Nguyễn Quang Lập - Thứ 7, chủ nhật muốn vui vẻ thư giãn thôi, chẳng muốn bàn chuyện chính trị chính treo làm gì. Nhưng đọc bài AI ĐÃ TẠO RA NHỮNG “SẢN PHẨM” NHƯ THẾ NÀY? của cụ Lê Hiền Đức ( Tại đây) thấy tức quá, không nhịn được. Cụ Lê Hiền Đức kể: Tại phòng tiếp dân của Thanh tra chính phủ, cô QUỲNH ANH, sinh viên năm cuối của Học viện hành chính quốc gia , đang thực tập ở đây, đã nói với một nhân viên khác:” Chị ơi, bọn Phú Túc chúng nó về hết từ trưa rồi.“ “Bọn Phú Túc” ở đây là những người nông dân xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên kéo đến Thanh tra Chính phủ nộp đơn kêu cứu.
Gọi dân là “bọn” có phải coi dân như địch không? Không chắc. Có thể là lối ăn nói xấc xược, khinh nhờn, coi dân như cỏ rác- thứ văn hóa công quyền mà cô bé này được “giáo dục” từ tấm bé. Chắc chắn nhà trường không dạy món văn hóa đó, chỉ có văn hóa gia đình của các quan lại tạo ra mà thôi.
Cách đây hai tháng, trong bài pv “Vụ Tiên Lãng và bài học lòng dân” ( tại đây), gs Nguyễn Minh Thuyết đã cảnh báo: “Để giải quyết tận gốc vấn đề, theo tôi, việc đầu tiên phải quán triệt một vấn đề tưởng hiển nhiên, nhưng đang bị nhiều lãnh đạo nhầm lẫn: DÂN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊCH”. Liệu có “một bộ phận không nhỏ” coi dân như địch không? Chắc là không, số cán bộ coi dân như địch chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Khi đó mình tin như vậy, vì mình nghĩ hiếm có kẻ nào trên đời lại coi dân như địch. Họ có thể khinh rẻ dân nhưng coi dân như địch thì không dám đâu.
Chẳng dè đọc đến đoạn này mới té ngửa người ra:
“ Tôi ôn tồn hỏi:
- Chị làm ơn cho biết quý danh. Chúng tôi cần biết rõ mình đang nói chuyện với ai?
Tôi là một bà già đã 81 tuổi còn cô ta ngang với lứa cháu gọi tôi bằng bà. Tuy vậy, câu trả lời của cô ta làm cho tôi thêm giật mình lần nữa:
- Các người không có quyền hỏi tên tôi.”
Thì ra có tư tưởng coi dân như địch thật. “Các người không có quyền hỏi tên tôi.”, sự xác định địch- ta rất rõ ràng. Cô bé Quỳnh Anh là sinh viên, làm sao cô ta dám mở mồm nói vậy nếu như cô ta không thấm nhuần tư tưởng ” coi dân như địch”?
Và nếu như có tư tưởng ” coi dân như địch” thật, chứ không phải đôi ba kẻ dăm bảy kẻ ngu xuẩn và khốn nạn lỡ miệng nói ra, thì chúng ta đang đối mặt với những gì tệ hại nhất, ngay cả thời Hậu Lê cũng không có.
Than ôi!
Gọi dân là “bọn” có phải coi dân như địch không? Không chắc. Có thể là lối ăn nói xấc xược, khinh nhờn, coi dân như cỏ rác- thứ văn hóa công quyền mà cô bé này được “giáo dục” từ tấm bé. Chắc chắn nhà trường không dạy món văn hóa đó, chỉ có văn hóa gia đình của các quan lại tạo ra mà thôi.
Cách đây hai tháng, trong bài pv “Vụ Tiên Lãng và bài học lòng dân” ( tại đây), gs Nguyễn Minh Thuyết đã cảnh báo: “Để giải quyết tận gốc vấn đề, theo tôi, việc đầu tiên phải quán triệt một vấn đề tưởng hiển nhiên, nhưng đang bị nhiều lãnh đạo nhầm lẫn: DÂN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊCH”. Liệu có “một bộ phận không nhỏ” coi dân như địch không? Chắc là không, số cán bộ coi dân như địch chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Khi đó mình tin như vậy, vì mình nghĩ hiếm có kẻ nào trên đời lại coi dân như địch. Họ có thể khinh rẻ dân nhưng coi dân như địch thì không dám đâu.
Chẳng dè đọc đến đoạn này mới té ngửa người ra:
“ Tôi ôn tồn hỏi:
- Chị làm ơn cho biết quý danh. Chúng tôi cần biết rõ mình đang nói chuyện với ai?
Tôi là một bà già đã 81 tuổi còn cô ta ngang với lứa cháu gọi tôi bằng bà. Tuy vậy, câu trả lời của cô ta làm cho tôi thêm giật mình lần nữa:
- Các người không có quyền hỏi tên tôi.”
Thì ra có tư tưởng coi dân như địch thật. “Các người không có quyền hỏi tên tôi.”, sự xác định địch- ta rất rõ ràng. Cô bé Quỳnh Anh là sinh viên, làm sao cô ta dám mở mồm nói vậy nếu như cô ta không thấm nhuần tư tưởng ” coi dân như địch”?
Và nếu như có tư tưởng ” coi dân như địch” thật, chứ không phải đôi ba kẻ dăm bảy kẻ ngu xuẩn và khốn nạn lỡ miệng nói ra, thì chúng ta đang đối mặt với những gì tệ hại nhất, ngay cả thời Hậu Lê cũng không có.
Than ôi!
Không có nhận xét nào: