Paul Minh Nhật: Hiện tại có, ít nhất 2 giám mục và 6 linh mục Công giáo đang ở trong tù, có người từ năm 1997. Tất cả những vị này đều thuộc cộng đoàn Công giáo ‘đồn trú’ nghĩa là những người Công giáo không chấp nhận sự giám sát của chính quyền. Giám mục, linh mục, các mục sư bị hạn chế thi hành nhiệm vụ mình hay có khi mất tích. Nhiều nhà thờ thuộc các giáo hội Ki-tô giáo khác nhau bị phá và thánh giá bị đập bỏ. Dù được cho là đã có những dấu hiệu để cải thiện quan hệ với Vatican và các tôn giáo khác, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đang chuyển sang những chính sách đàn áp kiểu mới với các tôn giáo.
Dưới đây là một vài suy nghĩ của Mark O'Neil từ Hồng Kông.
-------
Tại bàn ăn trên Con Tàu Ngôi Sao ở khu Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) mọi người đang trao cho du khách các cái túi từ Trung Quốc đại lục.
Những cái túi này không chứa vé đi chơi Disneyland miễn phí hay là hóa đơn giảm giá để mua đồng hồ và đồ trang sức, nhưng chứa các bản văn bằng Tiếng Hoa giản thể từ Kinh Thánh.
Các túi được viết dòng chữ "Giê-su yêu bạn" bằng tiếng Trung và Tiếng Anh.
Đó là một trong nhiều thí dụ cho thấy sự khác nhau đáng kể giữa Hồng Kông và đại lục đặc biệt là trong dịp đón lễ Giáng Sinh.
Các nhà thờ trên toàn thành phố đã tham dự các nghi lễ Giáng Sinh, hát các bài hát Noel rộn ràng trên các đường phố và tổ chức các chuyến đi từ thiện tới những người bệnh và người già cả.
Các cửa hàng bách hóa tràn ngập âm thanh lễ hội tôn giáo.
Ước tính Hồng Kông có khoảng 870.000 Kitô hữu, trong đó khoảng 500.000 là theo đạo Tin Lành và còn lại là Công Giáo.
Các giáo hội được tham gia một cách chủ động vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, như điều hành các trường học, bệnh viện, mở các cơ sở phúc lợi xã hội và các nhà xuất bản. Thành viên của mỗi cộng đồng tôn giáo hiện diện năng động trong chính trị và xã hội dân sự.
Các tôn giáo là một phần tất yếu của đời sống Hồng Kông.
Thật là một câu chuyện hoàn toàn khác ở bên kia biên giới
Ở Trung Quốc các giáo hội chỉ có thể hoạt động bên trong bốn bức tường của ngôi nhà mình; Họ có thể giữ các nghi lễ và các lớp học Kinh Thánh và làm các công tác xã hội nhưng chỉ có thể trong phạm vi của mình thôi.
Họ không thể mở trường học, bệnh viện và các cơ sở phúc lợi.
Các phương tiện truyền thông bị cấm không được đưa tin về các hoạt động của các giáo hội, bất kể xấu hay tốt, trong các chương trình của các nhà trường không được phép đề cập gì đến tôn giáo.
Vì thế, nếu bạn không tin vào chính mình, bạn sẽ không có lý do để biết rằng Ki-tô giáo đang tồn tại ở Trung Quốc.
Điều này bắt nguồn từ niềm tin của những người cộng sản cho rằng tôn giáo là "phản động", với Ki-tô giáo thì đặc biệt bị nghi ngờ vì nó được truyền vào từ Phương Tây và có thể được sử dụng như "lực lượng chống lại Trung Quốc từ bên ngoài để nhằm lật đổ chính quyền.
Từ năm 1978, Các Ki-tô hữu được thụ hưởng quyền tự do tôn giáo ở mức cao hơn đặc biệt sau suốt ba thập niên bị cai trị của những người theo đường lối của Mao Trạch Đông.
Nhưng các tín hữu vẫn bị nghi kị đề phòng, họ vẫn phải kìm ở số ít và không được liên quan gì đến các vấn đề xã hôi.
Trong hơn 18 tháng qua, chính quyền tỉnh Chiết Giang đã phá hủy vài nhà thờ lớn và 1.500 cây thập giá và giam giữ hơn 20 thừa tác viên, nhân viên nhà thờ và các tư vấn viên pháp lý trong hơn hai tháng ở Ôn Châu. Thành phố được coi là "Jerusalem của Trung Quốc" bởi vì có tới 15% của 15 triệu dân số là các tín hữu, tỉ lệ cao nhất ở Trung Quốc.
Một mục sư xin được giấu tên ở Ôn Châu nói: "chiến dịch này phải được hiểu theo bối cảnh thắt chặt kiểm soát của chính phủ Đặng Tiểu Bình về ý thức hệ.
"Nhà cầm quyền nhìn Ki-tô giáo như cái gì đó nằm bên ngoài phạm vi ảnh hưởng độc đoán và gia sản đế quốc của họ"
"[ Ki-tô giáo là] là một trong nhóm công dân mà chính chuyền Trung Quốc dường như coi là một mối đe dọa cho an ninh của chế độ, cùng với đó là các luật sư nhân quyền, nhà bất đồng chính kiến, người lãnh đạo dư luận trên internet và các nhóm xã hội bị thiệt thòi."
Ki-tô hữu ở Hồng Kông không thể thờ ơ với những bách hại này
Kinh Thánh hướng dẫn họ loan báo tin mừng của Phúc Âm và giúp đỡ các đồng đạo của mình. Vì thế Hồng Kông trở thành trung tâm của thế giới cho công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc.
Các nhà truyền giáo đến đây để học hỏi về tôn giáo và tham dự các khóa đào tạo không có trong đại lục.
Rất nhiều tín hữu từ Hồng Kông đã mở các lớp và hỗ trợ anh chị em mình ở trong Hoa lục.
Tháng bảy vừa qua, mục sư Philip Woo, lãnh đạo Bộ Giáo Hội Ki-tô Giáo Trung Quốc, đã bị triệu tập đến Thâm Quyến và bị quan chức của Cục Quản Lý Tôn Giáo cấm không được đăng các thông điệp trên mạng trực tuyến kêu cọi người tín hữu ở đại lục đến Hong Kong để huấn luyện.
Mục sư Woo cho biết các nhà thờ ở Hồng Kông đã được lệnh kiểm tra danh tính của tất cả những ai đến thờ phượng và người dân đại lục không nên được cho phép tham dự các lễ nghi của nhà thờ.
Ông nói "chúng tôi đã tổ chức các hoạt động cho tín hữu ở trong đại lục hàng năm nay và không bao giờ có vấn đề gì"
Sự bất khoan dung ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể là do sự gia tăng của số lượng các Ki-tô hữu đại lục.
Số liệu chính phủ cho thấy có khoảng 25 triệu tín đồ Tin Lành trong các giáo hội chính thức - nhưng những ước tính không chính thức nói rằng những người chưa đăng kí trong các "giáo hội tại gia" có thể cao gấp hai lần thống kê này.
Các chuyên gia nước ngoài ước tính rằng vào năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt mặt Hoa Kỳ để trở thành đất nước có số tín hữu Tin Lành nhiều nhất.
Nhu cầu của các cộng đoàn đang gia tăng này là vô cùng lớn, cả trong chuyện tiền bạc, phương tiện và sự hướng dẫn tâm linh. Hồng Kông là một nơi cực kì quan trọng trên thế giới và có khả năng đáp ứng được những nhu cầu này.
Câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh sẽ khoan dung được bao nhiêu - có hay không và khi nào nó sẽ bắt đầu can thiệp vào các giáo hội ở Hồng Kông để đề phòng cái mà nhà nước này coi là sự can thiệp từ bên ngoài.
Thiên Chúa hay Đảng Cộng Sản Trung Quốc - ai sẽ mạnh hơn?
Dưới đây là một vài suy nghĩ của Mark O'Neil từ Hồng Kông.
-------
Tại bàn ăn trên Con Tàu Ngôi Sao ở khu Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) mọi người đang trao cho du khách các cái túi từ Trung Quốc đại lục.
Những cái túi này không chứa vé đi chơi Disneyland miễn phí hay là hóa đơn giảm giá để mua đồng hồ và đồ trang sức, nhưng chứa các bản văn bằng Tiếng Hoa giản thể từ Kinh Thánh.
Các túi được viết dòng chữ "Giê-su yêu bạn" bằng tiếng Trung và Tiếng Anh.
Đó là một trong nhiều thí dụ cho thấy sự khác nhau đáng kể giữa Hồng Kông và đại lục đặc biệt là trong dịp đón lễ Giáng Sinh.
Các nhà thờ trên toàn thành phố đã tham dự các nghi lễ Giáng Sinh, hát các bài hát Noel rộn ràng trên các đường phố và tổ chức các chuyến đi từ thiện tới những người bệnh và người già cả.
Các cửa hàng bách hóa tràn ngập âm thanh lễ hội tôn giáo.
Ước tính Hồng Kông có khoảng 870.000 Kitô hữu, trong đó khoảng 500.000 là theo đạo Tin Lành và còn lại là Công Giáo.
Các giáo hội được tham gia một cách chủ động vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, như điều hành các trường học, bệnh viện, mở các cơ sở phúc lợi xã hội và các nhà xuất bản. Thành viên của mỗi cộng đồng tôn giáo hiện diện năng động trong chính trị và xã hội dân sự.
Các tôn giáo là một phần tất yếu của đời sống Hồng Kông.
Thật là một câu chuyện hoàn toàn khác ở bên kia biên giới
Ở Trung Quốc các giáo hội chỉ có thể hoạt động bên trong bốn bức tường của ngôi nhà mình; Họ có thể giữ các nghi lễ và các lớp học Kinh Thánh và làm các công tác xã hội nhưng chỉ có thể trong phạm vi của mình thôi.
Họ không thể mở trường học, bệnh viện và các cơ sở phúc lợi.
Các phương tiện truyền thông bị cấm không được đưa tin về các hoạt động của các giáo hội, bất kể xấu hay tốt, trong các chương trình của các nhà trường không được phép đề cập gì đến tôn giáo.
Vì thế, nếu bạn không tin vào chính mình, bạn sẽ không có lý do để biết rằng Ki-tô giáo đang tồn tại ở Trung Quốc.
Điều này bắt nguồn từ niềm tin của những người cộng sản cho rằng tôn giáo là "phản động", với Ki-tô giáo thì đặc biệt bị nghi ngờ vì nó được truyền vào từ Phương Tây và có thể được sử dụng như "lực lượng chống lại Trung Quốc từ bên ngoài để nhằm lật đổ chính quyền.
Từ năm 1978, Các Ki-tô hữu được thụ hưởng quyền tự do tôn giáo ở mức cao hơn đặc biệt sau suốt ba thập niên bị cai trị của những người theo đường lối của Mao Trạch Đông.
Nhưng các tín hữu vẫn bị nghi kị đề phòng, họ vẫn phải kìm ở số ít và không được liên quan gì đến các vấn đề xã hôi.
Trong hơn 18 tháng qua, chính quyền tỉnh Chiết Giang đã phá hủy vài nhà thờ lớn và 1.500 cây thập giá và giam giữ hơn 20 thừa tác viên, nhân viên nhà thờ và các tư vấn viên pháp lý trong hơn hai tháng ở Ôn Châu. Thành phố được coi là "Jerusalem của Trung Quốc" bởi vì có tới 15% của 15 triệu dân số là các tín hữu, tỉ lệ cao nhất ở Trung Quốc.
Một mục sư xin được giấu tên ở Ôn Châu nói: "chiến dịch này phải được hiểu theo bối cảnh thắt chặt kiểm soát của chính phủ Đặng Tiểu Bình về ý thức hệ.
"Nhà cầm quyền nhìn Ki-tô giáo như cái gì đó nằm bên ngoài phạm vi ảnh hưởng độc đoán và gia sản đế quốc của họ"
"[ Ki-tô giáo là] là một trong nhóm công dân mà chính chuyền Trung Quốc dường như coi là một mối đe dọa cho an ninh của chế độ, cùng với đó là các luật sư nhân quyền, nhà bất đồng chính kiến, người lãnh đạo dư luận trên internet và các nhóm xã hội bị thiệt thòi."
Ki-tô hữu ở Hồng Kông không thể thờ ơ với những bách hại này
Kinh Thánh hướng dẫn họ loan báo tin mừng của Phúc Âm và giúp đỡ các đồng đạo của mình. Vì thế Hồng Kông trở thành trung tâm của thế giới cho công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc.
Các nhà truyền giáo đến đây để học hỏi về tôn giáo và tham dự các khóa đào tạo không có trong đại lục.
Rất nhiều tín hữu từ Hồng Kông đã mở các lớp và hỗ trợ anh chị em mình ở trong Hoa lục.
Tháng bảy vừa qua, mục sư Philip Woo, lãnh đạo Bộ Giáo Hội Ki-tô Giáo Trung Quốc, đã bị triệu tập đến Thâm Quyến và bị quan chức của Cục Quản Lý Tôn Giáo cấm không được đăng các thông điệp trên mạng trực tuyến kêu cọi người tín hữu ở đại lục đến Hong Kong để huấn luyện.
Mục sư Woo cho biết các nhà thờ ở Hồng Kông đã được lệnh kiểm tra danh tính của tất cả những ai đến thờ phượng và người dân đại lục không nên được cho phép tham dự các lễ nghi của nhà thờ.
Ông nói "chúng tôi đã tổ chức các hoạt động cho tín hữu ở trong đại lục hàng năm nay và không bao giờ có vấn đề gì"
Sự bất khoan dung ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể là do sự gia tăng của số lượng các Ki-tô hữu đại lục.
Số liệu chính phủ cho thấy có khoảng 25 triệu tín đồ Tin Lành trong các giáo hội chính thức - nhưng những ước tính không chính thức nói rằng những người chưa đăng kí trong các "giáo hội tại gia" có thể cao gấp hai lần thống kê này.
Các chuyên gia nước ngoài ước tính rằng vào năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt mặt Hoa Kỳ để trở thành đất nước có số tín hữu Tin Lành nhiều nhất.
Nhu cầu của các cộng đoàn đang gia tăng này là vô cùng lớn, cả trong chuyện tiền bạc, phương tiện và sự hướng dẫn tâm linh. Hồng Kông là một nơi cực kì quan trọng trên thế giới và có khả năng đáp ứng được những nhu cầu này.
Câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh sẽ khoan dung được bao nhiêu - có hay không và khi nào nó sẽ bắt đầu can thiệp vào các giáo hội ở Hồng Kông để đề phòng cái mà nhà nước này coi là sự can thiệp từ bên ngoài.
Thiên Chúa hay Đảng Cộng Sản Trung Quốc - ai sẽ mạnh hơn?
Chuyển ngữ: Paul Minh Nhật
theo Ejinsight
Không có nhận xét nào: