VRNs (06.02.2014) – Geneva, Thụy Sĩ – Bản chất vấn Đại Diện nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam (nhà cầm quyền CSVN) thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
CHIẾU THEO :
I.- NGHỊ QUYẾT NGÀY 26/11/2009 CỦA QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TÌNH TRẠNG NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM :
Điều 14 Thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các nhà hoạt động nhân quyền, các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, vì giam giữ họ tức là vi phạm đến nhân quyền; đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền bảo đảm cho tình trạng phúc lợi về thể chất cũng như tinh thần của họ trong mọi trường hợp, sẵn lòng giúp đỡ những người cần nó được đưa đến những nơi tốt, chuyên về chăm sóc y tế độc lập;
II.- NGHỊ QUYẾT NGÀY 14/04/2013CỦA QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI VIỆT NAM :
Điều 1. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kết tội và kết án khắc nghiệt một số nhà báo và blogger ở Việt Nam, lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người, bao gồm cả đe dọa chính trị, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, bị kết án tù nặng nề và những phiên tòa không công bằng gây ra đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền, cả trên mạng và ngoài mạng, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền con người;
Điều 2. Kêu gọi nhà chức trách ngay lập tức và vô điều kiện thả tất cả các blogger, các nhà báo online và người bảo vệ nhân quyền, kêu gọi nhà nước chấm dứt mọi hình thức đàn áp đối với những người thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
Điều 3. Kêu gọi chính phủ Việt Nam sửa đổi hoặc bãi bỏ đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm cung cấp một diễn đàn đối thoại và tranh luận dân chủ; cũng kêu gọi chính phủ sửa đổi Nghị định dự thảo về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trực tuyến” để bảo đảm là chính phủ bảo vệ quyền tự do ngôn luận online;
Điều 4. Kêu gọi chính phủ Việt Nam phải chấm dứt cưỡng bức ly gia ly hương, để đảm bảo tự do ngôn luận cho những người tố cáo lạm dụng về các vấn đề đất đai, và để đảm bảo những người đã bị cưỡng bức di dời tiếp cận với các giải pháp pháp lý và đền bù thỏa đáng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ theo luật nhân quyền quốc tế;
Điều 5. Kêu gọi chính quyền VN thực hiện các nghĩa vụ quốc tế bằng cách chấm dứt bách hại tôn giáo và loại bỏ các trở ngại pháp lý để cho các tổ chức tôn giáo độc lập tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo ôn hòa, theo đó công nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo, thực hành tự do tôn giáo và bồi thường tài sản mà nhà nước đã tùy tiện tịch thu từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Công giáo và bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác;
Điều 6. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về các điều kiện giam cầm tù nhân lương tâm do sự ngược đãi và thiếu sự chăm sóc y tế, yêu cầu chính quyền đảm bảo giá trị tinh thần và thể xác, đảm bảo tiếp cận không hạn chế tư vấn pháp lý và cung cấp hỗ trợ y tế thích đáng cho những người cần;
III.- PHÁN QUYẾT ngày 02/12/2013 của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Nhà Hoạt Động Blogger Việt Nam ghi rằng :
Việc giam giữ một blogger Việt Nam, và là luật sư, nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân đã bị Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng.
Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, do Cao Ủy Nhân Quyền LHQ thành lập, đã đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân trở thành mục tiêu tấn công vì việc hoạt động và viết blog. Ủy Ban kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức, hoặc bản ản phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này.
IV.- Phán quyết trong phiên họp lần thứ 67 từ ngày 26-30/8/2013 của Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện ghi rằng :
Điều 34 Trước những cơ sở trên, Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện đã đi đến quan điểm như sau:
Việc tước đoạt quyền tự do của ông Lê Quốc Quân là tùy tiện, trái với điều 9 và 10 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và các điều 9 và 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà trong đó, Việt Nam là một thành viên ký kết. Và nằm trong Loại III của các loai áp dụng đối với việc xem xét các trường hợp giao nộp cho Nhóm Công tác.
Điều 35 Phỏng theo quan điểm đúc kết ở trên, Nhóm Công tác yêu cầu Chính Phủ [Việt Nam] phải có các bước tiến cần thiết để khắc phục tình hình của ông Lê Quốc Quân, tức là phải lập tức trả tự do, hoặc đảm bảo rằng các tội danh cáo buộc phải được định đoạt bởi một tòa án độc lập và vô tư trong thủ tục tố tụng được tiến hành theo đúng các quy định của ICCPR.
Điều 36 Phải bồi thường ông ta đối với việc giam giữ tùy tiện mà ông ta phải chịu đựng.
Điều 37 Nhóm Công tác đã giúp Chính Phủ chú ý đến các nghĩa vụ đối với quốc gia ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và làm cho pháp luật của mình phù hợp
V.- QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN LIÊN HIỆP QUỐC VỀ GIAM GIỮ TUỲ TIỆN LÊN ÁN VỀ VIỆC ĐỐI XỬ CỦA VN ĐỐI VỚI 16 NHÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Trong một quyết định được loan báo vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) tại Geneva, Thụy Sĩ, đã phán quyết thuận lợi cho bản kiến nghị được đệ nạp bởi giáo sư Allen Weiner, Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và So Sánh của trường Đại Học Luật Standford, đặt vấn đề về việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam. Ủy Ban cho rằng việc giam giữ và sau đó kết án tội hình sự đối với những nhà hoạt động này đã vi phạm những giao ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam phải tuân thủ và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải “lập tức” trả tự do cho những người bị giam giữ.
Các nhà hoạt động đã bị kết án dựa trên những điều khoản khác nhau của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam như cấm “những hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “phá hoại đoàn kết quốc gia” và tham gia “tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Bản kiến nghị, đầu tiên được đệ nạp vào tháng Bảy năm 2012, cho rằng việc giam giữ các nhà hoạt động đã vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam theo Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trả lời những luận điểm của Việt Nam rằng những người bị giam giữ đã bị kết án dựa trên luật hình sự hiện hữu của Việt Nam, UNWGAD phán quyết rằng “những điều khoản hình sự để buộc tội và sau đó kết án những nhà hoạt động là không phù hợp với những điều khoản thích hợp của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.”. Cơ quan UNWGAD đã nhận định thêm rằng “quyền được có quan điểm và bày tỏ quan điểm, gồm cả những quan điểm không giống với chính sách của nhà nước, được bảo vệ theo điều 19 của Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.”
XÉT RẰNG :
- Ngày 9/6/1981, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc.
- Ngày 27/11/1981, Việt Nam ký Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; tháng 2/1982 chính thức phê chuẩn Công ước này.
- Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị.
- Ngày 20/02/1990 Việt Nam ký Công ước về quyền trẻ em và phê chuẩn ngày 20/2/1990.
- Ngày 7/11/2013, tại trụ sở chính của LHQ ở thành phố New York (Mỹ), ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nhà cầm quyèn CSVN tại LHQ, đã thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).
Đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Phát biểu sau lễ ký, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh việc ký Công ước thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người.
Kể từ khi trở thành thành viên LHQ cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì đã ký kết về quyền con người. Người dân VN luôn bị ngăn cấm, sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ tù đày, rồi hình sự hóa chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa những quyền đã được ghi trong bộ luật Nhân Quyền của LHQ.
Để nguỵ biện cho những hành động vi phạm nhân quyền của mình, nhà cầm quyền CSVN luôn viện cớ rằng vì dị biệt văn hóa, vì “nhận thức“ về nhân quyền Việt Nam khác biệt với nhân quyền của các nước tây phương, hoặc vì an ninh quốc gia, v.v…. Không những thế, nhà cầm quyền còn trơ trẽn để lập đi lập lại rằng tại Việt Nam không có ai bị bắt chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ,… dù rằng cả thế giới đều biết quá rõ về những người tù lương tâm đang bị giam cầm, trong đó rất nhiều người nổi tiếng trong dư luận thế giới như Đại úy VNCH NGUYỄN Hữu Cầu (đã bị 38 năm tù giam, lâm bịnh trầm trọng), Sv ĐỖ Thị Minh Hạnh (lâm bệnh trầm trọng), Gs ĐINH Đặng Định (lâm bệnh trầm trọng) Bà TRẦN Thị Thuý (Phật giáo Hòa hảo, lâm bệnh trầm trọng), Linh Mục Thadeus Nguyễn văn Lý, nhạc sĩ Võ Minh Trí (Việt Khang), Mục sư Nguyễn Công Chính, Mục sư Nguyễn Kim Khải, Nhà hoạt động Tôn Giáo Nguyễn Vân Canh, nhà hoạt động Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn văn Lia, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Ls LÊ Quốc Quân, Ls Lê Công Định, Ls Phan Thanh Hải (bút hiệu ANH BA SAIGON), Chủ Diễn Đàn (Blogger)TẠ Phong Tần, Ls chuyên khoa Điền Điạ Cao Văn Tính, Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung, Kỹ sư và Bỉnh bút Trần Hùynh Duy Thức, Kỹ sư Lê Thành Long, Chủ Diễn Đàn Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cầy), Chủ Diễn Đàn Lữ văn Bảy, Nhà Báo Nguyễn văn Khương,, Nhà Văn Hồ Thị Bích Khương, Nhà Văn Vi Đức Hối, Văn sĩ Diễn Đàn Nguyễn Bá Đặng, Nhà Hoạt Động Quyền Điền Địa Dương Âu, Nhà Hoạt Động quyền Điền Địa Nguyên Ngọc Cường, Người viết Thỉnh Nguyện Thư về Quyền Điền Địa Phạm Văn Thông, công nhân Đoàn Huy Chương,Công nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, công nhân Phạm Thanh Nghiên, Nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng Phùng Lâm, Cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân Trần Anh Kim, Đảng viên Đảng Thăng Tiến Việt Nam Nguyễn Thanh Phong, những đảng viên Đảng Việt Tân Phạm thị Ngọc Phương, Ô. Phùng Quang Quyền, dân oan Lê Thị Kim Thu, Sinh viên NGUYỄN Kha, Ô. NGÔ Hào…và những người bị quản thúc tại gia như Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, Bà BÙI Thị Minh Hằng, Sv NGUYỄN Phương Uyên v.v…
Chính vì thế mà các tổ chức nhân quyền như Ủy Hội Nhân Quyền LHQ, Ân Xá Quốc Tế, Hội Bảo Vệ Ký Giả, Hội Ký Giả Không Biên Giới, Cơ Quan Theo Dõi Nhân Quyền, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Quốc Hội của nhiều quốc gia, như Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại, v.v… đã nhiều lần chỉ trích, lên án Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm vì họ đã tranh đấu trong tinh thần bất bạo động và theo đúng luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Ngày 18.4.2013, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về tình trạng nhân quyền của Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến những nhà báo và blogger bị kết án tù và đàn áp tại Việt Nam. Đồng thời cơ chế này cũng lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người của nhà cầm quyền như đe dọa, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù nặng nề qua những phiên tòa trí trá, thậm thụt đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến hoặc bảo vệ nhân quyền; dù rằng họ chỉ thể hiện quan điểm trên mạng Internet… Ngoài ra, nghị quyết này còn kêu gọi chấm dứt tình trạng thu hồi đất đai bất hợp pháp và đàn áp tôn giáo; cũng như kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam chỉnh sửa hoặc tháo gỡ những luật lệ hạn chế quyền tự do báo chí và tự do thể hiện chính kiến.
Ngày 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Trong phần về Việt Nam, báo cáo này đề cập đến việc nhà cầm quyền CSVN vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, và tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” như điều 88 để vu khống, để hạn chế các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Mới đây, phán quyết của Ủy ban Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc về trường hợp luật sư Lê Quốc Quân và quyết định của Ủy Ban này tố cáo việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam, đã tô đậm thêm những nét vi phạm trầm trọng nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN ngay trước ngày kỷ niệm 65 năm bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.
Những sự kiện vừa kể cho thấy, vi phạm nhân quyền không là hiện tượng mà chính là bản chất của chế độ CSVN. Bởi thế nên chẳng lạ gì khi mà ngay cả những cuộc dã ngoại phân phối bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng bị nhà cầm quyền coi là có “tội“ để ngăn cấm, bắt bớ. Tự thân là một chế độ vi phạm nhân quyền trầm trọng, chuyên xử dụng công an để gia tăng sách nhiễu, khủng bố, tra tấn người dân và luôn bị thế giới lên án, nhưng chế độ CSVN vẫn xin làm ứng viên và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, và vẫn ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi xin chất vấn Đại Diện nhà cầm quyền CSVN có mặt tại đây : “ đến khi nào nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan?”
KẾT LUẬN :
Để khuất phục nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan hiện bị giam cầm trong ngục tù hà khốc CSVN, chúng tôi xin đề nghị với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ra phán quyết:
- Lên án nhà cầm quyền csvn vi phạm trầm trọng nhân quyền và đòi trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan trước ngày 05 tháng 03 năm 2014 thời hạn chót.
- Nếu nhà cầm quyền CSVN không thi hành phán quyết của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thì đình chỉ hay trục xuất nhà cầm quyền CSVN ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
- Đề nghị Hội Đồng Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp khoáng đại trục xuất nhà cầm quyền CSVN (CHXHCNVN) ra khỏi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vì thường xuyên vi phạm trầm trọng nhân quyền và không tôn trọng hiến chương Nhân Quyền LHQ.
Chúng tôi xin thành thực cám ơn QUÝ VỊ.
Bản sao kính gửi :
- Tổng Thơ Ký LHQ và 193 Vị Đại Sứ các quốc gia thường trực tại Hội Đồng LHQ
- Các Cơ Quan bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo
II.- NGHỊ QUYẾT NGÀY 14/04/2013CỦA QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI VIỆT NAM :
Điều 1. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kết tội và kết án khắc nghiệt một số nhà báo và blogger ở Việt Nam, lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người, bao gồm cả đe dọa chính trị, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, bị kết án tù nặng nề và những phiên tòa không công bằng gây ra đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền, cả trên mạng và ngoài mạng, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền con người;
Điều 2. Kêu gọi nhà chức trách ngay lập tức và vô điều kiện thả tất cả các blogger, các nhà báo online và người bảo vệ nhân quyền, kêu gọi nhà nước chấm dứt mọi hình thức đàn áp đối với những người thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
Điều 3. Kêu gọi chính phủ Việt Nam sửa đổi hoặc bãi bỏ đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm cung cấp một diễn đàn đối thoại và tranh luận dân chủ; cũng kêu gọi chính phủ sửa đổi Nghị định dự thảo về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trực tuyến” để bảo đảm là chính phủ bảo vệ quyền tự do ngôn luận online;
Điều 4. Kêu gọi chính phủ Việt Nam phải chấm dứt cưỡng bức ly gia ly hương, để đảm bảo tự do ngôn luận cho những người tố cáo lạm dụng về các vấn đề đất đai, và để đảm bảo những người đã bị cưỡng bức di dời tiếp cận với các giải pháp pháp lý và đền bù thỏa đáng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ theo luật nhân quyền quốc tế;
Điều 5. Kêu gọi chính quyền VN thực hiện các nghĩa vụ quốc tế bằng cách chấm dứt bách hại tôn giáo và loại bỏ các trở ngại pháp lý để cho các tổ chức tôn giáo độc lập tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo ôn hòa, theo đó công nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo, thực hành tự do tôn giáo và bồi thường tài sản mà nhà nước đã tùy tiện tịch thu từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Công giáo và bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác;
Điều 6. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về các điều kiện giam cầm tù nhân lương tâm do sự ngược đãi và thiếu sự chăm sóc y tế, yêu cầu chính quyền đảm bảo giá trị tinh thần và thể xác, đảm bảo tiếp cận không hạn chế tư vấn pháp lý và cung cấp hỗ trợ y tế thích đáng cho những người cần;
III.- PHÁN QUYẾT ngày 02/12/2013 của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Nhà Hoạt Động Blogger Việt Nam ghi rằng :
Việc giam giữ một blogger Việt Nam, và là luật sư, nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân đã bị Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng.
Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, do Cao Ủy Nhân Quyền LHQ thành lập, đã đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân trở thành mục tiêu tấn công vì việc hoạt động và viết blog. Ủy Ban kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức, hoặc bản ản phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này.
IV.- Phán quyết trong phiên họp lần thứ 67 từ ngày 26-30/8/2013 của Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện ghi rằng :
Điều 34 Trước những cơ sở trên, Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện đã đi đến quan điểm như sau:
Việc tước đoạt quyền tự do của ông Lê Quốc Quân là tùy tiện, trái với điều 9 và 10 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và các điều 9 và 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà trong đó, Việt Nam là một thành viên ký kết. Và nằm trong Loại III của các loai áp dụng đối với việc xem xét các trường hợp giao nộp cho Nhóm Công tác.
Điều 35 Phỏng theo quan điểm đúc kết ở trên, Nhóm Công tác yêu cầu Chính Phủ [Việt Nam] phải có các bước tiến cần thiết để khắc phục tình hình của ông Lê Quốc Quân, tức là phải lập tức trả tự do, hoặc đảm bảo rằng các tội danh cáo buộc phải được định đoạt bởi một tòa án độc lập và vô tư trong thủ tục tố tụng được tiến hành theo đúng các quy định của ICCPR.
Điều 36 Phải bồi thường ông ta đối với việc giam giữ tùy tiện mà ông ta phải chịu đựng.
Điều 37 Nhóm Công tác đã giúp Chính Phủ chú ý đến các nghĩa vụ đối với quốc gia ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và làm cho pháp luật của mình phù hợp
V.- QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN LIÊN HIỆP QUỐC VỀ GIAM GIỮ TUỲ TIỆN LÊN ÁN VỀ VIỆC ĐỐI XỬ CỦA VN ĐỐI VỚI 16 NHÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Trong một quyết định được loan báo vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) tại Geneva, Thụy Sĩ, đã phán quyết thuận lợi cho bản kiến nghị được đệ nạp bởi giáo sư Allen Weiner, Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và So Sánh của trường Đại Học Luật Standford, đặt vấn đề về việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam. Ủy Ban cho rằng việc giam giữ và sau đó kết án tội hình sự đối với những nhà hoạt động này đã vi phạm những giao ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam phải tuân thủ và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải “lập tức” trả tự do cho những người bị giam giữ.
Các nhà hoạt động đã bị kết án dựa trên những điều khoản khác nhau của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam như cấm “những hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “phá hoại đoàn kết quốc gia” và tham gia “tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Bản kiến nghị, đầu tiên được đệ nạp vào tháng Bảy năm 2012, cho rằng việc giam giữ các nhà hoạt động đã vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam theo Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trả lời những luận điểm của Việt Nam rằng những người bị giam giữ đã bị kết án dựa trên luật hình sự hiện hữu của Việt Nam, UNWGAD phán quyết rằng “những điều khoản hình sự để buộc tội và sau đó kết án những nhà hoạt động là không phù hợp với những điều khoản thích hợp của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.”. Cơ quan UNWGAD đã nhận định thêm rằng “quyền được có quan điểm và bày tỏ quan điểm, gồm cả những quan điểm không giống với chính sách của nhà nước, được bảo vệ theo điều 19 của Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.”
XÉT RẰNG :
- Ngày 9/6/1981, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc.
- Ngày 27/11/1981, Việt Nam ký Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; tháng 2/1982 chính thức phê chuẩn Công ước này.
- Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị.
- Ngày 20/02/1990 Việt Nam ký Công ước về quyền trẻ em và phê chuẩn ngày 20/2/1990.
- Ngày 7/11/2013, tại trụ sở chính của LHQ ở thành phố New York (Mỹ), ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nhà cầm quyèn CSVN tại LHQ, đã thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).
Đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Phát biểu sau lễ ký, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh việc ký Công ước thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người.
Kể từ khi trở thành thành viên LHQ cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì đã ký kết về quyền con người. Người dân VN luôn bị ngăn cấm, sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ tù đày, rồi hình sự hóa chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa những quyền đã được ghi trong bộ luật Nhân Quyền của LHQ.
Để nguỵ biện cho những hành động vi phạm nhân quyền của mình, nhà cầm quyền CSVN luôn viện cớ rằng vì dị biệt văn hóa, vì “nhận thức“ về nhân quyền Việt Nam khác biệt với nhân quyền của các nước tây phương, hoặc vì an ninh quốc gia, v.v…. Không những thế, nhà cầm quyền còn trơ trẽn để lập đi lập lại rằng tại Việt Nam không có ai bị bắt chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ,… dù rằng cả thế giới đều biết quá rõ về những người tù lương tâm đang bị giam cầm, trong đó rất nhiều người nổi tiếng trong dư luận thế giới như Đại úy VNCH NGUYỄN Hữu Cầu (đã bị 38 năm tù giam, lâm bịnh trầm trọng), Sv ĐỖ Thị Minh Hạnh (lâm bệnh trầm trọng), Gs ĐINH Đặng Định (lâm bệnh trầm trọng) Bà TRẦN Thị Thuý (Phật giáo Hòa hảo, lâm bệnh trầm trọng), Linh Mục Thadeus Nguyễn văn Lý, nhạc sĩ Võ Minh Trí (Việt Khang), Mục sư Nguyễn Công Chính, Mục sư Nguyễn Kim Khải, Nhà hoạt động Tôn Giáo Nguyễn Vân Canh, nhà hoạt động Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn văn Lia, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Ls LÊ Quốc Quân, Ls Lê Công Định, Ls Phan Thanh Hải (bút hiệu ANH BA SAIGON), Chủ Diễn Đàn (Blogger)TẠ Phong Tần, Ls chuyên khoa Điền Điạ Cao Văn Tính, Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung, Kỹ sư và Bỉnh bút Trần Hùynh Duy Thức, Kỹ sư Lê Thành Long, Chủ Diễn Đàn Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cầy), Chủ Diễn Đàn Lữ văn Bảy, Nhà Báo Nguyễn văn Khương,, Nhà Văn Hồ Thị Bích Khương, Nhà Văn Vi Đức Hối, Văn sĩ Diễn Đàn Nguyễn Bá Đặng, Nhà Hoạt Động Quyền Điền Địa Dương Âu, Nhà Hoạt Động quyền Điền Địa Nguyên Ngọc Cường, Người viết Thỉnh Nguyện Thư về Quyền Điền Địa Phạm Văn Thông, công nhân Đoàn Huy Chương,Công nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, công nhân Phạm Thanh Nghiên, Nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng Phùng Lâm, Cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân Trần Anh Kim, Đảng viên Đảng Thăng Tiến Việt Nam Nguyễn Thanh Phong, những đảng viên Đảng Việt Tân Phạm thị Ngọc Phương, Ô. Phùng Quang Quyền, dân oan Lê Thị Kim Thu, Sinh viên NGUYỄN Kha, Ô. NGÔ Hào…và những người bị quản thúc tại gia như Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, Bà BÙI Thị Minh Hằng, Sv NGUYỄN Phương Uyên v.v…
Chính vì thế mà các tổ chức nhân quyền như Ủy Hội Nhân Quyền LHQ, Ân Xá Quốc Tế, Hội Bảo Vệ Ký Giả, Hội Ký Giả Không Biên Giới, Cơ Quan Theo Dõi Nhân Quyền, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Quốc Hội của nhiều quốc gia, như Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại, v.v… đã nhiều lần chỉ trích, lên án Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm vì họ đã tranh đấu trong tinh thần bất bạo động và theo đúng luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Ngày 18.4.2013, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về tình trạng nhân quyền của Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến những nhà báo và blogger bị kết án tù và đàn áp tại Việt Nam. Đồng thời cơ chế này cũng lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người của nhà cầm quyền như đe dọa, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù nặng nề qua những phiên tòa trí trá, thậm thụt đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến hoặc bảo vệ nhân quyền; dù rằng họ chỉ thể hiện quan điểm trên mạng Internet… Ngoài ra, nghị quyết này còn kêu gọi chấm dứt tình trạng thu hồi đất đai bất hợp pháp và đàn áp tôn giáo; cũng như kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam chỉnh sửa hoặc tháo gỡ những luật lệ hạn chế quyền tự do báo chí và tự do thể hiện chính kiến.
Ngày 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Trong phần về Việt Nam, báo cáo này đề cập đến việc nhà cầm quyền CSVN vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, và tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” như điều 88 để vu khống, để hạn chế các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Mới đây, phán quyết của Ủy ban Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc về trường hợp luật sư Lê Quốc Quân và quyết định của Ủy Ban này tố cáo việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam, đã tô đậm thêm những nét vi phạm trầm trọng nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN ngay trước ngày kỷ niệm 65 năm bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.
Những sự kiện vừa kể cho thấy, vi phạm nhân quyền không là hiện tượng mà chính là bản chất của chế độ CSVN. Bởi thế nên chẳng lạ gì khi mà ngay cả những cuộc dã ngoại phân phối bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng bị nhà cầm quyền coi là có “tội“ để ngăn cấm, bắt bớ. Tự thân là một chế độ vi phạm nhân quyền trầm trọng, chuyên xử dụng công an để gia tăng sách nhiễu, khủng bố, tra tấn người dân và luôn bị thế giới lên án, nhưng chế độ CSVN vẫn xin làm ứng viên và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, và vẫn ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi xin chất vấn Đại Diện nhà cầm quyền CSVN có mặt tại đây : “ đến khi nào nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan?”
KẾT LUẬN :
Để khuất phục nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan hiện bị giam cầm trong ngục tù hà khốc CSVN, chúng tôi xin đề nghị với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ra phán quyết:
- Lên án nhà cầm quyền csvn vi phạm trầm trọng nhân quyền và đòi trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan trước ngày 05 tháng 03 năm 2014 thời hạn chót.
- Nếu nhà cầm quyền CSVN không thi hành phán quyết của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thì đình chỉ hay trục xuất nhà cầm quyền CSVN ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
- Đề nghị Hội Đồng Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp khoáng đại trục xuất nhà cầm quyền CSVN (CHXHCNVN) ra khỏi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vì thường xuyên vi phạm trầm trọng nhân quyền và không tôn trọng hiến chương Nhân Quyền LHQ.
Chúng tôi xin thành thực cám ơn QUÝ VỊ.
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
Bản sao kính gửi :
- Tổng Thơ Ký LHQ và 193 Vị Đại Sứ các quốc gia thường trực tại Hội Đồng LHQ
- Các Cơ Quan bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo
Không có nhận xét nào: