Thiện Tùng: Sau một tháng Chân dung Quyền lực “xung trận” gây chấn động dư luận, ngày 16/01/2015, ở trang BBC có bài “Việt Nam đối mặt với chiến tranh thông tin”. Đằng sau tựa bài không có dấu hỏi, có nghĩa là tác giả khẳng định VN đang nổ ra chiến tranh thông tin. Người viết bài này không phủ định điều đó, chỉ nói thêm rằng VN không phải chỉ đang mà đã có cuộc chiến về thông tin.
Do bất đồng quan điểm và thông tin sai sự thật của giới cầm quyền, từ lâu ở VN đã nổ ra cuộc chiến về thông tin bất chấp nhà cầm quyền có công nhận hay không. Cũng chính từ đó người ta gọi cho phân biệt giữa 2 phía “lề phải” và “lề trái” hay còn gọi “lền Đảng”và “lề Dân”, khiến giáo sư toán học Ngô Bảo Châu không ưng ý thốt lên “Lề dành cho những đàn cừu”.
Về phía nhà cầm quyền: có khoảng 800 cơ quan báo chí, 18.000 nhà báo, hàng trăm đài phát thanh truyền hình và hàng ngàn dư luận viên… chịu sự điều khiển duy nhất một Ban biên tập đó là Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng. Đội ngũ hùng hậu này luôn mang “tính Đảng” trong người – chỉ nói những gì có lợi cho Đảng. Hàng ngày dàn đồng ca này hợp xướng như giàn nhạc Giao hưởng, nghe riết cũng nhàm tai.
Về phía tạm gọi là đối lập với nhà cầm quyền: nếu nhìn kỹ thấy rõ có 3 nhóm trang mạng, mang 3 khuynh hướng khác nhau, đến giờ nầy, hầu hết đều dựa vào lợi thế mạng Internet:
1/ Nhóm trang bất đồng chính kiến: Chiếm đa số, chủ trang công khai danh tánh, phần lớn họ là đảng viên, nếu không tham gia kháng chiến cũng là cán bộ, công chức Nhà nước. Họ không vụ lợi, xả thân vì lợi ích quốc gia và dân tộc, dùng lý lẽ êm dịu phản biện những chủ trương, chính sách, đường lối… không thích hợp của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân chủ, đa nguyên…”.
2/ Nhóm trang chống Cộng sản: Tuy không nhiều, chủ trang cũng công khai danh tánh, họ chống Cộng mệt không nghỉ, đôi khi họ dùng từ ngữ chửi rủa rất khó nghe, kém thuyết phục. Chống Cộng là lập trường của họ - còn Cộng thì họ còn chống. Đành vậy, “Có sừng có mỏ thì gõ với nhau”.
3/ Nhóm trang đấu tranh cho lợi ích phe nhóm: Chủ trang không xưng danh tánh, họ xả thân vì lợi ích cá nhân cục bộ, âm thầm trinh thám tìm hiểu chủ yếu về tham nhũng, cửa quyền của đối phương, lừa thế xuất chiêu theo “thời vụ”. Họ họ là những tờ:Quan làm báo, Bộ đội làm báo, Vua làm báo, Tư Sang nham hiểm, v.v… hoặc giả mượn danh tứ trụ triều đình Sang, Trọng, Hùng, Dũng. Đáng kể là trang Quan Làm Báo trước đây và Chân dung Quyền lực gần đây. Cả 2 trang này như những người hùng, “gãi đúng chỗ ngứa” của công chúng là chống những “con sâu chúa ở trên đọt” nên nhất thời “ăn khách”.
Về trang “Quan Làm Báo”: trang nầy ra trước ngày hội nghị BCH TW Đảng lần 6, mục tiêu tấn công là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các ngành tài chính, ngân hàng được xem là sân sau của ông Dũng. Nghe nói chẳng biết phải không, lúc đầu nghi chủ trang này là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, cho bắt Dũng, nhưng trang này vẫn hoạt động bình thường, thế là thả Dũng ra. Đến nay trang này vẫn tồn tại, dường như mất phương hướng, đăng búa xua những bài “giựt gân” lấy từ những trang khác. Sở dĩ người ta ít nhiều còn chấp nhận nó vì nó góp phần chống “nội xâm” – tham nhũng.
Về trang “Chân dung Quyền lực”: Khi tìm hiểu mới biết trang nầy thâm hiểm, họ theo phương châm “nuôi quân nghìn thuở, sử dụng một ngày”. Bằng chứng là nó ra đời hồi năm 2011, sau 4 năm dưỡng quân, tập trận: năm 2011= 3 bài, năm 2012 = 9 bài, năm 2013= 10 bài, năm 2914= 84 bài và chỉ trong vòng 1 tháng trước, trong và sau hội nghị 10 của Đảng, từ 15/12/2014 đến 15/01/2015, trang nầy tung chưởng= 16 bài, nhằm vào 3 đối tượng thành viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Theo dự đoán, cuộc chiến đang tiếp diễn, cường độ sẽ gia tăng, diện mở rộng thêm. Đây là trận chiến chống “nội xâm” táo tợn nhất, được công chúng tán thưởng nhất. Cáp viễn thông, máy vi tính và điện thoại thông minh sẽ phải làm việc hết công suất.
Cuộc chiến về thông tin tuy chưa ngã ngũ, nhưng phía nhà cầm quyền có vẻ núng thế, lúng túng:
Trong diễn văn bế mạc hội nghị 10 của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất Đảng, Nhà nước mà chỉ thay đổi cơ chế…”. Từ câu nói của tổng Bí thư Trọng cho thấy, hội nghị BCH TW Đảng lần 10 chấp nhận đổi mới chính trị? Nếu vậy, đây là tín hiệu đáng mừng?
Trong hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ sáng thứ năm 15/01/2015, do báo Thanh Niên dẫn lời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Mạng Xã hội trở thành nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm..., Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng Xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn. Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí …, phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng”. Vậy là Thủ tướng Dũng thừa nhận một sự thật khách quan hay chào thua làn sóng thông tin mạng Xã hội? Ông cũng ngầm phê phán dàn thông tin và truyền thông đồng ca rập khuôn, không xác thực, thiếu tính thuyết phục đối với công chúng?
Ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, khi bị đối phương lấn sân nổi giận, gào lên bài ca muôn thuở:“Cũng khuyên người dân phải cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo…, cũng phải tấn công những thông tin xấu, xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp”. Theo tôi nghĩ, ông Tuấn khoan lên án đối phương, hãy xem lại chất lượng hàng do mình sản xuất sao không ăn khách. Và cũng xin báo với ông: trong tầm “phủ sóng” của mình, tôi thấy, nhất là lớp trẻ trung, họ ít đọc báo giấy, chơi điện thoại cảm ứng thông minh màn hình lớn, mỗi tháng nạp 70 ngàn tha hồ vuốt tìm thông tin trên mạng và nói cho nhau nghe những tin tức giựt gân. Khi thấy người “lạ” đến họ tắt máy, lấy gì làm bằng chứng la rầy họ, hơn nữa cấm họ tìm nguồn thông tin là vi Hiến. Còn truyền hình họ cũng ít xem mục thời sự mà nếu không nghe ca Vọng cổ thì xem phim Nam Hàn, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông, Ấn Độ..., phim Trung Quốc và Việt Nam ế.
Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng xem mòi hơi hoang mang: “Việt Nam đang đối mặt với chiến tranh thông tin truyền thông… Nguy hại ở chỗ thông tin lan truyền nhanh với tốc độ khủng khiếp, bổ sung nhanh chóng, chỉ cần thông tin truyền qua Facebook, điện thoại di động nhân lên hàng triệu lần!... Bộ luật về tiếp cận thông tin đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét…, và chính quyền phải có trách nhiệm cung cấp thông tin chính thống để tránh thông tin sai lệch lan truyền”. Chẳng lẽ ông Dũng không biết chính quyền cung cấp thông tin theo định hướng thừa mứa, “gãi không đúng chỗ ngứa”, công chúng đã chán ngấy từ lâu?! Còn mạng Xã hội đưa tin sai trái là trái sự thật hay là trái ý lãnh đạo – nếu trái sự thật mới đáng nói, mới đáng ngồi tù, còn trái với ý lãnh đạo là tất nhiên vì họ là lực lượng đối lập. Đã là thông tin, sự hơn thua nhau không phải ở “tính Đảng” mà ở “tính chân thật”? Nên nhớ “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh bại bởi lực lượng vật chất”.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng , thường trực Bộ Bưu Chính Viễn Thông nói rất chí lý: “Không nên né tránh những gì mà chúng ta thường cho là nhạy cảm. Cũng không nên né tránh các loại thông tin xấu độc, xuyên tạc, vu khống… nên đối mặt, chơi bài ngửa”. Đúng vậy: Ở lĩnh vực thông tin thì “ăn miếng trả miếng” để phân biệt ai đúng ai sai. Sai do vô ý thì phải đính chính, xin lỗi; sai cố ý thì xử lý theo pháp luật. Không thể chấp nhận ai nói trái ý lãnh đạo thì bắt. Ví dụ: Nếu trang Chân dung Quyền lực vu cáo ông Phúc, ông Thanh, ông Hùng tham nhũng thì thượng sách là các ông phản ứng – Nên nhớ, “Nguyên tắc Việt Minh, làm thinh là đồng ý” vẫn còn lưu dụng trong công chúng.
Trên mặt trận thông tin, Nhà cầm quyền đang chịu sức ép của 3 nhóm giáp công, nếu hệ thống Thông tin và Truyền thông không kịp đổi mới – nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật thì không chết cũng bị thương.
Không còn cách nào khác, Đảng CS và Nhà nước VN phải có sự thay đổi nhất định về thể chế chính trị, về đường lối… để xích lại gần hơn với lực lượng bất đồng chính kiến chung lo việc nước việc dân.
19/01/2015
T.T.
Do bất đồng quan điểm và thông tin sai sự thật của giới cầm quyền, từ lâu ở VN đã nổ ra cuộc chiến về thông tin bất chấp nhà cầm quyền có công nhận hay không. Cũng chính từ đó người ta gọi cho phân biệt giữa 2 phía “lề phải” và “lề trái” hay còn gọi “lền Đảng”và “lề Dân”, khiến giáo sư toán học Ngô Bảo Châu không ưng ý thốt lên “Lề dành cho những đàn cừu”.
Về phía nhà cầm quyền: có khoảng 800 cơ quan báo chí, 18.000 nhà báo, hàng trăm đài phát thanh truyền hình và hàng ngàn dư luận viên… chịu sự điều khiển duy nhất một Ban biên tập đó là Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng. Đội ngũ hùng hậu này luôn mang “tính Đảng” trong người – chỉ nói những gì có lợi cho Đảng. Hàng ngày dàn đồng ca này hợp xướng như giàn nhạc Giao hưởng, nghe riết cũng nhàm tai.
Về phía tạm gọi là đối lập với nhà cầm quyền: nếu nhìn kỹ thấy rõ có 3 nhóm trang mạng, mang 3 khuynh hướng khác nhau, đến giờ nầy, hầu hết đều dựa vào lợi thế mạng Internet:
1/ Nhóm trang bất đồng chính kiến: Chiếm đa số, chủ trang công khai danh tánh, phần lớn họ là đảng viên, nếu không tham gia kháng chiến cũng là cán bộ, công chức Nhà nước. Họ không vụ lợi, xả thân vì lợi ích quốc gia và dân tộc, dùng lý lẽ êm dịu phản biện những chủ trương, chính sách, đường lối… không thích hợp của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân chủ, đa nguyên…”.
2/ Nhóm trang chống Cộng sản: Tuy không nhiều, chủ trang cũng công khai danh tánh, họ chống Cộng mệt không nghỉ, đôi khi họ dùng từ ngữ chửi rủa rất khó nghe, kém thuyết phục. Chống Cộng là lập trường của họ - còn Cộng thì họ còn chống. Đành vậy, “Có sừng có mỏ thì gõ với nhau”.
3/ Nhóm trang đấu tranh cho lợi ích phe nhóm: Chủ trang không xưng danh tánh, họ xả thân vì lợi ích cá nhân cục bộ, âm thầm trinh thám tìm hiểu chủ yếu về tham nhũng, cửa quyền của đối phương, lừa thế xuất chiêu theo “thời vụ”. Họ họ là những tờ:Quan làm báo, Bộ đội làm báo, Vua làm báo, Tư Sang nham hiểm, v.v… hoặc giả mượn danh tứ trụ triều đình Sang, Trọng, Hùng, Dũng. Đáng kể là trang Quan Làm Báo trước đây và Chân dung Quyền lực gần đây. Cả 2 trang này như những người hùng, “gãi đúng chỗ ngứa” của công chúng là chống những “con sâu chúa ở trên đọt” nên nhất thời “ăn khách”.
Về trang “Quan Làm Báo”: trang nầy ra trước ngày hội nghị BCH TW Đảng lần 6, mục tiêu tấn công là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các ngành tài chính, ngân hàng được xem là sân sau của ông Dũng. Nghe nói chẳng biết phải không, lúc đầu nghi chủ trang này là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, cho bắt Dũng, nhưng trang này vẫn hoạt động bình thường, thế là thả Dũng ra. Đến nay trang này vẫn tồn tại, dường như mất phương hướng, đăng búa xua những bài “giựt gân” lấy từ những trang khác. Sở dĩ người ta ít nhiều còn chấp nhận nó vì nó góp phần chống “nội xâm” – tham nhũng.
Về trang “Chân dung Quyền lực”: Khi tìm hiểu mới biết trang nầy thâm hiểm, họ theo phương châm “nuôi quân nghìn thuở, sử dụng một ngày”. Bằng chứng là nó ra đời hồi năm 2011, sau 4 năm dưỡng quân, tập trận: năm 2011= 3 bài, năm 2012 = 9 bài, năm 2013= 10 bài, năm 2914= 84 bài và chỉ trong vòng 1 tháng trước, trong và sau hội nghị 10 của Đảng, từ 15/12/2014 đến 15/01/2015, trang nầy tung chưởng= 16 bài, nhằm vào 3 đối tượng thành viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Theo dự đoán, cuộc chiến đang tiếp diễn, cường độ sẽ gia tăng, diện mở rộng thêm. Đây là trận chiến chống “nội xâm” táo tợn nhất, được công chúng tán thưởng nhất. Cáp viễn thông, máy vi tính và điện thoại thông minh sẽ phải làm việc hết công suất.
Cuộc chiến về thông tin tuy chưa ngã ngũ, nhưng phía nhà cầm quyền có vẻ núng thế, lúng túng:
Trong diễn văn bế mạc hội nghị 10 của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất Đảng, Nhà nước mà chỉ thay đổi cơ chế…”. Từ câu nói của tổng Bí thư Trọng cho thấy, hội nghị BCH TW Đảng lần 10 chấp nhận đổi mới chính trị? Nếu vậy, đây là tín hiệu đáng mừng?
Trong hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ sáng thứ năm 15/01/2015, do báo Thanh Niên dẫn lời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Mạng Xã hội trở thành nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm..., Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng Xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn. Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí …, phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng”. Vậy là Thủ tướng Dũng thừa nhận một sự thật khách quan hay chào thua làn sóng thông tin mạng Xã hội? Ông cũng ngầm phê phán dàn thông tin và truyền thông đồng ca rập khuôn, không xác thực, thiếu tính thuyết phục đối với công chúng?
Ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, khi bị đối phương lấn sân nổi giận, gào lên bài ca muôn thuở:“Cũng khuyên người dân phải cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo…, cũng phải tấn công những thông tin xấu, xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp”. Theo tôi nghĩ, ông Tuấn khoan lên án đối phương, hãy xem lại chất lượng hàng do mình sản xuất sao không ăn khách. Và cũng xin báo với ông: trong tầm “phủ sóng” của mình, tôi thấy, nhất là lớp trẻ trung, họ ít đọc báo giấy, chơi điện thoại cảm ứng thông minh màn hình lớn, mỗi tháng nạp 70 ngàn tha hồ vuốt tìm thông tin trên mạng và nói cho nhau nghe những tin tức giựt gân. Khi thấy người “lạ” đến họ tắt máy, lấy gì làm bằng chứng la rầy họ, hơn nữa cấm họ tìm nguồn thông tin là vi Hiến. Còn truyền hình họ cũng ít xem mục thời sự mà nếu không nghe ca Vọng cổ thì xem phim Nam Hàn, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông, Ấn Độ..., phim Trung Quốc và Việt Nam ế.
Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng xem mòi hơi hoang mang: “Việt Nam đang đối mặt với chiến tranh thông tin truyền thông… Nguy hại ở chỗ thông tin lan truyền nhanh với tốc độ khủng khiếp, bổ sung nhanh chóng, chỉ cần thông tin truyền qua Facebook, điện thoại di động nhân lên hàng triệu lần!... Bộ luật về tiếp cận thông tin đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét…, và chính quyền phải có trách nhiệm cung cấp thông tin chính thống để tránh thông tin sai lệch lan truyền”. Chẳng lẽ ông Dũng không biết chính quyền cung cấp thông tin theo định hướng thừa mứa, “gãi không đúng chỗ ngứa”, công chúng đã chán ngấy từ lâu?! Còn mạng Xã hội đưa tin sai trái là trái sự thật hay là trái ý lãnh đạo – nếu trái sự thật mới đáng nói, mới đáng ngồi tù, còn trái với ý lãnh đạo là tất nhiên vì họ là lực lượng đối lập. Đã là thông tin, sự hơn thua nhau không phải ở “tính Đảng” mà ở “tính chân thật”? Nên nhớ “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh bại bởi lực lượng vật chất”.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng , thường trực Bộ Bưu Chính Viễn Thông nói rất chí lý: “Không nên né tránh những gì mà chúng ta thường cho là nhạy cảm. Cũng không nên né tránh các loại thông tin xấu độc, xuyên tạc, vu khống… nên đối mặt, chơi bài ngửa”. Đúng vậy: Ở lĩnh vực thông tin thì “ăn miếng trả miếng” để phân biệt ai đúng ai sai. Sai do vô ý thì phải đính chính, xin lỗi; sai cố ý thì xử lý theo pháp luật. Không thể chấp nhận ai nói trái ý lãnh đạo thì bắt. Ví dụ: Nếu trang Chân dung Quyền lực vu cáo ông Phúc, ông Thanh, ông Hùng tham nhũng thì thượng sách là các ông phản ứng – Nên nhớ, “Nguyên tắc Việt Minh, làm thinh là đồng ý” vẫn còn lưu dụng trong công chúng.
Trên mặt trận thông tin, Nhà cầm quyền đang chịu sức ép của 3 nhóm giáp công, nếu hệ thống Thông tin và Truyền thông không kịp đổi mới – nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật thì không chết cũng bị thương.
Không còn cách nào khác, Đảng CS và Nhà nước VN phải có sự thay đổi nhất định về thể chế chính trị, về đường lối… để xích lại gần hơn với lực lượng bất đồng chính kiến chung lo việc nước việc dân.
19/01/2015
T.T.
Nguồn: BVN
Không có nhận xét nào: