Hai máy bay khu trục Su-22M4 của Không quân CSVN rơi ngoài biển Ninh Thuận trong một vụ huấn luyện nhiều phần đã đụng nhau khi “thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom” hôm Thứ Năm 16/4/2015.
Cơ quan thông tấn chính thức của Hà Nội, TTXVN, viết rằng “Vào khoảng 11 giờ 30 phút trưa nay (16/4/2015), tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, hai chiếc máy bay quân sự SU-22M4 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom theo kế hoạch. Đột nhiên, toàn bộ tín hiệu của 2 máy bay này bị mất.”
Báo điện tử VNExpress ban đầu nói hai chiếc máy bay đó đụng nhau khi bay huấn luyện, nhưng sau đã sửa lại là “mất liên lạc” thuật lời ông thiếu tướng tư lệnh phó binh chủng Phòng không – Không quân Đỗ Minh Tuấn.
Hai chiếc Su-22M4 này thuộc trung đoàn không quân 937, sư đoàn không quân 370 chuyên bảo vệ Trường Sa, cất cánh từ phi trường quân sự Thành Sơn, thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Cho đến 17 giờ chiều khi công cuộc tìm kiếm tạm ngừng vì trời tối, lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn chưa tìm được tung tích 2 phi công, chỉ tìm thấy 3 thùng dầu phụ và dấu vết dầu loang trên biển tại khu vực các máy bay nói trên bị rơi.
Trong tai nạn này, TTXVN cho hay, hai phi công đang gặp nạn là trung tá Lê Văn Nghĩa và đại úy Nguyễn Anh Tú. Khu vực lâm nạn được tường thuật là cách đảo Phú Quý 15km, về hướng Bắc, nằm ở vùng biển giáp ranh hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Hai máy bay CASA, 2 máy bay AN đã được huy động bay liên tục trên biển tìm kiếm cùng với tàu hải quân và Cảnh sát biển.
Ông Nguyễn Hùng Tân - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Bình Thuận – nói với VnExpress là: "Hai phi công đã nhảy dù xuống biển".
Tuy nhiên, Quân chủng Phòng không Không quân CSVN, lực lượng biên phòng tỉnh Bình Thuận gồm 10 người đóng tại Phú Quý đã đến khu vực tai nạn xảy ra tìm kiếm các phi công, đồng thời kêu gọi các tàu cá trên biển hỗ trợ nhưng chưa thấy. Riêng thông tin phi công nhảy xuống biển là chưa thể xác định có chính xác hay không.
Tiêm kích bom SU-22M4 là biến thể xuất khẩu của phi cơ cường kích Su-17M2 của Liên Xô trước đây, được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1976, là máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam từ năm 1988.
Theo một tài liệu nghiên cứu về nền quốc phòng Việt Nam của giáo sư Úc Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc ở thủ đô Canberra năm 2009. Vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua 40 chiếc SU-22M4 đã qua sử dụng từ Ba Lan.
Vụ rơi hai máy bay khu trục SU-22M4 mới xảy ra là tai nạn thứ ba trong năm nay của không quân CSVN. Gần một tháng trước, ngày 26 tháng 3-2015, một chiếc trực thăng MI8 cũng đã bị rơi tại đảo Phú Qúy, Bình Thuận, vì 'bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật'. Trên máy bay ngoài phi công chính bị gãy chân còn có 8 hành khách may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Ngày 28/1/2015, một chiếc trực thăng quân sự UH-1 vừa cất cánh khoảng 8 phút từ phi trường Tân Sơn Nhất đã rơi ở một khu vực thuộc huyện Bình Chánh, Sài Gòn. Cả 4 người trên chiếc trực thang này thuộc trung đoàn không quân 917 đều thiệt mạng.
Ngày 7/7/2014, một chiếc trực thăng loại Mi 171 đã rơi ở khu vực Hòa Lạc cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía tây khi đang bay huấn luyện. Có 21 người trên đó thì 18 người chết, 3 bị thương trần trọng.( Tr.N)
Cơ quan thông tấn chính thức của Hà Nội, TTXVN, viết rằng “Vào khoảng 11 giờ 30 phút trưa nay (16/4/2015), tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, hai chiếc máy bay quân sự SU-22M4 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom theo kế hoạch. Đột nhiên, toàn bộ tín hiệu của 2 máy bay này bị mất.”
Báo điện tử VNExpress ban đầu nói hai chiếc máy bay đó đụng nhau khi bay huấn luyện, nhưng sau đã sửa lại là “mất liên lạc” thuật lời ông thiếu tướng tư lệnh phó binh chủng Phòng không – Không quân Đỗ Minh Tuấn.
Hai chiếc Su-22M4 này thuộc trung đoàn không quân 937, sư đoàn không quân 370 chuyên bảo vệ Trường Sa, cất cánh từ phi trường quân sự Thành Sơn, thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Cho đến 17 giờ chiều khi công cuộc tìm kiếm tạm ngừng vì trời tối, lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn chưa tìm được tung tích 2 phi công, chỉ tìm thấy 3 thùng dầu phụ và dấu vết dầu loang trên biển tại khu vực các máy bay nói trên bị rơi.
Trong tai nạn này, TTXVN cho hay, hai phi công đang gặp nạn là trung tá Lê Văn Nghĩa và đại úy Nguyễn Anh Tú. Khu vực lâm nạn được tường thuật là cách đảo Phú Quý 15km, về hướng Bắc, nằm ở vùng biển giáp ranh hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Hai máy bay CASA, 2 máy bay AN đã được huy động bay liên tục trên biển tìm kiếm cùng với tàu hải quân và Cảnh sát biển.
Ông Nguyễn Hùng Tân - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Bình Thuận – nói với VnExpress là: "Hai phi công đã nhảy dù xuống biển".
Tuy nhiên, Quân chủng Phòng không Không quân CSVN, lực lượng biên phòng tỉnh Bình Thuận gồm 10 người đóng tại Phú Quý đã đến khu vực tai nạn xảy ra tìm kiếm các phi công, đồng thời kêu gọi các tàu cá trên biển hỗ trợ nhưng chưa thấy. Riêng thông tin phi công nhảy xuống biển là chưa thể xác định có chính xác hay không.
Tiêm kích bom SU-22M4 là biến thể xuất khẩu của phi cơ cường kích Su-17M2 của Liên Xô trước đây, được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1976, là máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam từ năm 1988.
Theo một tài liệu nghiên cứu về nền quốc phòng Việt Nam của giáo sư Úc Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc ở thủ đô Canberra năm 2009. Vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua 40 chiếc SU-22M4 đã qua sử dụng từ Ba Lan.
Vụ rơi hai máy bay khu trục SU-22M4 mới xảy ra là tai nạn thứ ba trong năm nay của không quân CSVN. Gần một tháng trước, ngày 26 tháng 3-2015, một chiếc trực thăng MI8 cũng đã bị rơi tại đảo Phú Qúy, Bình Thuận, vì 'bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật'. Trên máy bay ngoài phi công chính bị gãy chân còn có 8 hành khách may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Ngày 28/1/2015, một chiếc trực thăng quân sự UH-1 vừa cất cánh khoảng 8 phút từ phi trường Tân Sơn Nhất đã rơi ở một khu vực thuộc huyện Bình Chánh, Sài Gòn. Cả 4 người trên chiếc trực thang này thuộc trung đoàn không quân 917 đều thiệt mạng.
Ngày 7/7/2014, một chiếc trực thăng loại Mi 171 đã rơi ở khu vực Hòa Lạc cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía tây khi đang bay huấn luyện. Có 21 người trên đó thì 18 người chết, 3 bị thương trần trọng.( Tr.N)
Không có nhận xét nào: