DKN: Sự kiện 709 luật sư bị bắt cóc tại Đại Lục cho đến nay đã tròn 5 tháng, nhưng hiện vẫn có hơn 30 luật sư và người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ hoặc mất tích. Ngày 4/12, là ngày mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “Ngày hiến pháp”, có 40 luật sư và thân nhân của những người bị bắt cóc đã tổ chức buổi hội thảo về sự kiện 709 luật sư bị bắt. Mời quý vị theo dõi bài viết về những sự vi phạm nhân quyền ở các quốc gia cộng sản như Việt Nam
Trong hội nghị, các luật sư và thân nhân của những người bị bắt giam đã cùng nhau thảo luận và đưa ra phương án chung, để tiến hành khởi kiện Bộ Công an Trung Quốc.
Kể từ khi vụ bắt lớn xảy ra vào ngày 7/9, những luật sư và nhà hoạt động nhân quyền bị bắt không được phép gặp luật sư biện hộ. Bộ Công an cũng không dựa theo pháp luật để thông báo cho người biện hộ về tình tiết vụ án.
Khi hội nghị diễn ra, luật sư nổi tiếng Vương Vũ yêu cầu được gặp cảnh sát nhưng lại bị từ chối. Các luật sư đã yêu cầu công an thành phố Thiên Tân xem xét lại, đồng thời chỉ ra hành vi từ chối gặp mặt luật sư, và việc chưa thẩm vấn đã phán quyết là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra vợ của luật sư Vương Toàn Chương là Lý Văn Túc và vợ của luật sư Lý Hòa Bình đã 12 lần tìm đến Hiệp hội Luật sư thành phố Bắc Kinh. Nhưng cho đến nay họ vẫn không nhận được bất cứ kết quả gì.
Bà Lý Văn Túc cho biết, “Ông Vương Toàn Chương bị bắt vào mùa hè, bà muốn gửi quần áo mùa đông cho ông Vương nhưng chính quyền đã không tiếp nhận. Hiện giờ bà đang rất lo cho sự an toàn của chồng bà. Thậm chí trước khi ông Vương bị bắt khoảng nửa tháng, ông đã bị hơn mười cảnh sát đánh đập. Những vết thương trên người vẫn chưa khỏi, không biết tình trạng sức khỏe của ông hiện giờ như nào.”
Bà Lý Văn Túc: “Trong 5 tháng nay, mỗi lần đi ra ngoài tôi đều phải mang theo đứa con 3 tuổi, cuộc sống của con tôi hoàn toàn bị đảo lộn. Hàng ngày cháu bé đều hỏi khi nào thì bố về. Ông ngoại của cháu bé hiện đã hơn 70 tuổi, không những ông phải lo lắng cho cuộc sống của chúng tôi, mà còn phải đi hàng ngàn cây số đến Bắc Kinh để giúp đỡ. Còn bà nội thì trước đây bị liệt nửa người, phải ở Bắc Kinh để chữa trị. Do ông Vương bị bắt nên bà không có đủ điều kiện chữa trị và phải trở về nhà. Bà phải sống trong lo âu, suy nghĩ trong thời gian dài nên bệnh tình càng ngày càng trầm trọng.”
Luật sư Mã Liên Thuận tham gia hội nghị cho biết, mọi người đều cho rằng sự kiện bắt bớ 709 luật sư và nhà hoạt động nhân quyền, là một vụ án vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền. Do đó chúng tôi phải đứng lên để bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân chúng tôi.
Được biết những người có đồng nghiệp hay người nhà bị bắt đều có tâm lý rất nặng nề, nhưng họ cho biết: “Chúng tôi nói với nhau rằng khi chụp ảnh thì nhất định phải cười, bởi vì chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ là người cười đến phút cuối, chính nghĩa sẽ chiến thắng.”
Vào tháng 9 năm nay, trong đợt đại ân xá này đã có rất nhiều người được thả tự do, nhưng vẫn có ít nhất 30 người vẫn bị bắt giữ hoặc mất tích. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, thì số lượng đó còn nhiều hơn rất nhiều.
Trong hội nghị, các luật sư và thân nhân của những người bị bắt giam đã cùng nhau thảo luận và đưa ra phương án chung, để tiến hành khởi kiện Bộ Công an Trung Quốc.
Kể từ khi vụ bắt lớn xảy ra vào ngày 7/9, những luật sư và nhà hoạt động nhân quyền bị bắt không được phép gặp luật sư biện hộ. Bộ Công an cũng không dựa theo pháp luật để thông báo cho người biện hộ về tình tiết vụ án.
Khi hội nghị diễn ra, luật sư nổi tiếng Vương Vũ yêu cầu được gặp cảnh sát nhưng lại bị từ chối. Các luật sư đã yêu cầu công an thành phố Thiên Tân xem xét lại, đồng thời chỉ ra hành vi từ chối gặp mặt luật sư, và việc chưa thẩm vấn đã phán quyết là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra vợ của luật sư Vương Toàn Chương là Lý Văn Túc và vợ của luật sư Lý Hòa Bình đã 12 lần tìm đến Hiệp hội Luật sư thành phố Bắc Kinh. Nhưng cho đến nay họ vẫn không nhận được bất cứ kết quả gì.
Bà Lý Văn Túc cho biết, “Ông Vương Toàn Chương bị bắt vào mùa hè, bà muốn gửi quần áo mùa đông cho ông Vương nhưng chính quyền đã không tiếp nhận. Hiện giờ bà đang rất lo cho sự an toàn của chồng bà. Thậm chí trước khi ông Vương bị bắt khoảng nửa tháng, ông đã bị hơn mười cảnh sát đánh đập. Những vết thương trên người vẫn chưa khỏi, không biết tình trạng sức khỏe của ông hiện giờ như nào.”
Bà Lý Văn Túc: “Trong 5 tháng nay, mỗi lần đi ra ngoài tôi đều phải mang theo đứa con 3 tuổi, cuộc sống của con tôi hoàn toàn bị đảo lộn. Hàng ngày cháu bé đều hỏi khi nào thì bố về. Ông ngoại của cháu bé hiện đã hơn 70 tuổi, không những ông phải lo lắng cho cuộc sống của chúng tôi, mà còn phải đi hàng ngàn cây số đến Bắc Kinh để giúp đỡ. Còn bà nội thì trước đây bị liệt nửa người, phải ở Bắc Kinh để chữa trị. Do ông Vương bị bắt nên bà không có đủ điều kiện chữa trị và phải trở về nhà. Bà phải sống trong lo âu, suy nghĩ trong thời gian dài nên bệnh tình càng ngày càng trầm trọng.”
Luật sư Mã Liên Thuận tham gia hội nghị cho biết, mọi người đều cho rằng sự kiện bắt bớ 709 luật sư và nhà hoạt động nhân quyền, là một vụ án vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền. Do đó chúng tôi phải đứng lên để bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân chúng tôi.
Được biết những người có đồng nghiệp hay người nhà bị bắt đều có tâm lý rất nặng nề, nhưng họ cho biết: “Chúng tôi nói với nhau rằng khi chụp ảnh thì nhất định phải cười, bởi vì chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ là người cười đến phút cuối, chính nghĩa sẽ chiến thắng.”
Vào tháng 9 năm nay, trong đợt đại ân xá này đã có rất nhiều người được thả tự do, nhưng vẫn có ít nhất 30 người vẫn bị bắt giữ hoặc mất tích. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, thì số lượng đó còn nhiều hơn rất nhiều.
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
Không có nhận xét nào: