Phạm Chí Dũng: Giá dịch vụ y tế, giáo dục sẽ bị thả nổi 100%? Cái chết hữu thể của những bệnh nhân không tiền cùng cảnh thất học của những sinh viên bị móc túi, đang biến dư luận xã hội và nỗi phẫn uất dân chúng thành nơi chôn cất cuối cùng cho một chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”
Thả nổi!
“Giờ bị bịnh mà không có tiền thì chỉ có nằm chờ chết” đã trở thành một thành ngữ phổ biến đến mức sinh tử mặc lòng trong xã hội Việt Nam, vào lúc mà các lý thuyết gia Cộng Sản vẫn tranh cãi như thể lần cuối với nhau về việc “như thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Không thiếu gì cái chết của bệnh nhân bị đẩy ra nằm ở hành lang khu cấp cứu quá lâu khi người nhà không đủ tiền để “tạm ứng” cho bệnh viện. Ngày càng hiện ra nhiều hơn những mạng người ra đi để càng tô thắm cho một chế độ “của dân, do dân và vì dân.”
Cho dù “thả nổi” là từ đáng sợ song lại bị kiêng kỵ ở Việt Nam bởi tính nhạy cảm chính trị của nó, phong trào “tử vong tự nguyện” lại càng được thả nổi với mức độ không còn kiêng dè gì nữa. Vào Tháng Tám, 2015, Quốc Hội Việt Nam đã cống hiến một phần đáng kể cho cơ chế hợp thức hóa chiến dịch thả nổi những “mặt hàng” liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh. Dự thảo Luật Phí và Lệ Phí được cơ quan mà đã từ lâu bị coi là đại diện cho các nhóm lợi ích ấy đưa ra nhằm “điều chỉnh” biểu giá phí và lệ phí, nhưng lại dự kiến sẽ chuyển một số loại phí, lệ phí sang “giá dịch vụ.”
19 khoản phí sẽ được đưa ra khỏi danh mục, chuyển sang thu theo cơ chế giá thị trường trong dự thảo Luật Phí và Lệ Phí trên. Nhưng trên tất cả, việc thả nổi viện phí và học phí theo giá thị trường - hai lĩnh vực công liên quan trực tiếp tới chính sách an sinh xã hội, quyết định cuộc sống của nhiều người dân trong đó đa số có mức thu nhập trung bình hoặc dưới trung bình, sinh sống ở vùng ven thành thị, nông thôn hoặc miền núi - đang có quá nhiều cơ hội nhằm giúp lên men nồng nặc những bệnh nhân đau khổ chờ thối rữa và cả nhiều búp măng non chưa kịp dậy thì, để đầy triển vọng tạo nên nguồn cơn cho nhiều cái chết mới.
“Sống được ngày nào hay ngày ấy”
Đừng nhìn vào bản báo cáo của Bộ Y Tế - địa chỉ của một nữ bộ trưởng quá tai tiếng bởi chân dung cá nhân gắn liền với hình ảnh phong bì, nhưng vẫn “kiên định Xã Hội Chủ Nghĩa” bám chặt ghế - mà hãy nghe lời tách bạch của những chuyên gia phản biện: hoàn toàn chẳng khó để nhận ra nếu chuyển viện phí sang tính theo cơ chế thị trường, chi phí khám, chữa bệnh có thể tăng từ hai đến năm lần. Chẳng hạn chi phí chạy thận nhân tạo sẽ tăng từ 460,000 đồng một lần hiện nay lên ít nhất 0.9 - 1 triệu đồng một lần. Còn giá khám bệnh sẽ tăng gấp 5 lần, từ 20,000 đồng lên đến 100,000 đồng. Giá chụp CT có thể cũng sẽ tăng từ 500,000 đồng lên 1 triệu đồng.
Giá cả chữa bệnh lại đạp lên đầu lương tâm để vượt dốc. Những năm qua, chiến dịch tăng giá phi mã viện phí đã thường nâng mặt bằng giá dịch vụ y tế bình quân lên gấp rưỡi đến hai lần qua mỗi năm, quá đủ để làm bệnh nhân khốn đốn và thỉnh thoảng lại có người lao mình từ tầng mười bệnh viện xuống đất.
Không chịu kém thua viện phí, mức học phí tại một số trường đại học cũng biện chứng phi mã theo “cơ chế tự chủ tài chính,” luôn “bảo đảm” mức tăng từ một đến hai triệu của năm sau so với năm trước, dù tình cảnh nền kinh tế phải thắt lưng buộc bụng và có nơi trẻ em phải ăn chịt chuột trừ bữa.
Còn nếu được Quốc Hội hợp thức hóa cơ chế thu, giá dịch vụ đại học sẽ càng rộng đường để khép chặt cửa vào trường học của rất nhiều sinh viên.
Còn nhớ trong phiên họp Tháng Sáu, 2015, chủ nhiệm ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội Trương Thị Mai cũng phải ta thán rằng việc chuyển phí và lệ phí qua hình thức giá dịch vụ thoạt nghe thì hợp lý về hình thức, nhưng có thể khiến người dân thêm gánh nặng vì giá dịch vụ sẽ cao hơn phí, do trong phí còn có phần phúc lợi trích ra từ ngân sách.
Nhưng đó chỉ là một cách nói của giới quan chức Quốc Hội vốn bám ghế hơn hẳn gần dân. Cứ căn cứ vào một tỷ lệ quá thấp tiếng nói phản biện nơi nghị trường là sẽ dễ dàng biết được Quốc Hội “luôn quan tâm đến cử tri” của họ như thế nào.
Một trong số cử tri bất hạnh ấy, ông Phùng Sanh - như tựa đề một bài báo “Người đàn ông chờ chết vì không có tiền mổ tim” - đã phải bán hết ruộng vườn để lo cho vợ bị suy thận. Nhưng khi người vợ vừa qua đời, ông Sanh lại nhập viện vì bệnh tim kéo dài hơn sáu năm. Số tiền hơn 90 triệu đồng dự kiến phẫu thuật là không tưởng với người đàn ông 57 tuổi này.
“Có lẽ tôi phải về quê chứ không còn cách nào khác. Các con nghèo quá, đất ruộng đã bán hết, nợ ngân hàng còn mấy chục triệu chưa trả xong. Giờ có bán căn nhà nhỏ thì cũng không đủ trang trải mà lại không có chỗ dung thân. Đành buông xuôi sống được ngày nào hay ngày ấy,” ông Sanh nghẹn ngào.
Nhưng một bác sĩ nói thẳng “Nếu không có tiền chữa trị, ông Sanh chỉ còn cách uống thuốc cầm chừng và phải luôn đối diện với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.”
Chủ đề “giảm thiểu giá dịch vụ y tế và giáo dục” đã luôn được Quốc Hội Việt Nam nêu ra bàn thảo trong hàng chục năm qua, thế nhưng nghịch lý trở nên không thể chịu nổi là càng bàn giá càng tăng, và trong thực tế những cơ quan thường bị xếp loại “cải cách hành chính” tệ hại nhất như Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thậm chí còn có những dấu hiệu thông đồng với các cơ Sở Y Tế và Giáo Dục để tăng giá và hợp thức hóa các mức tăng giá dịch vụ.
Nơi chôn cất cuối cùng
Vào đầu năm học 2015-2016, như một điệp khúc chỉ còn rệu rạo trong cổ họng, phụ huynh và báo chí lại “kêu trời” vì các trường, từ mẫu giáo lên đại học - đua nhau nâng mức “học phí đầu năm.” Có trường còn tàn nhẫn tuyên bố sẽ thẳng tay đuổi học đứa con nếu phụ huynh không đủ tiền đóng.
Chủ thuyết “lấy sinh viên làm trung tâm” của ngành giáo dục - được mơn trớn đến mê hoặc qua những hội thảo quốc tế bóng nhẫy - hóa ra đã hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ của nó: Người đi học là con bò đã gần cạn sữa nhưng vẫn phải lộn trái dạ dày để nuôi béo các trường và dĩ nhiên cả Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Mới đây, một tác giả phải tiết lộ lời tán thán tận cùng của Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Bành Tiến Long: “Giáo dục Việt Nam đang là một con điếm!”
“Con điếm” ấy đã ra một cái giá quá cao cấp cho đề án đổi mới sách giáo khoa: 34,000 tỷ đồng. Để sau đó khi bị giới tiêu dùng phản ứng dữ dội, giá bán đột ngột lao dốc chỉ còn... 400 tỷ.
Giữa năm 2015, mạng xã hội và cả báo chí nhà nước đã sôi động làn sóng đòi Bộ Trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận phải từ chức. Song cứ như một thói quen không đổi cho tới chết, vẫn không một quan chức nào chịu đội nón ra đi.
Khó có thể nói khác hơn, giới quản lý và thực thi chính sách xã hội đã biến chủ trương “xã hội hóa” từ vài chục năm qua thành phản cảm và hơn nữa là đang tâm phản động. Nếu giới quan chức đảng cứ căn vặn nhau về câu hỏi “Vì sao nhân dân mất lòng tin nghiêm trọng vào đảng?” thì cái chết hữu thể của những bệnh nhân không tiền cùng cảnh thất học của những sinh viên bị móc túi đang biến dư luận xã hội và nỗi phẫn uất dân chúng thành nơi chôn cất cuối cùng cho một chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=215740&zoneid=97
Thả nổi!
“Giờ bị bịnh mà không có tiền thì chỉ có nằm chờ chết” đã trở thành một thành ngữ phổ biến đến mức sinh tử mặc lòng trong xã hội Việt Nam, vào lúc mà các lý thuyết gia Cộng Sản vẫn tranh cãi như thể lần cuối với nhau về việc “như thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Không thiếu gì cái chết của bệnh nhân bị đẩy ra nằm ở hành lang khu cấp cứu quá lâu khi người nhà không đủ tiền để “tạm ứng” cho bệnh viện. Ngày càng hiện ra nhiều hơn những mạng người ra đi để càng tô thắm cho một chế độ “của dân, do dân và vì dân.”
Cho dù “thả nổi” là từ đáng sợ song lại bị kiêng kỵ ở Việt Nam bởi tính nhạy cảm chính trị của nó, phong trào “tử vong tự nguyện” lại càng được thả nổi với mức độ không còn kiêng dè gì nữa. Vào Tháng Tám, 2015, Quốc Hội Việt Nam đã cống hiến một phần đáng kể cho cơ chế hợp thức hóa chiến dịch thả nổi những “mặt hàng” liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh. Dự thảo Luật Phí và Lệ Phí được cơ quan mà đã từ lâu bị coi là đại diện cho các nhóm lợi ích ấy đưa ra nhằm “điều chỉnh” biểu giá phí và lệ phí, nhưng lại dự kiến sẽ chuyển một số loại phí, lệ phí sang “giá dịch vụ.”
19 khoản phí sẽ được đưa ra khỏi danh mục, chuyển sang thu theo cơ chế giá thị trường trong dự thảo Luật Phí và Lệ Phí trên. Nhưng trên tất cả, việc thả nổi viện phí và học phí theo giá thị trường - hai lĩnh vực công liên quan trực tiếp tới chính sách an sinh xã hội, quyết định cuộc sống của nhiều người dân trong đó đa số có mức thu nhập trung bình hoặc dưới trung bình, sinh sống ở vùng ven thành thị, nông thôn hoặc miền núi - đang có quá nhiều cơ hội nhằm giúp lên men nồng nặc những bệnh nhân đau khổ chờ thối rữa và cả nhiều búp măng non chưa kịp dậy thì, để đầy triển vọng tạo nên nguồn cơn cho nhiều cái chết mới.
“Sống được ngày nào hay ngày ấy”
Đừng nhìn vào bản báo cáo của Bộ Y Tế - địa chỉ của một nữ bộ trưởng quá tai tiếng bởi chân dung cá nhân gắn liền với hình ảnh phong bì, nhưng vẫn “kiên định Xã Hội Chủ Nghĩa” bám chặt ghế - mà hãy nghe lời tách bạch của những chuyên gia phản biện: hoàn toàn chẳng khó để nhận ra nếu chuyển viện phí sang tính theo cơ chế thị trường, chi phí khám, chữa bệnh có thể tăng từ hai đến năm lần. Chẳng hạn chi phí chạy thận nhân tạo sẽ tăng từ 460,000 đồng một lần hiện nay lên ít nhất 0.9 - 1 triệu đồng một lần. Còn giá khám bệnh sẽ tăng gấp 5 lần, từ 20,000 đồng lên đến 100,000 đồng. Giá chụp CT có thể cũng sẽ tăng từ 500,000 đồng lên 1 triệu đồng.
Giá cả chữa bệnh lại đạp lên đầu lương tâm để vượt dốc. Những năm qua, chiến dịch tăng giá phi mã viện phí đã thường nâng mặt bằng giá dịch vụ y tế bình quân lên gấp rưỡi đến hai lần qua mỗi năm, quá đủ để làm bệnh nhân khốn đốn và thỉnh thoảng lại có người lao mình từ tầng mười bệnh viện xuống đất.
Không chịu kém thua viện phí, mức học phí tại một số trường đại học cũng biện chứng phi mã theo “cơ chế tự chủ tài chính,” luôn “bảo đảm” mức tăng từ một đến hai triệu của năm sau so với năm trước, dù tình cảnh nền kinh tế phải thắt lưng buộc bụng và có nơi trẻ em phải ăn chịt chuột trừ bữa.
Còn nếu được Quốc Hội hợp thức hóa cơ chế thu, giá dịch vụ đại học sẽ càng rộng đường để khép chặt cửa vào trường học của rất nhiều sinh viên.
Còn nhớ trong phiên họp Tháng Sáu, 2015, chủ nhiệm ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội Trương Thị Mai cũng phải ta thán rằng việc chuyển phí và lệ phí qua hình thức giá dịch vụ thoạt nghe thì hợp lý về hình thức, nhưng có thể khiến người dân thêm gánh nặng vì giá dịch vụ sẽ cao hơn phí, do trong phí còn có phần phúc lợi trích ra từ ngân sách.
Nhưng đó chỉ là một cách nói của giới quan chức Quốc Hội vốn bám ghế hơn hẳn gần dân. Cứ căn cứ vào một tỷ lệ quá thấp tiếng nói phản biện nơi nghị trường là sẽ dễ dàng biết được Quốc Hội “luôn quan tâm đến cử tri” của họ như thế nào.
Một trong số cử tri bất hạnh ấy, ông Phùng Sanh - như tựa đề một bài báo “Người đàn ông chờ chết vì không có tiền mổ tim” - đã phải bán hết ruộng vườn để lo cho vợ bị suy thận. Nhưng khi người vợ vừa qua đời, ông Sanh lại nhập viện vì bệnh tim kéo dài hơn sáu năm. Số tiền hơn 90 triệu đồng dự kiến phẫu thuật là không tưởng với người đàn ông 57 tuổi này.
“Có lẽ tôi phải về quê chứ không còn cách nào khác. Các con nghèo quá, đất ruộng đã bán hết, nợ ngân hàng còn mấy chục triệu chưa trả xong. Giờ có bán căn nhà nhỏ thì cũng không đủ trang trải mà lại không có chỗ dung thân. Đành buông xuôi sống được ngày nào hay ngày ấy,” ông Sanh nghẹn ngào.
Nhưng một bác sĩ nói thẳng “Nếu không có tiền chữa trị, ông Sanh chỉ còn cách uống thuốc cầm chừng và phải luôn đối diện với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.”
Chủ đề “giảm thiểu giá dịch vụ y tế và giáo dục” đã luôn được Quốc Hội Việt Nam nêu ra bàn thảo trong hàng chục năm qua, thế nhưng nghịch lý trở nên không thể chịu nổi là càng bàn giá càng tăng, và trong thực tế những cơ quan thường bị xếp loại “cải cách hành chính” tệ hại nhất như Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thậm chí còn có những dấu hiệu thông đồng với các cơ Sở Y Tế và Giáo Dục để tăng giá và hợp thức hóa các mức tăng giá dịch vụ.
Nơi chôn cất cuối cùng
Vào đầu năm học 2015-2016, như một điệp khúc chỉ còn rệu rạo trong cổ họng, phụ huynh và báo chí lại “kêu trời” vì các trường, từ mẫu giáo lên đại học - đua nhau nâng mức “học phí đầu năm.” Có trường còn tàn nhẫn tuyên bố sẽ thẳng tay đuổi học đứa con nếu phụ huynh không đủ tiền đóng.
Chủ thuyết “lấy sinh viên làm trung tâm” của ngành giáo dục - được mơn trớn đến mê hoặc qua những hội thảo quốc tế bóng nhẫy - hóa ra đã hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ của nó: Người đi học là con bò đã gần cạn sữa nhưng vẫn phải lộn trái dạ dày để nuôi béo các trường và dĩ nhiên cả Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Mới đây, một tác giả phải tiết lộ lời tán thán tận cùng của Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Bành Tiến Long: “Giáo dục Việt Nam đang là một con điếm!”
“Con điếm” ấy đã ra một cái giá quá cao cấp cho đề án đổi mới sách giáo khoa: 34,000 tỷ đồng. Để sau đó khi bị giới tiêu dùng phản ứng dữ dội, giá bán đột ngột lao dốc chỉ còn... 400 tỷ.
Giữa năm 2015, mạng xã hội và cả báo chí nhà nước đã sôi động làn sóng đòi Bộ Trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận phải từ chức. Song cứ như một thói quen không đổi cho tới chết, vẫn không một quan chức nào chịu đội nón ra đi.
Khó có thể nói khác hơn, giới quản lý và thực thi chính sách xã hội đã biến chủ trương “xã hội hóa” từ vài chục năm qua thành phản cảm và hơn nữa là đang tâm phản động. Nếu giới quan chức đảng cứ căn vặn nhau về câu hỏi “Vì sao nhân dân mất lòng tin nghiêm trọng vào đảng?” thì cái chết hữu thể của những bệnh nhân không tiền cùng cảnh thất học của những sinh viên bị móc túi đang biến dư luận xã hội và nỗi phẫn uất dân chúng thành nơi chôn cất cuối cùng cho một chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=215740&zoneid=97
Không có nhận xét nào: