Fx.Nguyễn, Lam Hồng - 7.5.2013: Trong hai ngày vừa qua, Giáo hoàng Phanxicô lên tiếng mạnh mẽ đến những vấn đề kinh tế.
Hôm thứ tư, ngài nhắc đến vụ sập tòa nhà ở Bangladesh khiến 400 người thiệt mạng và lên án gay gắt nạn khai thác nhân công và “nô lệ lao động”.
Trong bài giảng, ngài nói “người ta không quan tâm đến việc trả lương, tạo công ăn việc làm, nhưng tập trung vào bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, chỉ nhìn vào lợi nhuận cá nhân là được bao nhiêu. Điều đó chống lại Thiên Chúa”
Hôm thứ tư, ngài nhắc đến vụ sập tòa nhà ở Bangladesh khiến 400 người thiệt mạng và lên án gay gắt nạn khai thác nhân công và “nô lệ lao động”.
Trong bài giảng, ngài nói “người ta không quan tâm đến việc trả lương, tạo công ăn việc làm, nhưng tập trung vào bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, chỉ nhìn vào lợi nhuận cá nhân là được bao nhiêu. Điều đó chống lại Thiên Chúa”
Hôm thứ năm, Giáo hoàng Phanxicô tiếp tục thông điệp kinh tế của ngài khi nhắn trên mạng xã hội tweeter Giáo hoàng hiện có đến 2,5 triệu người theo dõi: “Tâm tư tôi hướng về những ai đang thất nghiệp, vốn thường là nạn nhân của não trạng chỉ biết kiếm lợi bằng mọi giá.”
Vào thời điểm Giáo hoàng nhắn tin trên tweeter, đã có hơn 5,000 người nhanh chóng retweet.
Ý kiến của đức Phanxicô cũng giống như vị tiền nhiệm, Giáo hoàng Benedictô XVI.
Trong diễn văn đọc tại Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc trụ sở tại Roma, đức Benedictô đã lên án những kẻ đầu cơ thị trường chỉ có một “mục tiêu duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận”.
“Làm sao chúng ta có thể dửng dưng trước thực trạng lương thực đã trở thành một đối tượng đầu cơ hoặc bị kết nối bởi các diễn biến trên thị trường tài chính, mà thiếu các nguyên tắc đạo đức và quy định rõ ràng, mà những điều này dường như gắn chặt với một mục tiêu duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận”, ngài nói. “Các nhà đầu cơ đã đặt mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Đối với họ kinh doanh đơn thuần là phương tiện để đạt mục đích cuối cùng là lợi nhuận.”
Ngoài ra, trong thư gởi Thượng viện Hoa Kỳ năm 2009, Hội đồng Giám mục Hoa kỳ kêu gọi các cơ quan lập pháp “đặt nhu cầu của các gia đình nghèo và dễ bị tổn thương nhất trong nước và trên thế giới lên hàng đầu khi thiết lập các ưu tiên trong nghị quyết ngân sách liên bang.”
“Chúng tôi không phải là các nhà hoạch định chính sách, nhưng chúng tôi là các chủ chăn và thầy dạy,” bức thư viết. “Đức tin và các nguyên tắc đạo đức mời gọi chúng tôi đánh giá các quyết định kinh tế dựa vào việc điều đó nâng cao hay hủy hoại cuộc sống những người cần nhất. Thông thường người yếu đuối và dễ bị tổn thương không được bàn đến trong các tranh luận ngân sách. “
Âm vang niềm tin này vang vọng trong giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo và các huấn dụ của đức Giáo hoàng.
Trong thông điệp Centesimus Annus (Đệ Bách Chu Niên) năm 1991, đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Nhà Nước không thể chỉ quan tâm đến việc “bảo vệ một số công dân”, những người giàu có và sung túc, mà bỏ rơi “số công dân khác”, là những người chắc chắn đại diện cho đa số lớn lao trong xã hội. Nếu không sẽ làm tổn thương đến sự công bằng đã phải trả cho mọi người những gì thuộc về họ.”
Nguồn: Pope goes economic, harkens back to predecessors
Không có nhận xét nào: