LĐ, Biển Đông - 11.5.2013: Nhận định về những hành động gần đây của Trung Quốc (TQ) trên Biển Đông, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy - nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam (VN) tại Quảng Châu (TQ) - nói rằng, nhất thiết phải bình tĩnh ứng phó với âm mưu bá chiếm Biển Đông ngông cuồng của nước này.
(?) Ông có bình luận gì về thông tin TQ đưa 32 tàu cá ra Trường Sa, dùng vòi rồng phun vào tàu cá ở khu vực này?
- Đây là sự tiếp diễn những hành vi xâm phạm mà TQ đã từng làm và tôi chắc chắn rằng, họ sẽ có thêm nhiều hành động khác. Giờ mới là ồ ạt đưa tàu ra đánh bắt hải sản, dùng vòi rồng phun vào tàu cá trong khu vực không thuộc chủ quyền của mình, sau này sẽ còn những hành động gây hấn gì nữa? Chúng ta phải bình tĩnh ứng phó, tính đến những khả năng xấu nhất mà TQ sẽ thực hiện. Trên thực tế, TQ ngày càng lấn tới, có nhiều hành động hung hăng, nhưng báo chí của họ rất im hơi lặng tiếng.
Tôi ngày nào cũng theo dõi ít nhất 7 mạng chính thức của TQ, hầu như không mấy khi họ đả động đến những công kích của báo chí VN. Quang Minh nhật báo, Thanh Niên nhật báo, ngay cả Hoàn Cầu thời báo trước đây đăng rất nhiều tin có liên quan đến Việt Nam, giờ cũng im lặng. Chúng ta không nên ảo tưởng về điều đó, cũng không nên nghĩ rằng, chúng ta cứ kiềm chế thì Trung Quốc đối xử tử tế.
(?) Vậy còn thông tin TQ kéo giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông thì sao, thưa ông?
- TQ không dọa, họ sẽ làm thật. Âm mưu của TQ là nhất quán, tham vọng của họ không chỉ là “độc chiếm”, mà tôi phải dùng từ “bá chiếm” Biển Đông, chiếm bằng bá quyền, bá đạo. Biển Đông một mặt có ý nghĩa bá quyền với TQ, mặt khác cũng mang ý nghĩa sống còn với nước này, bởi TQ đang cạn kiệt tài nguyên sau hàng chục năm phát triển nóng nền kinh tế. Do đó, dã tâm bá chiếm của TQ ngày càng gay gắt hơn. Ta phải cảnh giác, bởi không thể ngờ và tính toán hết được những âm mưu, ý đồ của TQ.
(?) Tân Ngoại trưởng TQ Vương Nghị trong chuyến thăm 4 nước ASEAN vừa rồi nói rằng, sẽ thiện chí đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử COC. Có thể tin được không, thưa ông?
- Chưa thể tin được, mà đàm phán COC theo ý TQ rất có thể là đàm phán song phương. Làm sao chúng ta có thể chấp nhận được điều đó. Biển Đông liên quan đến nhiều nước: VN, Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, chưa kể những nước có đường hàng hải đi qua. Đây chẳng qua là trò vừa đấm vừa xoa, họ nói như thế nhưng vẫn ngang nhiên thành lập bộ chỉ huy cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đưa khách ra du lịch Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền Việt Nam... Về triển vọng COC, VN nói riêng và ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy, dùng biện pháp hòa bình và luật pháp quốc tế để hạn chế những ngông cuồng của TQ.
(?) Ông có cho rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng TQ vẫn nhằm thúc đẩy sách lược chia rẽ ASEAN về Biển Đông? Ông Vương Nghị tuyên bố TQ “duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, nhưng điều đó có trái ngược với những hành xử của TQ khi báo chí nước này nói rằng “ASEAN cần ngăn chặn một số thành viên đối chọi TQ để bảo đảm quan hệ giữa TQ với khối Đông Nam Á được phát triển”?
- Hoàn toàn đúng. Thái Lan, Singapore không dính dáng đến Biển Đông, Indonesia có một chút, còn Brunei là nước Chủ tịch ASEAN. Một mặt đây là âm mưu nham hiểm, mặt khác làm ra vẻ ta đây là người đứng đắn, muốn hòa bình ổn định và làm bạn với các nước. Tại sao muốn đàm phán về Biển Đông mà Ngoại trưởng TQ không đến VN, Philippines? Còn chuyện báo chí TQ công kích là nhằm chia rẽ nội bộ ASEAN bằng kế sách bẻ bó đũa. Nếu ASEAN không đồng tâm hiệp lực và đoàn kết lại, sẽ rất dễ rơi vào “bẫy” của TQ.
(?) Nhận định của ông về việc TQ tăng tốc thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông?
- Chắc chắn họ sẽ làm, thời gian của họ không còn nhiều, vì càng để lâu các nước càng thấy rõ âm mưu của họ, chưa kể TQ cũng có nhiều vấn đề trong nước phải giải quyết. Chừng nào TQ chưa thấy thỏa mãn về tham vọng, họ không để ta yên. Nhưng chính sách của họ rõ ràng là mềm nắn, rắn buông. TQ đủ kiên trì để chờ 10 năm, 20 năm, nhưng theo tôi trong thời gian gần đây, thời gian không ủng hộ nên họ tỏ ra nóng vội.
(?) VN nên tận dụng sự ủng hộ của quốc tế như thế nào và có những đối sách cần thiết gì?
- VN đã là thành viên Liên Hợp Quốc, được hoan nghênh khi tham gia các tổ chức quốc tế. Thế và lực của ta khác, TQ không dễ gì đụng đến VN, bởi VN được thế giới ủng hộ và quan trọng hơn là chúng ta có chính nghĩa. Chúng ta không gây chiến, không chạy đua vũ trang, nhưng ta phải tự vệ nếu cần thiết. Với ngư dân bám biển, Nhà nước và toàn dân phải phát huy phong trào ủng hộ họ, thể hiện chủ quyền lãnh thổ bằng hành động thực tế, chứ không chỉ bằng lời nói.
- Xin cảm ơn ông!
Đề xuất ASEAN ký thỏa thuận không dùng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền trên biển. Ngày 7.5, bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhóm họp tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei để thảo luận các biện pháp và hành động nhằm củng cố hơn nữa hợp tác an ninh và quốc phòng trong khối.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã cam kết đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc phòng nội khối, đồng thời thống nhất quan điểm về phương hướng giải quyết một loạt các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng đã đề xuất một số giải pháp hợp tác cụ thể như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân các nước, tổ chức tuần tra chung trên biển, tổ chức giao lưu giữa lực lượng của các nước ASEAN đang đóng quân trên các đảo thuộc thuộc quần đảo Trường Sa và đặc biệt đề xuất các nước ASEAN ký thỏa thuận không sử dụng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền trên biển, làm tiền đề để ký kết thỏa thuận tương tự với Trung Quốc.
(?) Ông có bình luận gì về thông tin TQ đưa 32 tàu cá ra Trường Sa, dùng vòi rồng phun vào tàu cá ở khu vực này?
- Đây là sự tiếp diễn những hành vi xâm phạm mà TQ đã từng làm và tôi chắc chắn rằng, họ sẽ có thêm nhiều hành động khác. Giờ mới là ồ ạt đưa tàu ra đánh bắt hải sản, dùng vòi rồng phun vào tàu cá trong khu vực không thuộc chủ quyền của mình, sau này sẽ còn những hành động gây hấn gì nữa? Chúng ta phải bình tĩnh ứng phó, tính đến những khả năng xấu nhất mà TQ sẽ thực hiện. Trên thực tế, TQ ngày càng lấn tới, có nhiều hành động hung hăng, nhưng báo chí của họ rất im hơi lặng tiếng.
Tôi ngày nào cũng theo dõi ít nhất 7 mạng chính thức của TQ, hầu như không mấy khi họ đả động đến những công kích của báo chí VN. Quang Minh nhật báo, Thanh Niên nhật báo, ngay cả Hoàn Cầu thời báo trước đây đăng rất nhiều tin có liên quan đến Việt Nam, giờ cũng im lặng. Chúng ta không nên ảo tưởng về điều đó, cũng không nên nghĩ rằng, chúng ta cứ kiềm chế thì Trung Quốc đối xử tử tế.
(?) Vậy còn thông tin TQ kéo giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông thì sao, thưa ông?
- TQ không dọa, họ sẽ làm thật. Âm mưu của TQ là nhất quán, tham vọng của họ không chỉ là “độc chiếm”, mà tôi phải dùng từ “bá chiếm” Biển Đông, chiếm bằng bá quyền, bá đạo. Biển Đông một mặt có ý nghĩa bá quyền với TQ, mặt khác cũng mang ý nghĩa sống còn với nước này, bởi TQ đang cạn kiệt tài nguyên sau hàng chục năm phát triển nóng nền kinh tế. Do đó, dã tâm bá chiếm của TQ ngày càng gay gắt hơn. Ta phải cảnh giác, bởi không thể ngờ và tính toán hết được những âm mưu, ý đồ của TQ.
(?) Tân Ngoại trưởng TQ Vương Nghị trong chuyến thăm 4 nước ASEAN vừa rồi nói rằng, sẽ thiện chí đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử COC. Có thể tin được không, thưa ông?
- Chưa thể tin được, mà đàm phán COC theo ý TQ rất có thể là đàm phán song phương. Làm sao chúng ta có thể chấp nhận được điều đó. Biển Đông liên quan đến nhiều nước: VN, Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, chưa kể những nước có đường hàng hải đi qua. Đây chẳng qua là trò vừa đấm vừa xoa, họ nói như thế nhưng vẫn ngang nhiên thành lập bộ chỉ huy cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đưa khách ra du lịch Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền Việt Nam... Về triển vọng COC, VN nói riêng và ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy, dùng biện pháp hòa bình và luật pháp quốc tế để hạn chế những ngông cuồng của TQ.
(?) Ông có cho rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng TQ vẫn nhằm thúc đẩy sách lược chia rẽ ASEAN về Biển Đông? Ông Vương Nghị tuyên bố TQ “duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, nhưng điều đó có trái ngược với những hành xử của TQ khi báo chí nước này nói rằng “ASEAN cần ngăn chặn một số thành viên đối chọi TQ để bảo đảm quan hệ giữa TQ với khối Đông Nam Á được phát triển”?
- Hoàn toàn đúng. Thái Lan, Singapore không dính dáng đến Biển Đông, Indonesia có một chút, còn Brunei là nước Chủ tịch ASEAN. Một mặt đây là âm mưu nham hiểm, mặt khác làm ra vẻ ta đây là người đứng đắn, muốn hòa bình ổn định và làm bạn với các nước. Tại sao muốn đàm phán về Biển Đông mà Ngoại trưởng TQ không đến VN, Philippines? Còn chuyện báo chí TQ công kích là nhằm chia rẽ nội bộ ASEAN bằng kế sách bẻ bó đũa. Nếu ASEAN không đồng tâm hiệp lực và đoàn kết lại, sẽ rất dễ rơi vào “bẫy” của TQ.
(?) Nhận định của ông về việc TQ tăng tốc thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông?
- Chắc chắn họ sẽ làm, thời gian của họ không còn nhiều, vì càng để lâu các nước càng thấy rõ âm mưu của họ, chưa kể TQ cũng có nhiều vấn đề trong nước phải giải quyết. Chừng nào TQ chưa thấy thỏa mãn về tham vọng, họ không để ta yên. Nhưng chính sách của họ rõ ràng là mềm nắn, rắn buông. TQ đủ kiên trì để chờ 10 năm, 20 năm, nhưng theo tôi trong thời gian gần đây, thời gian không ủng hộ nên họ tỏ ra nóng vội.
(?) VN nên tận dụng sự ủng hộ của quốc tế như thế nào và có những đối sách cần thiết gì?
- VN đã là thành viên Liên Hợp Quốc, được hoan nghênh khi tham gia các tổ chức quốc tế. Thế và lực của ta khác, TQ không dễ gì đụng đến VN, bởi VN được thế giới ủng hộ và quan trọng hơn là chúng ta có chính nghĩa. Chúng ta không gây chiến, không chạy đua vũ trang, nhưng ta phải tự vệ nếu cần thiết. Với ngư dân bám biển, Nhà nước và toàn dân phải phát huy phong trào ủng hộ họ, thể hiện chủ quyền lãnh thổ bằng hành động thực tế, chứ không chỉ bằng lời nói.
- Xin cảm ơn ông!
Đề xuất ASEAN ký thỏa thuận không dùng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền trên biển. Ngày 7.5, bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhóm họp tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei để thảo luận các biện pháp và hành động nhằm củng cố hơn nữa hợp tác an ninh và quốc phòng trong khối.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã cam kết đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc phòng nội khối, đồng thời thống nhất quan điểm về phương hướng giải quyết một loạt các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng đã đề xuất một số giải pháp hợp tác cụ thể như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân các nước, tổ chức tuần tra chung trên biển, tổ chức giao lưu giữa lực lượng của các nước ASEAN đang đóng quân trên các đảo thuộc thuộc quần đảo Trường Sa và đặc biệt đề xuất các nước ASEAN ký thỏa thuận không sử dụng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền trên biển, làm tiền đề để ký kết thỏa thuận tương tự với Trung Quốc.
Không có nhận xét nào: