Trà Mi, VOA - 23.4.2013: Tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ nhân quyền Front Line Defenders có trụ sở tại Ireland một lần nữa kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy các bản án đối với các thanh niên Công giáo đấu tranh dân chủ và phóng thích họ ngay lập tức, vô điều kiện.
Phiên phúc thẩm xét kháng cáo của 8 nhà hoạt động gồm Hồ Đức Hòa, Thái Văn Dung, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương, Hồ Văn Oanh và Nguyễn Văn Duyệt sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới đây tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Những người trẻ Công giáo thuộc [Nhóm Truyền Thông] Dòng Chúa Cứu Thế này [là] 17 nhà tranh đấu nhân quyền bị bắt giam từ cuối tháng 7 năm 2011 vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự về tội danh ‘lật đổ chính quyền’ và ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. Trong đó có 14 người đã bị tuyên án từ 3 đến 13 năm tù hồi đầu năm nay.
Trưởng ban truyền thông của Front Line Defenders, ông Jim Loughran, cho biết:
“Front Line Defenders đặc biệt quan tâm về các trường hợp này vì nó là một phần trong chiến dịch đàn áp lớn của nhà cầm quyền Việt Nam thời gian gần đây nhắm vào các blogger, những người phanh phui tham nhũng, các nhà hoạt động môi trường bằng các điều luật hình sự mơ hồ như 79 hay 88. Họ là những người bảo vệ cổ xúy nhân quyền bị nhà nước bôi nhọ với các tội danh như lật đổ hay phản động. Cho nên, chúng ta cần phải lên tiếng rõ ràng và mạnh mẽ cho công luận hiểu rằng những gì các nhà hoạt động này đã làm chỉ là cổ xúy cho các quyền con người được tôn trọng theo luật pháp và đảm bảo rằng những nạn nhân bị mất đất đai hay mất nhân quyền phải được lên tiếng.”
Vẫn theo lời ông Loughran, nhà cầm quyền Việt Nam vừa lạm dụng các điều luật về an ninh quốc gia vừa vi phạm tiến trình xét xử công bằng để tấn công những người bị coi là chỉ trích nhà nước.
Với lời kêu gọi phóng thích 8 thanh niên Công giáo trong phiên phúc thẩm tới đây, ông Loughran nói tổ chức Front Line Defenders mong Hà Nội xem xét lại các điều luật như 79 hay 88, trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, và đảm bảo các quyền của công dân Việt Nam được tôn trọng đúng nghĩa.
Trong mấy tháng qua, Front Line Defenders kết hợp cùng nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác đã nhiều lần lên tiếng bênh vực cho các nhà hoạt động Công giáo trẻ bị giam cầm tại Việt Nam. Tuy những lời kêu gọi này không được chính phủ Hà Nội hồi đáp, nhưng ông Loughran khẳng định những nỗ lực ấy sẽ tiếp tục được tăng cường:
“Hai năm qua, chúng tôi đã theo dõi và ghi nhận các diễn tiến về nhân quyền Việt Nam và chúng tôi sẽ tiếp tục. Chúng tôi sẽ dùng tất cả các kênh có thể như qua Nghị viện Châu Âu, qua Liên hiệp quốc..v..v.. để cố gắng huy động sự ủng hộ cho các nhà bảo vệ nhân quyền bị đàn áp tại Việt Nam, để nêu bật thực trạng những gì đang diễn ra tại đây, để phản bác các cáo buộc về tội danh ‘lật đổ chính quyền’, và để bảo vệ những người chỉ đòi quyền chính đáng của công dân.”
Front Line Defenders cho biết các nhà hoạt động Công giáo đang bị giam giữ trong điều kiện rất khắc nghiệt, thiếu điện, nước và thực phẩm hàng ngày.
Riêng nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu, một trong những người bị tuyên án 13 năm tù hồi tháng giêng vừa qua, đã không được kháng án.
Front Line Defenders nói đơn kháng cáo của anh Diệu bị từ chối vì nộp sau thời hạn quy định là 15 ngày.
Vẫn theo tổ chức bảo vệ nhân quyền vừa kể, anh Diệu bị khước từ quyền được thăm viếng và không được tham khảo với luật sư, khiến anh không kịp nộp đơn kháng án.
Phiên phúc thẩm xét kháng cáo của 8 nhà hoạt động gồm Hồ Đức Hòa, Thái Văn Dung, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương, Hồ Văn Oanh và Nguyễn Văn Duyệt sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới đây tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Những người trẻ Công giáo thuộc [Nhóm Truyền Thông] Dòng Chúa Cứu Thế này [là] 17 nhà tranh đấu nhân quyền bị bắt giam từ cuối tháng 7 năm 2011 vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự về tội danh ‘lật đổ chính quyền’ và ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. Trong đó có 14 người đã bị tuyên án từ 3 đến 13 năm tù hồi đầu năm nay.
Trưởng ban truyền thông của Front Line Defenders, ông Jim Loughran, cho biết:
“Front Line Defenders đặc biệt quan tâm về các trường hợp này vì nó là một phần trong chiến dịch đàn áp lớn của nhà cầm quyền Việt Nam thời gian gần đây nhắm vào các blogger, những người phanh phui tham nhũng, các nhà hoạt động môi trường bằng các điều luật hình sự mơ hồ như 79 hay 88. Họ là những người bảo vệ cổ xúy nhân quyền bị nhà nước bôi nhọ với các tội danh như lật đổ hay phản động. Cho nên, chúng ta cần phải lên tiếng rõ ràng và mạnh mẽ cho công luận hiểu rằng những gì các nhà hoạt động này đã làm chỉ là cổ xúy cho các quyền con người được tôn trọng theo luật pháp và đảm bảo rằng những nạn nhân bị mất đất đai hay mất nhân quyền phải được lên tiếng.”
Vẫn theo lời ông Loughran, nhà cầm quyền Việt Nam vừa lạm dụng các điều luật về an ninh quốc gia vừa vi phạm tiến trình xét xử công bằng để tấn công những người bị coi là chỉ trích nhà nước.
Với lời kêu gọi phóng thích 8 thanh niên Công giáo trong phiên phúc thẩm tới đây, ông Loughran nói tổ chức Front Line Defenders mong Hà Nội xem xét lại các điều luật như 79 hay 88, trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, và đảm bảo các quyền của công dân Việt Nam được tôn trọng đúng nghĩa.
Trong mấy tháng qua, Front Line Defenders kết hợp cùng nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác đã nhiều lần lên tiếng bênh vực cho các nhà hoạt động Công giáo trẻ bị giam cầm tại Việt Nam. Tuy những lời kêu gọi này không được chính phủ Hà Nội hồi đáp, nhưng ông Loughran khẳng định những nỗ lực ấy sẽ tiếp tục được tăng cường:
“Hai năm qua, chúng tôi đã theo dõi và ghi nhận các diễn tiến về nhân quyền Việt Nam và chúng tôi sẽ tiếp tục. Chúng tôi sẽ dùng tất cả các kênh có thể như qua Nghị viện Châu Âu, qua Liên hiệp quốc..v..v.. để cố gắng huy động sự ủng hộ cho các nhà bảo vệ nhân quyền bị đàn áp tại Việt Nam, để nêu bật thực trạng những gì đang diễn ra tại đây, để phản bác các cáo buộc về tội danh ‘lật đổ chính quyền’, và để bảo vệ những người chỉ đòi quyền chính đáng của công dân.”
Front Line Defenders cho biết các nhà hoạt động Công giáo đang bị giam giữ trong điều kiện rất khắc nghiệt, thiếu điện, nước và thực phẩm hàng ngày.
Riêng nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu, một trong những người bị tuyên án 13 năm tù hồi tháng giêng vừa qua, đã không được kháng án.
Front Line Defenders nói đơn kháng cáo của anh Diệu bị từ chối vì nộp sau thời hạn quy định là 15 ngày.
Vẫn theo tổ chức bảo vệ nhân quyền vừa kể, anh Diệu bị khước từ quyền được thăm viếng và không được tham khảo với luật sư, khiến anh không kịp nộp đơn kháng án.
Không có nhận xét nào: