Bích Ngọc: 'Trước đây địa phương đã hạ thấp nhất của phí môi trường trong khung của Bộ Tài chính vì vậy bây giờ không có cơ sở để hạ nữa'.
Ông Nguyễn Bá Thuyền, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã nói như vậy khi hay tin Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam mới đây gửi đề xuất lên Bộ Tài chính đề nghị giảm 90% mức thu phí bảo vệ môi trường đang áp dụng cho các dự án bauxite Tây Nguyên.
Hiện phí môi trường đang áp dụng với hai dự án này là theo Nghị định 74 quy định mức phí bảo vệ môi trường của khai thác bauxite dao động từ 30-50.000 đồng/tấn tinh quặng. Lâm Đồng thì cho rằng mức thu này là hợp lý, phù hợp để địa phương khắc phục môi trường. Song TKV muốn đưa ra mức đề nghị là 4.000 đồng/tấn.
"Đề xuất mới này này hiện chưa hỏi ý kiến địa phương nhưng trước đây Lâm Đồng đã hạ thấp nhất phí môi trường trong khung của Bộ Tài chính vì vậy bây giờ không có cơ sở để hạ nữa", ông Nguyễn Bá Thuyền khẳng định.
Lý giải để đưa ra đề xuất hạ phí môi trường được TKV cho rằng khai thác bauxite không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường
Theo quy định phí môi trường là một nguồn thu của ngân sách nhà nước nhưng được giữ lại cho địa phương để sử dụng cho hoạt động khắc phục các tác động môi trường và những nguy cơ về sự cố môi trường do hoạt động khoáng sản gây ra ngoài diện tích được cấp phép và ngoài hàng rào nhà máy.
Tức là tiền phí mà doanh nghiệp phải đóng phải đảm bảo đủ để khắc phục các tác động môi trường ngoài hàng rào cũng như những nguy cơ về sự cố môi trường có thể xảy ra về sau.
Vì vậy ông Thuyền nhấn mạnh: "Quan điểm của cá nhân tôi thấy rằng TKV xin hạ thấp phí môi trường là không ổn vì đây là nguồn thu của địa phương nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt đồng thời xử lý các vấn đề môi trường về sau này.
Vì vậy không thể hạ xuống thấp hơn. Cho dù doanh nghiệp làm lỗ hay lãi đều phải bỏ ra trả", đại biểu Thuyền nhấn mạnh.
Lý lẽ xin giảm thuế môi trường được TKV cho rằng khai thác bauxite tương đối đơn giản, chỉ cần gạt hoặc xúc lớp đất phủ mỏng ở phía trên sang bên cạnh, xúc quặng đi sau đó hoàn thổ tại chỗ bằng đất thổ nhưỡng. Thêm nữa quặng bauxite và đất phủ có độ cứng ít, không phải khoan nổ mìn khi khai thác. Vì vậy, mức độ gây ô nhiễm trong quá trình khai thác là rất thấp, giống như khai thác đất để san lấp, xây dựng công trình.
Theo ông Thuyền, lập luận này không thuyết phục và chuyện ô nhiễm hay không thì đã có rất nhiều nhà khoa học lên tiếng rồi.
Liên quan đến câu chuyện lỗ, lãi của doanh nghiệp, ông Thuyền cho rằng trước đây khi phân tích về hiệu quả dự án nhiều nhà khoa học đã cho rằng việc khai thác bauxite không hiệu quả về kinh tế.
Thế nhưng Bộ Công Thương từng phản biện đối với dự án án alumin Tân Rai, kết quả tính cập nhật đến ngày 26/4/2014 cho thấy dự án có hiệu quả với thời gian lỗ kế hoạch dự kiến là 4,0 năm và thời gian thu hồi vốn 11,5 năm - tức là thời gian đã ngắn hơn nhiều so với trước kia dự tính.
"Trước những khẳng định như vậy thì không có lý do gì một dự án khai thác tài nguyên vốn đã nhận được nhiều ưu đãi, giờ lại xin giảm cả phí môi trường nữa thì thực sự là khó chấp nhận", ông Thuyền một lần nữa khẳng định.
Theo ông Thuyền, khi giải trình về sự cần thiết để triển khai dự án khai thác bauxite Tây Nguyên đại diện TKV thường nói khai thác bauxite là một bài toán dài hạn, có hiệu quả kinh tế và hiệu quả lan tỏa đối với địa phương.
"Địa phương tin rằng hiệu quả đó phải được thể hiện bằng thực tế và có tác động thực sự tới kinh tế - xã hội và môi trường của Lâm Đồng", đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh.
B. N.
Nguồn: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/bauxite-xin-giam-90-phi-moi-truong-lo-cung-phai-tra-3280517/
Ông Nguyễn Bá Thuyền, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã nói như vậy khi hay tin Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam mới đây gửi đề xuất lên Bộ Tài chính đề nghị giảm 90% mức thu phí bảo vệ môi trường đang áp dụng cho các dự án bauxite Tây Nguyên.
Hiện phí môi trường đang áp dụng với hai dự án này là theo Nghị định 74 quy định mức phí bảo vệ môi trường của khai thác bauxite dao động từ 30-50.000 đồng/tấn tinh quặng. Lâm Đồng thì cho rằng mức thu này là hợp lý, phù hợp để địa phương khắc phục môi trường. Song TKV muốn đưa ra mức đề nghị là 4.000 đồng/tấn.
"Đề xuất mới này này hiện chưa hỏi ý kiến địa phương nhưng trước đây Lâm Đồng đã hạ thấp nhất phí môi trường trong khung của Bộ Tài chính vì vậy bây giờ không có cơ sở để hạ nữa", ông Nguyễn Bá Thuyền khẳng định.
Lý giải để đưa ra đề xuất hạ phí môi trường được TKV cho rằng khai thác bauxite không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường
Theo quy định phí môi trường là một nguồn thu của ngân sách nhà nước nhưng được giữ lại cho địa phương để sử dụng cho hoạt động khắc phục các tác động môi trường và những nguy cơ về sự cố môi trường do hoạt động khoáng sản gây ra ngoài diện tích được cấp phép và ngoài hàng rào nhà máy.
Tức là tiền phí mà doanh nghiệp phải đóng phải đảm bảo đủ để khắc phục các tác động môi trường ngoài hàng rào cũng như những nguy cơ về sự cố môi trường có thể xảy ra về sau.
Vì vậy ông Thuyền nhấn mạnh: "Quan điểm của cá nhân tôi thấy rằng TKV xin hạ thấp phí môi trường là không ổn vì đây là nguồn thu của địa phương nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt đồng thời xử lý các vấn đề môi trường về sau này.
Vì vậy không thể hạ xuống thấp hơn. Cho dù doanh nghiệp làm lỗ hay lãi đều phải bỏ ra trả", đại biểu Thuyền nhấn mạnh.
Lý lẽ xin giảm thuế môi trường được TKV cho rằng khai thác bauxite tương đối đơn giản, chỉ cần gạt hoặc xúc lớp đất phủ mỏng ở phía trên sang bên cạnh, xúc quặng đi sau đó hoàn thổ tại chỗ bằng đất thổ nhưỡng. Thêm nữa quặng bauxite và đất phủ có độ cứng ít, không phải khoan nổ mìn khi khai thác. Vì vậy, mức độ gây ô nhiễm trong quá trình khai thác là rất thấp, giống như khai thác đất để san lấp, xây dựng công trình.
Theo ông Thuyền, lập luận này không thuyết phục và chuyện ô nhiễm hay không thì đã có rất nhiều nhà khoa học lên tiếng rồi.
Liên quan đến câu chuyện lỗ, lãi của doanh nghiệp, ông Thuyền cho rằng trước đây khi phân tích về hiệu quả dự án nhiều nhà khoa học đã cho rằng việc khai thác bauxite không hiệu quả về kinh tế.
Thế nhưng Bộ Công Thương từng phản biện đối với dự án án alumin Tân Rai, kết quả tính cập nhật đến ngày 26/4/2014 cho thấy dự án có hiệu quả với thời gian lỗ kế hoạch dự kiến là 4,0 năm và thời gian thu hồi vốn 11,5 năm - tức là thời gian đã ngắn hơn nhiều so với trước kia dự tính.
"Trước những khẳng định như vậy thì không có lý do gì một dự án khai thác tài nguyên vốn đã nhận được nhiều ưu đãi, giờ lại xin giảm cả phí môi trường nữa thì thực sự là khó chấp nhận", ông Thuyền một lần nữa khẳng định.
Theo ông Thuyền, khi giải trình về sự cần thiết để triển khai dự án khai thác bauxite Tây Nguyên đại diện TKV thường nói khai thác bauxite là một bài toán dài hạn, có hiệu quả kinh tế và hiệu quả lan tỏa đối với địa phương.
"Địa phương tin rằng hiệu quả đó phải được thể hiện bằng thực tế và có tác động thực sự tới kinh tế - xã hội và môi trường của Lâm Đồng", đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh.
B. N.
Nguồn: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/bauxite-xin-giam-90-phi-moi-truong-lo-cung-phai-tra-3280517/
Không có nhận xét nào: