GNsP (11.10.2015) – Vào lúc 10 giờ 24 phút ngày 11.10.2015, báo Tiền Phong đưa tin, đã tìm được hung thủ gây ra cái chết cho thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, đó chính là người giam chung trong trại tạm giam đã đánh chết em Dư.
Theo nguồn báo này, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Dư là do “sáng ngày 4/10, sau khi ăn sáng tại buồng giam, Dư phải rửa bát cho các bị can theo lịch phân công. Do thấy Dư rửa bát bẩn nên Bình gọi Dư ra khu vực bện xi măng nơi các bị can ngủ, dùng tay tát vào má Dư, dùng chân đá 3-4 lần vào đầu Dư… Sau đó, Bình đi ra phía cửa còn Dư đi vào khu vực vệ sinh và ngã xuống sàn nhà sau đó ít phút. Các bị can bị tạm giam cùng buồng đã đỡ và hô hoán báo cáo cán bộ quản lý để đưa Dư đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Đến tối cùng ngày, Dư được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi, điều trị.”
Với thông tin trên của báo Tiền Phong, GNsP có ba nhận định:
Thứ nhất, ngày 05.10.2015, công an báo gia đình Dư biết, Dư bị hôn mê bất tỉnh, cơ thể bầm tím, nhiều vết thương nặng trên cơ thể, nhưng không nói rõ nguyên nhân vì sao khiến Dư phải nhập viện cho dù đã được gia đình gặng hỏi. Thậm chí, bà Đỗ Thị Mai –mẹ của Dư- từng khẳng định với GNsP: “Có nhiều kiến bò xung quanh người của Dư và trên giường, chất dịch màu vàng từ người Dư chảy ra. Cháu chết rồi, chỉ còn mỗi tim đập một ít thôi” do được trợ giúp bằng máy thở. Rõ ràng, công an cố tình bưng bít thông tin nguyên nhân dẫn đến Dư tử vong. Mãi đến 5 ngày sau, 10.10.2015, công an mới tuyên bố Dư tử vong sau khi tạm giam trái phép gần 2 tháng. Và, sau đó 1 ngày, 11.10.2015, với sức ép của dư luận, Tiền Phong đưa tin, đã tìm được hung thủ giết Dư. Liệu, một mạng người nào đó đang được ‘thế mạng’ để bao che cho sự tàn ác của cơ quan công an –chính là hung thủ? Cũng xin nhấn mạnh, theo thông tin ban đầu, bác sỹ bệnh viên cho gia đình bà Mai biết, nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân là do “bị tiêu chảy, chuyển sang hôn mê, biến chứng sang viên màng não”.
Thứ hai, giả sử, cơ quan bảo vệ pháp luật đã tìm ra được hung thủ thực sự giết Dư là ai, thì công an vẫn phải chịu trách nhiệm chính đã gây ra cái chết cho Dư, vì theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự, công an chỉ có thể tạm giữ hình sự tối đa 9 ngày. Sau đó, buộc phải có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu không, phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Khi bắt người, tạm giữ, tạm giam… phải có căn cứ, phải theo trình tự, thủ tục Luật định, phải thông báo ngay cho gia đình. Đối với trường hợp cụ thể của em Dư, theo qui định khoản 1 Điều 88 BLTTHS, cho dù công an có đủ căn cứ xác định Dư lấy trộm 2 triệu của hàng xóm, cũng không được tạm giam. [Như GNsP đã bình luận trong bài trước]. Do đó, cơ quan công an phải chịu trách nhiệm trước cái chết của Dư vì họ không có quyền được tạm giam thiếu niên này, nhưng họ đã làm và gián tiếp gây ra tử vong cho Dư.
Cũng có ý kiến cho rằng, Dư phạm tội quả tang nên phải bị bắt… Nhưng, như đã nêu, ngay cả trường hợp này, trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam cũng phải theo đúng Luật định. Gia đình Dư cũng khẳng định, “sau khi công an bắt và tạm giam Dư, gia đình không hề nhận được bất kỳ thông báo, lệnh tạm giam hay tạm giữ nào. Trong suốt thời gian bị tạm giam, gia đình chỉ gửi được cho Dư mấy gói mì tôm vì gia cảnh khó khăn.”
Vì vậy, lãnh đạo, cơ quan, cá nhân làm trái pháp luật phải chịu trách nhiệm trước cái chết của nạn nhân Dư, do bị bắt giam trái pháp luật.
Thứ ba, qua vụ việc của em Dư cho thấy, trại giam công an không bảo đảm tính mạng của công dân và có thể dẫn đến chết người như Dư, như nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên, kể cả ‘tự tử’… Và, họ sẵn sàng đánh đổi mọi giá để phủi trách nhiệm. Theo qui chế về tạm giữ, tạm giam qui định rõ: Trưởng nhà tạm giữ, trưởng trại tạm giam có nghĩa vụ điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà tạm giữ, trại tạm giam do mình quản lý…
Một video liên quan đến vụ việc này rất đáng lưu tâm do ông Trương Văn Dũng quay lại và ghi lại những lời đối thoại của các công an viên, khi họ cản trở ông Dũng thăm Dư và gia đình tại bệnh viện Bạch Mai vào ngày 07.10.2015. Trong đoạn video có độ dài hơn 3 phút cho thấy, khi ông Dũng dõng dạc nói với những người xung quanh đang có mặt tại bệnh viện rằng, chính lực lượng công an tà quyền đã gây ra cái chết của con cháu tôi… Một vài người đã bỏ đi, một vài người mặc áo thường phục, áo bảo vệ… liên tục lấy tay không cho ông Dũng quay, họ nói ‘anh không được quay tôi’. Trong một đoạn video khác hơn2 phút mô tả, ông Dũng quay công an viên, người này hỏi ‘quay để làm gì?’. Ông Dũng nói ‘quay để tố cáo lại tội ác của nhà cầm quyền’. Công an viên này không nói gì, lấy tay che mặt, ông Dũng nói ‘không có gì phải xấu hổ mà che mặt cả, cứ bình thường đi’. Công an viên này đã đứng lên, bỏ đi nơi khác. Phải chăng những gì ông Dũng nói quá xác đáng, khiến họ cảm thấy tủi hổ khi bị lên án trước bàn dân thiên hạ?
Cũng theo báo Tiền Phong, cơ quan bảo vệ pháp luật đã tìm ra Vũ Văn Bình (SN 1998) –người bị giam cùng buồng giam với Dư- đã gây ra cái chết cho thiếu niên này. Cơ quan CSĐT – Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án đối với Bình về hành vi “cố ý gây thương tích” vào sáng ngày 11.10, tức ngay cả ngày Chúa nhật là ngày nghỉ hàng tuần của công an.
Lịch sử đảng cộng sản đã từng xác nhận ông Hồ chí Minh chết vào ngày 01.09.1969, nhưng phải chờ đến 03.09.1969 mới được tuyên bố chết. Hiện đại hơn, những ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh đều có những hiện tượng phải chờ ‘tuyên bố chết’. Phải chăng, nạn nhân Đỗ Đình Dư cũng phải chờ ‘tuyên bố chết’ để công an còn ‘hoàn tất’ thủ tục, hồ sơ và ‘đạo diễn’ kịch bản. Điều này lý giải qua sự im lặng trước đó của công an và truyền thông lề đảng trước những cáo buộc công an đánh chết nạn nhân, kể cả bằng mọi giá ngăn chặn không cho gia đình nạn nhân thăm gặp. Nhưng, sau khi ‘tuyên bố chết’, công an đã nhanh chóng khởi tố kể cả vào ngày Chúa nhật, ngày nghỉ hàng tuần của công an.
Khi nhà cầm quyền –cụ thể cơ quan công an- né tránh đối diện với sự thật thì họ tiếp tục lấy người dân làm quân cờ thí mạng che dấu sự tàn ác dã tâm của họ. Và, người chết oan chưa được giải oan, có thể đã lại có một án oan khác nối tiếp!
Với thông tin trên của báo Tiền Phong, GNsP có ba nhận định:
Thứ nhất, ngày 05.10.2015, công an báo gia đình Dư biết, Dư bị hôn mê bất tỉnh, cơ thể bầm tím, nhiều vết thương nặng trên cơ thể, nhưng không nói rõ nguyên nhân vì sao khiến Dư phải nhập viện cho dù đã được gia đình gặng hỏi. Thậm chí, bà Đỗ Thị Mai –mẹ của Dư- từng khẳng định với GNsP: “Có nhiều kiến bò xung quanh người của Dư và trên giường, chất dịch màu vàng từ người Dư chảy ra. Cháu chết rồi, chỉ còn mỗi tim đập một ít thôi” do được trợ giúp bằng máy thở. Rõ ràng, công an cố tình bưng bít thông tin nguyên nhân dẫn đến Dư tử vong. Mãi đến 5 ngày sau, 10.10.2015, công an mới tuyên bố Dư tử vong sau khi tạm giam trái phép gần 2 tháng. Và, sau đó 1 ngày, 11.10.2015, với sức ép của dư luận, Tiền Phong đưa tin, đã tìm được hung thủ giết Dư. Liệu, một mạng người nào đó đang được ‘thế mạng’ để bao che cho sự tàn ác của cơ quan công an –chính là hung thủ? Cũng xin nhấn mạnh, theo thông tin ban đầu, bác sỹ bệnh viên cho gia đình bà Mai biết, nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân là do “bị tiêu chảy, chuyển sang hôn mê, biến chứng sang viên màng não”.
Thứ hai, giả sử, cơ quan bảo vệ pháp luật đã tìm ra được hung thủ thực sự giết Dư là ai, thì công an vẫn phải chịu trách nhiệm chính đã gây ra cái chết cho Dư, vì theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự, công an chỉ có thể tạm giữ hình sự tối đa 9 ngày. Sau đó, buộc phải có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu không, phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Khi bắt người, tạm giữ, tạm giam… phải có căn cứ, phải theo trình tự, thủ tục Luật định, phải thông báo ngay cho gia đình. Đối với trường hợp cụ thể của em Dư, theo qui định khoản 1 Điều 88 BLTTHS, cho dù công an có đủ căn cứ xác định Dư lấy trộm 2 triệu của hàng xóm, cũng không được tạm giam. [Như GNsP đã bình luận trong bài trước]. Do đó, cơ quan công an phải chịu trách nhiệm trước cái chết của Dư vì họ không có quyền được tạm giam thiếu niên này, nhưng họ đã làm và gián tiếp gây ra tử vong cho Dư.
Cũng có ý kiến cho rằng, Dư phạm tội quả tang nên phải bị bắt… Nhưng, như đã nêu, ngay cả trường hợp này, trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam cũng phải theo đúng Luật định. Gia đình Dư cũng khẳng định, “sau khi công an bắt và tạm giam Dư, gia đình không hề nhận được bất kỳ thông báo, lệnh tạm giam hay tạm giữ nào. Trong suốt thời gian bị tạm giam, gia đình chỉ gửi được cho Dư mấy gói mì tôm vì gia cảnh khó khăn.”
Vì vậy, lãnh đạo, cơ quan, cá nhân làm trái pháp luật phải chịu trách nhiệm trước cái chết của nạn nhân Dư, do bị bắt giam trái pháp luật.
Thứ ba, qua vụ việc của em Dư cho thấy, trại giam công an không bảo đảm tính mạng của công dân và có thể dẫn đến chết người như Dư, như nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên, kể cả ‘tự tử’… Và, họ sẵn sàng đánh đổi mọi giá để phủi trách nhiệm. Theo qui chế về tạm giữ, tạm giam qui định rõ: Trưởng nhà tạm giữ, trưởng trại tạm giam có nghĩa vụ điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà tạm giữ, trại tạm giam do mình quản lý…
Một video liên quan đến vụ việc này rất đáng lưu tâm do ông Trương Văn Dũng quay lại và ghi lại những lời đối thoại của các công an viên, khi họ cản trở ông Dũng thăm Dư và gia đình tại bệnh viện Bạch Mai vào ngày 07.10.2015. Trong đoạn video có độ dài hơn 3 phút cho thấy, khi ông Dũng dõng dạc nói với những người xung quanh đang có mặt tại bệnh viện rằng, chính lực lượng công an tà quyền đã gây ra cái chết của con cháu tôi… Một vài người đã bỏ đi, một vài người mặc áo thường phục, áo bảo vệ… liên tục lấy tay không cho ông Dũng quay, họ nói ‘anh không được quay tôi’. Trong một đoạn video khác hơn2 phút mô tả, ông Dũng quay công an viên, người này hỏi ‘quay để làm gì?’. Ông Dũng nói ‘quay để tố cáo lại tội ác của nhà cầm quyền’. Công an viên này không nói gì, lấy tay che mặt, ông Dũng nói ‘không có gì phải xấu hổ mà che mặt cả, cứ bình thường đi’. Công an viên này đã đứng lên, bỏ đi nơi khác. Phải chăng những gì ông Dũng nói quá xác đáng, khiến họ cảm thấy tủi hổ khi bị lên án trước bàn dân thiên hạ?
Cũng theo báo Tiền Phong, cơ quan bảo vệ pháp luật đã tìm ra Vũ Văn Bình (SN 1998) –người bị giam cùng buồng giam với Dư- đã gây ra cái chết cho thiếu niên này. Cơ quan CSĐT – Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án đối với Bình về hành vi “cố ý gây thương tích” vào sáng ngày 11.10, tức ngay cả ngày Chúa nhật là ngày nghỉ hàng tuần của công an.
Lịch sử đảng cộng sản đã từng xác nhận ông Hồ chí Minh chết vào ngày 01.09.1969, nhưng phải chờ đến 03.09.1969 mới được tuyên bố chết. Hiện đại hơn, những ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh đều có những hiện tượng phải chờ ‘tuyên bố chết’. Phải chăng, nạn nhân Đỗ Đình Dư cũng phải chờ ‘tuyên bố chết’ để công an còn ‘hoàn tất’ thủ tục, hồ sơ và ‘đạo diễn’ kịch bản. Điều này lý giải qua sự im lặng trước đó của công an và truyền thông lề đảng trước những cáo buộc công an đánh chết nạn nhân, kể cả bằng mọi giá ngăn chặn không cho gia đình nạn nhân thăm gặp. Nhưng, sau khi ‘tuyên bố chết’, công an đã nhanh chóng khởi tố kể cả vào ngày Chúa nhật, ngày nghỉ hàng tuần của công an.
Khi nhà cầm quyền –cụ thể cơ quan công an- né tránh đối diện với sự thật thì họ tiếp tục lấy người dân làm quân cờ thí mạng che dấu sự tàn ác dã tâm của họ. Và, người chết oan chưa được giải oan, có thể đã lại có một án oan khác nối tiếp!
Huyền Trang, GNsP
Không có nhận xét nào: