Trần Quí Cao: Bài 3: Hai Miền Nam Bắc sau Hiệp định Genève
Sau trận chiến Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết mang lại hòa bình cho Đông Dương. Kể từ đó Việt Nam tạm thời chia làm hai miền:
1) Phía Bắc sông Bến Hải là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức chính trị xã hội theo hệ thống xã hội chủ nghĩa dưới quyền cai trị của ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam.
3) Phía Nam sông Bến Hải là Việt Nam Cộng Hòa tổ chức xã hội theo hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống Tam quyền phân lập, trong đó quyền Lập pháp thuộc về Quốc hội lưỡng viện do dân trực tiếp bầu ra.
4) Mỗi bên tự xây dựng phần lãnh thổ của mình trong hòa bình, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Trước khi việc chia cắt được thực hiện triệt để, có một khoảng thời gian cho người dân hai miền tự do di chuyển tìm đến nơi mình muốn sống. Chính quyền không được ngăn cản mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển này.
Ở miền Nam các cán binh Cộng sản có những điểm tập kết an toàn để chuyển ra miền Bắc. Người dân miền Bắc di cư vào Nam được Chính quyền tiếp nhận và tổ chức định cư chu đáo. Nhà nước bắt đầu trù hoạch các chương trình tái thiết quốc gia. Hệ thống giáo dục với chương trình giảng dạy từ tiểu học tới đại học… được nâng tầm với sự tư vấn của chuyên gia các nước phát triển. Sự trao đổi văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật với Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc… được tiến hành thường xuyên. Dân chúng được hưởng nền giáo dục phổ cập tới lớp 9 (nghĩa là trẻ em đi học do Chính phủ đài thọ, gia đình không phải trả bất kì chi phí giáo dục nào). Đây là một hệ thống giáo dục tiến bộ so với các nước trong khu vực thời đó. Hệ thống Y tế liên hoàn và tương đối hoàn chỉnh được triển khai toàn miền. Tại Sài Gòn những bệnh viện công và tư khang trang bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn cao. Các bệnh viện công, mà người dân gọi là nhà thương thí vì không phải trả tiền (như Chợ Rẫy, Bình Dân…) cũng sạch đẹp mà không có tình trạng một giường hai bệnh nhân... Đã xuất hiện những kế hoạch kinh tế như Khu Công nghiệp tập trung Nhà Bè (mà nếu không có chiến tranh đã trở thành một kiểu như Khu Chế xuất Tân Thuận sau này, nhưng được tiến hành trước đó vài chục năm), các vùng nông nghiệp chuyên canh, v.v. Cho tới cuối những năm 1950, trước khi quân đội miền Bắc thâm nhập vào miền Nam trên quy mô lớn, Việt Nam Cộng hòa vẫn còn xuất khẩu lúa gạo, nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thời kỳ này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam Cộng hòa gấp 2,2 lần Thái Lan, và 1,49 lần Hàn Quốc. Nền kinh tế Việt Nam đầy triển vọng với giá trị đồng tiền ổn định. Các giá trị văn hóa, đạo đức được tôn trọng.
Ngược lại với miền Nam, miền Bắc lại là bức tranh với gam màu xám. Rất nhiều đồng bào miền Bắc muốn di cư nhưng chính quyền Cộng sản đã dùng nhiều biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn cũng đã có hơn một triệu người đã thoát được vào Nam. Nhân cơ hội này, Cộng sản miền Bắc tìm cách gài mật vụ của mình vào các nhóm di cư, đồng thời bí mật tổ chức cho các cán binh ở lại miền Nam chôn giấu vũ khí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc “tấn công nổi dậy” sau này.
Khi “bức màn sắt” buông xuống trên miền Bắc, mọi khuynh hướng nghiêng về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tinh thần pháp trị… bị đàn áp triệt để. Chiến dịch “Trăm hoa đua nở” bỏ tù và bức tử nghề nghiệp hàng loạt các nhà báo, nhà văn hóa có tư tưởng cách tân, có tinh thần tự do học thuật. Đây thực chất là một chiến dịch “Cải cách ruộng đất” trong lãnh vực văn hóa, tư tưởng.
Kể từ đó, miền Bắc chỉ có một đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, và một siêu thần tượng là ông Hồ Chí Minh.
Từ những gì thấy được qua cách điều hành đất nước của chính quyền Cộng sản miền Bắc, các nhà quan sát có thể dự đoán, cuộc Tổng Tuyển cử chưa chắc được tổ chức như quy định trong Hiệp định Genève. Và trong thực tế, vì nhiều lý do, cuộc Tổng Tuyển cử đã không được tiến hành.
Bộ máy tuyên truyền cho cuộc chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam trên miền Bắc, trước đây hoạt động âm thầm, nay mở hết công suất đưa báo chí, phát thanh, mít tinh, tuần hành… vào cuộc:
1) Chế độ miền Nam không tuân thủ hiệp định Genève, cản trở việc tổ chức Tổng Tuyển cử.
2) Đế quốc Mỹ xâm lược nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, nô dịch đồng bào miền Nam.
3) Chế độ miền Nam dâng miền Nam cho Mỹ.
4) Chế độ miền Nam lê máy chém giết hại đồng bào yêu nước, bỏ thuốc độc giết tù chính trị.
5) Chế độ miền Nam thực chất là chính quyền Ngụy, là chế độ bán nước cho Mỹ, tiếp tay Mỹ đày đọa, bóc lột thậm tệ dân chúng miền Nam và biến họ thành nô lệ…
Sau “bức màn thép”, không một tin tức trung thực nào về đời sống ấm no và tiến bộ của miền Nam đến người dân miền Bắc. Chỉ có một chiều: dân chúng miền Nam đang sống đời nô lệ khổ đau, đang bị bóc lột cùng cực bởi chế độ Mỹ Ngụy.
Do đó, miền Bắc cần “giải phóng miền Nam”, giành độc lập cho miền Nam, cứu dân miền Nam khỏi kiếp nô lệ đói nghèo…
Giải phóng Miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước,
Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi
Lòng hận thù ngất trời… (Lời ca khúc Giải phóng miền Nam)
Thế là miền Bắc, chưa kịp hưởng thanh bình mấy bữa, đã, với “lòng hận thù ngất trời”, dốc tất cả nhân lực và tài lực vào cuộc chiến “giải phóng” miền Nam. Trong thời đại máy bay, tên lửa, bom nguyên tử…, tuổi trẻ Việt Nam được đốc thúc “cầm gươm ôm súng xông tới”, đối đầu với các loại vũ khí tối tân của của đội quân hùng mạnh và văn minh nhất thế giới! Phải tiêu diệt kẻ thù cho dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn!”.
Hàng triệu sinh mạng, trong đó đa số đang lứa tuổi thanh xuân, bị thiêu cháy trong lò lửa chiến tranh. Hàng triệu con người “sinh Bắc tử Nam”, trở về quê trong quan tài hay bị mất tích trong chiến tranh, trở thành phế nhân trên quê hương tan nát, điêu tàn… để ngày 30/4/1975 những chiếc xe tăng T54 của quân miền Bắc húc đổ cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập, tổng hành dinh của miền Nam. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài thống trị toàn bộ đất nước!
Bài 4: Hậu quả của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”
Dưới đây là các hậu quả dễ thấy của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”:
1) Đẩy dân tộc vào một cuộc chém giết khủng khiếp. Một phần rất lớn sinh lực của đất nước bị thiêu cháy trong lò lửa chiến tranh chống lại cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Các ước tính cho rằng, khoảng 8-10 triệu sinh mạng bị cướp đi. Miền Bắc mất 5-6 triệu, miền Nam mất 3-4 triệu. Nếu so sánh với con số 58 ngàn lính Mỹ thiệt mạng trên chiến trường Việt Nam, chúng ta thấy hơn 99% số thương vong là của người Việt! Cuộc chiến này, dù được trang điểm dưới bất kỳ ngôn từ hoa mỹ nào, cũng không che đậy được bản chất nội chiến.
2) Tàn phá toàn bộ nền kinh tế đất nước. Đẩy miền Nam Việt Nam từ phồn vinh xuống đói nghèo.
Phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam công giải phóng dân chúng miền Nam khỏi đời nô lệ nghèo đói?
Tác giả xin trình bày các số liệu sau:
GDP/đầu người (USD)
Năm 1954, Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến với Hiệp định Genève. Miền Nam Việt Nam bắt tay kiến thiết xã hội, phát triển kinh tế, và tới năm 1956 thì kinh tế Nam Việt Nam bắt đầu tăng trưởng dương. GDP/đầu người năm 1960 cho thấy kinh tế miền Nam Việt Nam phồn vinh hơn hẳn Thái Lan và Nam Hàn (223 USD so với 101 USD của Thái lan và 155 USD của Nam Hàn). Tại châu Á, nếu tính theo GDP/đầu người, miền Nam Việt Nam chỉ thua có Nhật (479 USD), và gần với Mã Lai (299 USD), hơn hẳn Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Hàn…
Khoảng năm 1957, miền Bắc phát động cuộc chiến xâm chiếm miền Nam, bắt đầu với “chiến tranh du kích”. Năm 1960 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, chiến tranh càng lan rộng. Từ năm 1964, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam (1965), Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng cường độ chiến tranh và toàn bộ miền Nam trở thành bãi chiến trường.
Rất tương ứng với các biến chuyển của thời cuộc chiến tranh, GDP/đầu người các năm 1965, 1970 và 1975 cho thấy kinh tế miền Nam Việt Nam biến chuyển từ phồn vinh trở thành yếu kém rồi rất yếu kém so với Thái Lan và Nam Hàn. Từ gấp đôi Thái Lan năm 1960 thành một phần tám của Thái Lan năm 1975. Từ gấp rưỡi Nam Hàn năm 1960 thành ít hơn một phần mười ba của Nam Hàn năm 1975.
Cuộc chiến tranh Giải phóng miền Nam rõ ràng đã đẩy dân chúng miền Nam từ đời sống giàu có vào nghèo đói.
Thực ra, cuộc chiến đã tàn phá kinh tế toàn bộ đất nước. Nếu tính GDP/đầu người chung cho toàn bộ Việt Nam, gồm cả miền Nam và miền Bắc, thì năm 1960 con số ước tính là là 148 USD, năm 1970 là 120 USD và năm 1975 là 70 USD, chỉ bằng 50% so với năm 1960. Trong thời gian đó, Thái Lan phát triển gấp 3,5 lần, Nam Hàn phát triển gấp 4 lần.
3) Sự chia rẽ đầy hận thù Quốc - Cộng được đẩy lên tột đỉnh. Hai thành phần của một dân tộc biến thành “Ta” với “Địch”, thành kẻ thù hay thậm chí kẻ tử thù của nhau.
4) Cuộc chiến nhiều lần tàn phá các thành phố lớn, gieo rắc vào dân tộc tính độc ác man rợ. Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân thực chất là một cuộc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn giữa hai phe tham chiến, trong đó phe Cộng sản lật lọng và tiến công miền Nam giữa lúc thỏa thuận ngừng bắn để dân chúng đón Tết cổ truyền vẫn còn hiệu lực. Trận chiến Tết Mậu Thân là cuộc thảm sát giữa người Việt theo phe miền Bắc đối với người dân miền Nam. Riêng tại Huế, cả thành phố phải chít trắng khăn sô: những kẻ cầm súng theo Cộng sản đã giết mấy ngàn thường dân không phương tiện tự vệ. Con số nạn nhân đã kinh hoàng, cách thức và tính dã man của việc giết người càng kinh hoàng hơn.
5) Việt Nam mất đi các đảo trong quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Cộng. Khi cuộc chiến lên cao độ, khi toàn bộ sinh lực miền Nam phải dồn vào chống trả cuộc xâm lăng miền Bắc, Trung Cộng, nước đồng minh viện trợ vũ khí, lương thực để miền Bắc tấn công miền Nam, đánh chiếm đảo Hoàng Sa của miền Nam. Chính phủ miền Nam kiên quyết đánh trả. Đây là bước ngoặc bi thảm cho dân tộc vì tạo đà cho Trung Cộng lần lượt chiếm các đảo khác của Việt Nam, lấy mất một phần lớn tài nguyên biển và tạo gọng kìm quân sự uy hiếp toàn bộ lãnh thổ của chúng ta sau này.
Trước việc xâm chiếm này, chính quyền miền Nam yêu cầu miền Bắc hợp tác cùng lên tiếng phản đối Trung Cộng trên các diễn đàn quốc tế thì miền Bắc im lặng. Trong khi đó họ tuyên truyền trong giới chiến binh của họ rằng “Trung Quốc là bạn của Việt Nam, Họ chiếm Hoàng Sa là chiếm cho miền Bắc, chờ khi miền Bắc thắng miền Nam thì các đồng chí Trung Quốc sẽ trả các đảo đó lại cho nước Việt Nam thống nhất”.
6) Việt Nam đã chống lại Mỹ, một siêu cường không có tham vọng xâm chiếm lãnh thổ nước khác, một việc mà nhà chính trị xuất sắc của thời đại, ông Lý Quang Diệu, cho là ngu ngốc. Lịch sử thế giới thời đó và tới tận bây giờ cho thấy các nước đồng minh của siêu cường này đều phát triển kinh tế xã hội vượt bậc. Trong khi đó Việt Nam lại buộc mình vào vòng lệ thuộc Trung Cộng, một quốc gia luôn có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ các nước láng giềng và nuôi giấc mộng trở thành siêu cường quân sự vài chục năm sau.
7) Toàn bộ Việt Nam bị đặt dưới chính thể Độc đảng và Toàn trị, mở ra một thời kì nhiều bi thảm và bế tắc cho dân tộc.
Tiếp theo cuộc “Kháng chiến 9 năm chống Pháp”, cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” mang lại những tai họa khủng khiếp và lâu dài cho dân tộc như đã trình bày ở trên, và chắc hẳn rằng đa số người Việt Nam đã cùng nhìn thấy.
Nếu như sự cần thiết của cuộc “Kháng chiến 9 năm chống Pháp” là đề tài còn được tranh cãi, thì Tính phi lý của “cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã được đa số tán thành. Tác giả tin chắc rằng, nếu tiến hành điều tra xã hội học một cách thực sự khoa học và độc lập, đại đa số ý kiến nhân dân sẽ cho rằng cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô nghĩa và tai hại”. Tất nhiên, Đảng Cộng sản đương quyền không bao giờ dám tiến hành một công việc như vậy, và cũng không bao giờ cho phép các thành phần độc lập trong xã hội làm điều đó.
Trong lúc cuộc chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đang được Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân danh Chống Mỹ cứu nước, quyết tâm tiến hành, nhà lãnh đạo miền Nam, ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn chính trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra nhận định:
Thực ra thì dù chính sách của Pháp có thiển cận, chúng ta cũng có thể đòi lại độc lập với ít tổn thất sinh lực hơn. Chính lập trường Cộng sản lệ thuộc Nga Xô và Trung Cộng đã khiến cho phe Cộng sản Việt Nam chọn chiến tranh thay vì đấu tranh chính trị. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ ý đồ của Nga và Trung Cộng, thì có thể họ đã từ chối làm đồng minh với Cộng sản như Ấn Độ.
Dù không đồng ý, chúng ta cũng thông cảm việc các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đồng minh với Nga Xô để giành độc lập. Nhưng sau đó, để lãnh đạo công cuộc phát triển đất nước, họ phải thoát khỏi vòng ảnh hưởng của hai khối Tự do và Cộng sản, nếu họ nhận thức rõ:
1) Thâm ý chiến lược của Nga và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng sản thực ra chỉ là một phương tiện tranh đấu của người Nga trước đây, và của Trung Cộng hiện nay.
2) Cần chấm dứt đồng minh với Cộng sản khi không còn ích lợi cho dân tộc.
3) Đối với Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Tai họa thay, các nhà lãnh đạo Bắc Việt đã không thoát ra khỏi ảnh hưởng đó, và Việt Nam biến thành chiến trường của tranh chấp Tự do - Cộng sản. Mâu thuẫn giữa hai khối, lẽ ra là cơ hội, biến thành tai họa tàn phá khủng khiếp sinh lực của đất nước! (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt Nam. Phần III, Điều kiện nội bộ).
Ông Ngô Đình Nhu tiên đoán:
Việt Nam đã ra ngoài vòng chi phối của Trung Hoa gần một thế kỉ. Nay, khi tự đặt mình dưới sự chi phối của Trung Hoa, các nhà lãnh đạo miền Bắc đã đặt dân tộc trước viễn cảnh khủng khiếp là lệ thuộc Trung Hoa, mà kinh nghiệm ngàn năm qua cho thấy thực là tàn khốc.
Hiện nay miền Bắc đang tiến hành xâm chiếm miền Nam. Sự tồn tại của miền Nam, dưới ảnh hưởng của khối Tự do, có vai trò cực kì quan trọng: nó chưa cho phép Trung Cộng thống trị Việt Nam. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian. Vậy chúng ta bảo vệ miền Nam không chỉ cho miền Nam, mà còn giữ một lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần. (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt Nam. Phần III, Điều kiện nội bộ).
Từ đó ông Ngô Đình Nhu đề nghị:
Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của dân tộc, không còn nên tiếp tục sự trụ đóng vào phương tiện Cộng sản nữa. (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt Nam. Kết luận)
Đến nay đã hơn 55 năm kể từ ngày mất của hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, đã 40 năm sau ngày miền Bắc chiến thắng miền Nam. Đối chiếu những gì ông Nhu viết với các thực tế đã xảy ra từ đó tới nay, chúng ta ngạc nhiên vì mức độ chính xác của những lời tiên đoán. Với quan điểm không hề tôn sùng bất kì cá nhân nào, lãnh tụ nào, mỗi khi đọc lại tác phẩm Chính đề Việt Namcủa ông Ngô Đình Nhu, tác giả thấy rõ rệt, trên từng dòng chữ, kiến thức và tầm nhìn của một nhà chính trị có viễn kiến cùng tấm lòng thiết tha với vận mệnh lâu dài của đất nước.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, những người đưa dân tộc vào cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” vô nghĩa và thảm khốc, có tấm lòng này không? Có kiến thức và tầm nhìn này không?
Nếu nhìn lại tiến trình lịch sử, cùng các hậu quả của nó, cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mang lại hạnh phúc hay tai họa cho đất nước?
Cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đưa Việt Nam tiến bước lên hàng ngũ các nước độc lập, giàu mạnh, văn minh hay đẩy Việt Nam vào vòng lệ thuộc, chậm tiến, suy thoái?
T.Q.C.
Sau trận chiến Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết mang lại hòa bình cho Đông Dương. Kể từ đó Việt Nam tạm thời chia làm hai miền:
1) Phía Bắc sông Bến Hải là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức chính trị xã hội theo hệ thống xã hội chủ nghĩa dưới quyền cai trị của ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam.
3) Phía Nam sông Bến Hải là Việt Nam Cộng Hòa tổ chức xã hội theo hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống Tam quyền phân lập, trong đó quyền Lập pháp thuộc về Quốc hội lưỡng viện do dân trực tiếp bầu ra.
4) Mỗi bên tự xây dựng phần lãnh thổ của mình trong hòa bình, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Trước khi việc chia cắt được thực hiện triệt để, có một khoảng thời gian cho người dân hai miền tự do di chuyển tìm đến nơi mình muốn sống. Chính quyền không được ngăn cản mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển này.
Ở miền Nam các cán binh Cộng sản có những điểm tập kết an toàn để chuyển ra miền Bắc. Người dân miền Bắc di cư vào Nam được Chính quyền tiếp nhận và tổ chức định cư chu đáo. Nhà nước bắt đầu trù hoạch các chương trình tái thiết quốc gia. Hệ thống giáo dục với chương trình giảng dạy từ tiểu học tới đại học… được nâng tầm với sự tư vấn của chuyên gia các nước phát triển. Sự trao đổi văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật với Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc… được tiến hành thường xuyên. Dân chúng được hưởng nền giáo dục phổ cập tới lớp 9 (nghĩa là trẻ em đi học do Chính phủ đài thọ, gia đình không phải trả bất kì chi phí giáo dục nào). Đây là một hệ thống giáo dục tiến bộ so với các nước trong khu vực thời đó. Hệ thống Y tế liên hoàn và tương đối hoàn chỉnh được triển khai toàn miền. Tại Sài Gòn những bệnh viện công và tư khang trang bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn cao. Các bệnh viện công, mà người dân gọi là nhà thương thí vì không phải trả tiền (như Chợ Rẫy, Bình Dân…) cũng sạch đẹp mà không có tình trạng một giường hai bệnh nhân... Đã xuất hiện những kế hoạch kinh tế như Khu Công nghiệp tập trung Nhà Bè (mà nếu không có chiến tranh đã trở thành một kiểu như Khu Chế xuất Tân Thuận sau này, nhưng được tiến hành trước đó vài chục năm), các vùng nông nghiệp chuyên canh, v.v. Cho tới cuối những năm 1950, trước khi quân đội miền Bắc thâm nhập vào miền Nam trên quy mô lớn, Việt Nam Cộng hòa vẫn còn xuất khẩu lúa gạo, nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thời kỳ này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam Cộng hòa gấp 2,2 lần Thái Lan, và 1,49 lần Hàn Quốc. Nền kinh tế Việt Nam đầy triển vọng với giá trị đồng tiền ổn định. Các giá trị văn hóa, đạo đức được tôn trọng.
Ngược lại với miền Nam, miền Bắc lại là bức tranh với gam màu xám. Rất nhiều đồng bào miền Bắc muốn di cư nhưng chính quyền Cộng sản đã dùng nhiều biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn cũng đã có hơn một triệu người đã thoát được vào Nam. Nhân cơ hội này, Cộng sản miền Bắc tìm cách gài mật vụ của mình vào các nhóm di cư, đồng thời bí mật tổ chức cho các cán binh ở lại miền Nam chôn giấu vũ khí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc “tấn công nổi dậy” sau này.
Khi “bức màn sắt” buông xuống trên miền Bắc, mọi khuynh hướng nghiêng về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tinh thần pháp trị… bị đàn áp triệt để. Chiến dịch “Trăm hoa đua nở” bỏ tù và bức tử nghề nghiệp hàng loạt các nhà báo, nhà văn hóa có tư tưởng cách tân, có tinh thần tự do học thuật. Đây thực chất là một chiến dịch “Cải cách ruộng đất” trong lãnh vực văn hóa, tư tưởng.
Kể từ đó, miền Bắc chỉ có một đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, và một siêu thần tượng là ông Hồ Chí Minh.
Từ những gì thấy được qua cách điều hành đất nước của chính quyền Cộng sản miền Bắc, các nhà quan sát có thể dự đoán, cuộc Tổng Tuyển cử chưa chắc được tổ chức như quy định trong Hiệp định Genève. Và trong thực tế, vì nhiều lý do, cuộc Tổng Tuyển cử đã không được tiến hành.
Bộ máy tuyên truyền cho cuộc chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam trên miền Bắc, trước đây hoạt động âm thầm, nay mở hết công suất đưa báo chí, phát thanh, mít tinh, tuần hành… vào cuộc:
1) Chế độ miền Nam không tuân thủ hiệp định Genève, cản trở việc tổ chức Tổng Tuyển cử.
2) Đế quốc Mỹ xâm lược nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, nô dịch đồng bào miền Nam.
3) Chế độ miền Nam dâng miền Nam cho Mỹ.
4) Chế độ miền Nam lê máy chém giết hại đồng bào yêu nước, bỏ thuốc độc giết tù chính trị.
5) Chế độ miền Nam thực chất là chính quyền Ngụy, là chế độ bán nước cho Mỹ, tiếp tay Mỹ đày đọa, bóc lột thậm tệ dân chúng miền Nam và biến họ thành nô lệ…
Sau “bức màn thép”, không một tin tức trung thực nào về đời sống ấm no và tiến bộ của miền Nam đến người dân miền Bắc. Chỉ có một chiều: dân chúng miền Nam đang sống đời nô lệ khổ đau, đang bị bóc lột cùng cực bởi chế độ Mỹ Ngụy.
Do đó, miền Bắc cần “giải phóng miền Nam”, giành độc lập cho miền Nam, cứu dân miền Nam khỏi kiếp nô lệ đói nghèo…
Giải phóng Miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước,
Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi
Lòng hận thù ngất trời… (Lời ca khúc Giải phóng miền Nam)
Thế là miền Bắc, chưa kịp hưởng thanh bình mấy bữa, đã, với “lòng hận thù ngất trời”, dốc tất cả nhân lực và tài lực vào cuộc chiến “giải phóng” miền Nam. Trong thời đại máy bay, tên lửa, bom nguyên tử…, tuổi trẻ Việt Nam được đốc thúc “cầm gươm ôm súng xông tới”, đối đầu với các loại vũ khí tối tân của của đội quân hùng mạnh và văn minh nhất thế giới! Phải tiêu diệt kẻ thù cho dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn!”.
Hàng triệu sinh mạng, trong đó đa số đang lứa tuổi thanh xuân, bị thiêu cháy trong lò lửa chiến tranh. Hàng triệu con người “sinh Bắc tử Nam”, trở về quê trong quan tài hay bị mất tích trong chiến tranh, trở thành phế nhân trên quê hương tan nát, điêu tàn… để ngày 30/4/1975 những chiếc xe tăng T54 của quân miền Bắc húc đổ cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập, tổng hành dinh của miền Nam. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài thống trị toàn bộ đất nước!
Bài 4: Hậu quả của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”
Dưới đây là các hậu quả dễ thấy của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”:
1) Đẩy dân tộc vào một cuộc chém giết khủng khiếp. Một phần rất lớn sinh lực của đất nước bị thiêu cháy trong lò lửa chiến tranh chống lại cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Các ước tính cho rằng, khoảng 8-10 triệu sinh mạng bị cướp đi. Miền Bắc mất 5-6 triệu, miền Nam mất 3-4 triệu. Nếu so sánh với con số 58 ngàn lính Mỹ thiệt mạng trên chiến trường Việt Nam, chúng ta thấy hơn 99% số thương vong là của người Việt! Cuộc chiến này, dù được trang điểm dưới bất kỳ ngôn từ hoa mỹ nào, cũng không che đậy được bản chất nội chiến.
2) Tàn phá toàn bộ nền kinh tế đất nước. Đẩy miền Nam Việt Nam từ phồn vinh xuống đói nghèo.
Phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam công giải phóng dân chúng miền Nam khỏi đời nô lệ nghèo đói?
Tác giả xin trình bày các số liệu sau:
GDP/đầu người (USD)
Nguồn: List of countries by past and projected GDP (nominal) per capita, Wikipedia
Năm 1954, Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến với Hiệp định Genève. Miền Nam Việt Nam bắt tay kiến thiết xã hội, phát triển kinh tế, và tới năm 1956 thì kinh tế Nam Việt Nam bắt đầu tăng trưởng dương. GDP/đầu người năm 1960 cho thấy kinh tế miền Nam Việt Nam phồn vinh hơn hẳn Thái Lan và Nam Hàn (223 USD so với 101 USD của Thái lan và 155 USD của Nam Hàn). Tại châu Á, nếu tính theo GDP/đầu người, miền Nam Việt Nam chỉ thua có Nhật (479 USD), và gần với Mã Lai (299 USD), hơn hẳn Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Hàn…
Khoảng năm 1957, miền Bắc phát động cuộc chiến xâm chiếm miền Nam, bắt đầu với “chiến tranh du kích”. Năm 1960 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, chiến tranh càng lan rộng. Từ năm 1964, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam (1965), Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng cường độ chiến tranh và toàn bộ miền Nam trở thành bãi chiến trường.
Rất tương ứng với các biến chuyển của thời cuộc chiến tranh, GDP/đầu người các năm 1965, 1970 và 1975 cho thấy kinh tế miền Nam Việt Nam biến chuyển từ phồn vinh trở thành yếu kém rồi rất yếu kém so với Thái Lan và Nam Hàn. Từ gấp đôi Thái Lan năm 1960 thành một phần tám của Thái Lan năm 1975. Từ gấp rưỡi Nam Hàn năm 1960 thành ít hơn một phần mười ba của Nam Hàn năm 1975.
Cuộc chiến tranh Giải phóng miền Nam rõ ràng đã đẩy dân chúng miền Nam từ đời sống giàu có vào nghèo đói.
Thực ra, cuộc chiến đã tàn phá kinh tế toàn bộ đất nước. Nếu tính GDP/đầu người chung cho toàn bộ Việt Nam, gồm cả miền Nam và miền Bắc, thì năm 1960 con số ước tính là là 148 USD, năm 1970 là 120 USD và năm 1975 là 70 USD, chỉ bằng 50% so với năm 1960. Trong thời gian đó, Thái Lan phát triển gấp 3,5 lần, Nam Hàn phát triển gấp 4 lần.
3) Sự chia rẽ đầy hận thù Quốc - Cộng được đẩy lên tột đỉnh. Hai thành phần của một dân tộc biến thành “Ta” với “Địch”, thành kẻ thù hay thậm chí kẻ tử thù của nhau.
4) Cuộc chiến nhiều lần tàn phá các thành phố lớn, gieo rắc vào dân tộc tính độc ác man rợ. Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân thực chất là một cuộc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn giữa hai phe tham chiến, trong đó phe Cộng sản lật lọng và tiến công miền Nam giữa lúc thỏa thuận ngừng bắn để dân chúng đón Tết cổ truyền vẫn còn hiệu lực. Trận chiến Tết Mậu Thân là cuộc thảm sát giữa người Việt theo phe miền Bắc đối với người dân miền Nam. Riêng tại Huế, cả thành phố phải chít trắng khăn sô: những kẻ cầm súng theo Cộng sản đã giết mấy ngàn thường dân không phương tiện tự vệ. Con số nạn nhân đã kinh hoàng, cách thức và tính dã man của việc giết người càng kinh hoàng hơn.
5) Việt Nam mất đi các đảo trong quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Cộng. Khi cuộc chiến lên cao độ, khi toàn bộ sinh lực miền Nam phải dồn vào chống trả cuộc xâm lăng miền Bắc, Trung Cộng, nước đồng minh viện trợ vũ khí, lương thực để miền Bắc tấn công miền Nam, đánh chiếm đảo Hoàng Sa của miền Nam. Chính phủ miền Nam kiên quyết đánh trả. Đây là bước ngoặc bi thảm cho dân tộc vì tạo đà cho Trung Cộng lần lượt chiếm các đảo khác của Việt Nam, lấy mất một phần lớn tài nguyên biển và tạo gọng kìm quân sự uy hiếp toàn bộ lãnh thổ của chúng ta sau này.
Trước việc xâm chiếm này, chính quyền miền Nam yêu cầu miền Bắc hợp tác cùng lên tiếng phản đối Trung Cộng trên các diễn đàn quốc tế thì miền Bắc im lặng. Trong khi đó họ tuyên truyền trong giới chiến binh của họ rằng “Trung Quốc là bạn của Việt Nam, Họ chiếm Hoàng Sa là chiếm cho miền Bắc, chờ khi miền Bắc thắng miền Nam thì các đồng chí Trung Quốc sẽ trả các đảo đó lại cho nước Việt Nam thống nhất”.
6) Việt Nam đã chống lại Mỹ, một siêu cường không có tham vọng xâm chiếm lãnh thổ nước khác, một việc mà nhà chính trị xuất sắc của thời đại, ông Lý Quang Diệu, cho là ngu ngốc. Lịch sử thế giới thời đó và tới tận bây giờ cho thấy các nước đồng minh của siêu cường này đều phát triển kinh tế xã hội vượt bậc. Trong khi đó Việt Nam lại buộc mình vào vòng lệ thuộc Trung Cộng, một quốc gia luôn có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ các nước láng giềng và nuôi giấc mộng trở thành siêu cường quân sự vài chục năm sau.
7) Toàn bộ Việt Nam bị đặt dưới chính thể Độc đảng và Toàn trị, mở ra một thời kì nhiều bi thảm và bế tắc cho dân tộc.
Tiếp theo cuộc “Kháng chiến 9 năm chống Pháp”, cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” mang lại những tai họa khủng khiếp và lâu dài cho dân tộc như đã trình bày ở trên, và chắc hẳn rằng đa số người Việt Nam đã cùng nhìn thấy.
Nếu như sự cần thiết của cuộc “Kháng chiến 9 năm chống Pháp” là đề tài còn được tranh cãi, thì Tính phi lý của “cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã được đa số tán thành. Tác giả tin chắc rằng, nếu tiến hành điều tra xã hội học một cách thực sự khoa học và độc lập, đại đa số ý kiến nhân dân sẽ cho rằng cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô nghĩa và tai hại”. Tất nhiên, Đảng Cộng sản đương quyền không bao giờ dám tiến hành một công việc như vậy, và cũng không bao giờ cho phép các thành phần độc lập trong xã hội làm điều đó.
Trong lúc cuộc chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đang được Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân danh Chống Mỹ cứu nước, quyết tâm tiến hành, nhà lãnh đạo miền Nam, ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn chính trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra nhận định:
Thực ra thì dù chính sách của Pháp có thiển cận, chúng ta cũng có thể đòi lại độc lập với ít tổn thất sinh lực hơn. Chính lập trường Cộng sản lệ thuộc Nga Xô và Trung Cộng đã khiến cho phe Cộng sản Việt Nam chọn chiến tranh thay vì đấu tranh chính trị. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ ý đồ của Nga và Trung Cộng, thì có thể họ đã từ chối làm đồng minh với Cộng sản như Ấn Độ.
Dù không đồng ý, chúng ta cũng thông cảm việc các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đồng minh với Nga Xô để giành độc lập. Nhưng sau đó, để lãnh đạo công cuộc phát triển đất nước, họ phải thoát khỏi vòng ảnh hưởng của hai khối Tự do và Cộng sản, nếu họ nhận thức rõ:
1) Thâm ý chiến lược của Nga và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng sản thực ra chỉ là một phương tiện tranh đấu của người Nga trước đây, và của Trung Cộng hiện nay.
2) Cần chấm dứt đồng minh với Cộng sản khi không còn ích lợi cho dân tộc.
3) Đối với Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Tai họa thay, các nhà lãnh đạo Bắc Việt đã không thoát ra khỏi ảnh hưởng đó, và Việt Nam biến thành chiến trường của tranh chấp Tự do - Cộng sản. Mâu thuẫn giữa hai khối, lẽ ra là cơ hội, biến thành tai họa tàn phá khủng khiếp sinh lực của đất nước! (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt Nam. Phần III, Điều kiện nội bộ).
Ông Ngô Đình Nhu tiên đoán:
Việt Nam đã ra ngoài vòng chi phối của Trung Hoa gần một thế kỉ. Nay, khi tự đặt mình dưới sự chi phối của Trung Hoa, các nhà lãnh đạo miền Bắc đã đặt dân tộc trước viễn cảnh khủng khiếp là lệ thuộc Trung Hoa, mà kinh nghiệm ngàn năm qua cho thấy thực là tàn khốc.
Hiện nay miền Bắc đang tiến hành xâm chiếm miền Nam. Sự tồn tại của miền Nam, dưới ảnh hưởng của khối Tự do, có vai trò cực kì quan trọng: nó chưa cho phép Trung Cộng thống trị Việt Nam. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian. Vậy chúng ta bảo vệ miền Nam không chỉ cho miền Nam, mà còn giữ một lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần. (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt Nam. Phần III, Điều kiện nội bộ).
Từ đó ông Ngô Đình Nhu đề nghị:
Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của dân tộc, không còn nên tiếp tục sự trụ đóng vào phương tiện Cộng sản nữa. (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt Nam. Kết luận)
Đến nay đã hơn 55 năm kể từ ngày mất của hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, đã 40 năm sau ngày miền Bắc chiến thắng miền Nam. Đối chiếu những gì ông Nhu viết với các thực tế đã xảy ra từ đó tới nay, chúng ta ngạc nhiên vì mức độ chính xác của những lời tiên đoán. Với quan điểm không hề tôn sùng bất kì cá nhân nào, lãnh tụ nào, mỗi khi đọc lại tác phẩm Chính đề Việt Namcủa ông Ngô Đình Nhu, tác giả thấy rõ rệt, trên từng dòng chữ, kiến thức và tầm nhìn của một nhà chính trị có viễn kiến cùng tấm lòng thiết tha với vận mệnh lâu dài của đất nước.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, những người đưa dân tộc vào cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” vô nghĩa và thảm khốc, có tấm lòng này không? Có kiến thức và tầm nhìn này không?
Nếu nhìn lại tiến trình lịch sử, cùng các hậu quả của nó, cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mang lại hạnh phúc hay tai họa cho đất nước?
Cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đưa Việt Nam tiến bước lên hàng ngũ các nước độc lập, giàu mạnh, văn minh hay đẩy Việt Nam vào vòng lệ thuộc, chậm tiến, suy thoái?
T.Q.C.
Không có nhận xét nào: