc hội, tôi và ông Jimmy Tran đã có Quyết định cho phép ly hôn của Tòa Án Tỉnh Long An ký ngày 6/10/2010 và tại Hoa Kỳ, ông Jimmy Tran cũng đã nộp đơn xin ly hôn vào 4/8/2010, Tòa Án của Houston cũng đã tiếp nhận và xem xét giải quyết. Do vậy có thể nói về mặt pháp lý chúng tôi hoàn toàn không còn quan hệ vợ chồng.
Song về mặt tâm lý xã hội, tôi không phủ nhận việc này đã gây ra cho tôi biết bao điều đau đớn, nhất là việc một số kẻ có dụng ý xấu đã lợi dụng để bôi nhọ, hành hạ, sỉ nhục tôi … Tuy nhiên, điều quan trọng: Tôi vẫn là một con người có trái tim và khối óc, có nhân cách và biết sống hết mình cho công việc, tôi cũng tin rằng mình là một Đại biểu có trách nhiệm, có bản lĩnh và có dũng khí. Dù thời gian ngắn ngủi tham gia vào Quốc hội, tôi cảm thấy không hổ thẹn với chính mình và đã không phụ lòng tin của cử tri.
Có báo còn cáo buộc bà đã ‘mua phiếu’ khi đưa 500.000 đồng cho hơn 1000 cử tri? Cáo buộc này có đúng không và nếu đúng bà thấy cáo buộc ‘mua phiếu’ có hợp lý không?
Nếu cho rằng một việc tài trợ vẫn thực hiện hàng năm, được lên lịch từ 08 tháng trước đó để Chủ Tịch Nước về dự trao Kỷ Niệm chương cho các 1200 cán bộ lão thành của Tỉnh Long An là mua chuộc thì có thể sẽ làm thui chột văn hóa ‘Lá lành đùm lá rách’ của dân tộc Việt Nam. Dù hiểu như vậy, song năm nay, chúng tôi đã buộc phải hủy bỏ Kế hoạch thăm tặng quà đã được lên lịch từ đầu năm… Vậy ai sẽ là người chịu thiệt thòi?
Cũng phải nói thêm rằng suốt 18 năm qua Tập đòan Tân Tạo do tôi sáng lập luôn đi đầu trong công tác làm từ thiện lên đến hàng ngàn tỷ đồng trong đó có việc giúp xóa 1000 căn nhà ổ chuột rừng U Minh, tài trợ mổ cho 1000 trẻ em dị tật bẩm sinh, xây dựng nhiều trường mẫu giáo, phổ thông trung học tặng cho các vùng biên giới, tặng hàng ngàn căn nhà tình thương tình nghĩa… và kể cả hiến tặng gần hết tài sản của tôi cho sự nghiệp giáo dục để xây dựng Đại học Tân Tạo – Đại học phi lợi nhuận theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và cấp hàng ngàn học bổng cho các em Hoa Trạng nguyên, các em tài năng mà nghèo khó.
Theo bà đằng sau những tin trên báo chí và việc đề nghị bỏ phiếu bãi miễn tư cách đại biểu với bà có điều gì uẩn khúc không?
Nếu tôi có thể biết được điều như anh nói thì liệu tôi có thể bị rơi vào tình trạng như hiện nay???!!!!
Sau khi gửi các câu trả lời tới BBC sáng thứ Bẩy, bà Yến cũng đã có cuộc trao đổi với phóng viên trong nước trong cùng ngày về chuyện bà bị Mặt trận Tổ quốc đề nghị Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu của bà.
Bà nói bà đã gửi đơn tới Quốc hội và tuyên bố sẵn sàng chấp nhận quyết định bãi nhiệm nếu cơ quan đại diện của người dân đi theo hướng này.
Sau đây là phần trả lời mà bà Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, gửi tới BBC:
BBC: Xin bà cho biết nhận xét của bà về việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã bỏ phiếu đề nghị Quốc hội xem xét việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Thật sự tôi chưa được bất cứ ai từ Mặt trận Tổ Quốc yêu cầu giải trình hay làm rõ vấn đề gì để xem xét đề nghị bãi miễn và cũng chưa có bất cứ ai thông báo cho tôi chính thức về việc bỏ phiếu, tất cả chỉ được biết thông qua báo chí, do vậy tôi chưa thể đưa ra bất cứ nhận xét gì được.
Cho tới nay bà đã nhận được thông tin gì từ Quốc hội về vấn đề này chưa?
Có lẽ tôi cũng như anh chỉ đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng mà thôi.
Báo chí Việt Nam nói bà đã không khai tư cách đảng viên trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội? Nếu biết trước những phức tạp như hiện nay liệu bà có khai rõ chuyện đã từng vào đảng và chưa bao giờ xin ra hoặc bị khai trừ hay không?
Tôi tốt nghiệp Đại học kinh tế năm 1980 ra làm công chức nhà nước với bầu nhiệt huyết cháy bỏng bao hoài bão, ước mơ và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1985 tại Quận 5. Sau đó tôi đã quyết định sang làm kinh doanh và từ năm 1995 tôi đã không còn sinh hoạt đảng nữa, theo Điều lệ Đảng nếu không sinh hoạt và không đóng đảng phí 03 tháng thì đương nhiên không còn là Đảng viên.
"Tại thời điểm khi ứng cử Quốc hội, căn cứ vào Điều lệ ĐCSVN tôi biết rõ mình không còn là đảng viên nữa."
Tại thời điểm khi ứng cử Quốc hội, căn cứ vào Điều lệ ĐCSVN tôi biết rõ mình không còn là đảng viên nữa. Trong biểu mẫu Lý lịch theo quy định của Ban bầu cử chỉ có một câu hỏi: ‘Ngày vào Đảng CSVN chính thức…’, nếu tôi viết ngày vào Đảng ở đây thì đồng nghĩa rằng tôi vẫn là đảng viên, mà điều này hoàn tòan không đúng. Biểu mẫu lý lịch tại mục này chỉ có một khoảng trống nhỏ và không hề có mục nào hỏi ‘Đã từng vào đảng’.
Thực sự nếu có sự hướng dẫn chắc chắn tôi đã khai rõ điều này. Hơn nữa, tôi đã được kết nạp Đảng CSVN tại Quận 5– TP. HCM chứ có phải ở một vùng kháng chiến, chiến khu trong chiến tranh nào đâu, ai cũng có thể tìm hiểu được, làm sao có thể nghĩ đến chuyện giấu diếm hoặc né tránh?
Giả sử, không phải chỉ có một mình tôi rơi vào trường hợp này, mà có một vài đại biểu khác cũng tương tự và cũng khai như tôi, thì có thể nói: Ai ở hoàn cảnh đó với cái Biểu mẫu Lý lịch quy định của Ban Bầu cử như vậy thì đều cùng hiểu và cùng khai như nhau. Chính vì không có sự hướng dẫn và Biểu mẫu không rõ ràng nên chúng tôi có thể đã chưa đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của cử tri mong muốn được hiểu rõ về người đại biểu của họ, hoàn toàn khác xa với việc kết án là khai man hoặc không trung thực.
Một số báo cũng đề cập tới quan hệ của bà với ông Jimmy Trần, đây có phải là chuyện khiến bà gặp khó khăn khi là đại biểu Quốc hội?
Về mặt lý: Tại thời điểm tham gia ứng cử Quốc hội, tôi và ông Jimmy Tran đã có Quyết định cho phép ly hôn của Tòa Án Tỉnh Long An ký ngày 6/10/2010 và tại Hoa Kỳ, ông Jimmy Tran cũng đã nộp đơn xin ly hôn vào 4/8/2010, Tòa Án của Houston cũng đã tiếp nhận và xem xét giải quyết. Do vậy có thể nói về mặt pháp lý chúng tôi hoàn toàn không còn quan hệ vợ chồng.
"Một số kẻ có dụng ý xấu đã lợi dụng để bôi nhọ, hành hạ, sỉ nhục tôi."
Song về mặt tâm lý xã hội, tôi không phủ nhận việc này đã gây ra cho tôi biết bao điều đau đớn, nhất là việc một số kẻ có dụng ý xấu đã lợi dụng để bôi nhọ, hành hạ, sỉ nhục tôi … Tuy nhiên, điều quan trọng: Tôi vẫn là một con người có trái tim và khối óc, có nhân cách và biết sống hết mình cho công việc, tôi cũng tin rằng mình là một Đại biểu có trách nhiệm, có bản lĩnh và có dũng khí. Dù thời gian ngắn ngủi tham gia vào Quốc hội, tôi cảm thấy không hổ thẹn với chính mình và đã không phụ lòng tin của cử tri.
Có báo còn cáo buộc bà đã ‘mua phiếu’ khi đưa 500.000 đồng cho hơn 1000 cử tri? Cáo buộc này có đúng không và nếu đúng bà thấy cáo buộc ‘mua phiếu’ có hợp lý không?
Nếu cho rằng một việc tài trợ vẫn thực hiện hàng năm, được lên lịch từ 08 tháng trước đó để Chủ Tịch Nước về dự trao Kỷ Niệm chương cho các 1200 cán bộ lão thành của Tỉnh Long An là mua chuộc thì có thể sẽ làm thui chột văn hóa ‘Lá lành đùm lá rách’ của dân tộc Việt Nam. Dù hiểu như vậy, song năm nay, chúng tôi đã buộc phải hủy bỏ Kế hoạch thăm tặng quà đã được lên lịch từ đầu năm… Vậy ai sẽ là người chịu thiệt thòi?
Cũng phải nói thêm rằng suốt 18 năm qua Tập đòan Tân Tạo do tôi sáng lập luôn đi đầu trong công tác làm từ thiện lên đến hàng ngàn tỷ đồng trong đó có việc giúp xóa 1000 căn nhà ổ chuột rừng U Minh, tài trợ mổ cho 1000 trẻ em dị tật bẩm sinh, xây dựng nhiều trường mẫu giáo, phổ thông trung học tặng cho các vùng biên giới, tặng hàng ngàn căn nhà tình thương tình nghĩa… và kể cả hiến tặng gần hết tài sản của tôi cho sự nghiệp giáo dục để xây dựng Đại học Tân Tạo – Đại học phi lợi nhuận theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và cấp hàng ngàn học bổng cho các em Hoa Trạng nguyên, các em tài năng mà nghèo khó.
Theo bà đằng sau những tin trên báo chí và việc đề nghị bỏ phiếu bãi miễn tư cách đại biểu với bà có điều gì uẩn khúc không?
Nếu tôi có thể biết được điều như anh nói thì liệu tôi có thể bị rơi vào tình trạng như hiện nay???!!!!
Không có nhận xét nào: