Trần Mạnh Trác - 2- Phản ứng của các giới Công Giáo (bảo thủ và phóng khóang,)
Trong khi HĐGMHK đưa ra một phản ứng trung dung và nhất quán, nghĩa là không hòan tòan bác bỏ bộ luật Cải tổ Y Tế, nhưng cũng 'chưa' chấp nhận vì những khuyết điểm về căn bản của bộ luật, thì các đòan thể giáo dân đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.
Phản ứng của giới Công Giáo phóng khóang:
Hiệp hội y tế Công giáo (CHA) cho biết họ hài lòng vì bộ luật được duy trì.
Hiệp hội từng tạo ra nhiều tranh luận khi vị chủ tịch là Sơ Carol Keehan đã đi ngược lại quan điểm của các giám mục và hợp tác với tòa Bạch Cung để hổ trợ bộ luật hồi năm 2010. Một vài tháng trước đây Sơ Keehan lại đảo ngược lập trường của mình khi tuyên bố Sơ lo ngại rằng tòa Bạch Cung đã không mở rộng đủ những miễn trừ dựa trên niềm tin Tôn Giáo.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, hiệp hội hình như lại thay đổi lập trường một lần nữa và viết "Trong những tuần và tháng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các thành viên của chúng tôi, với Quốc hội và với Chánh Quyền để thực thi Bộ Luật một cách công bằng và hiệu quả nhất có thể được".
Những người Công Giáo thân cận với tòa bạch Cung cũng tung tin hành lang rằng đang có nhiều cuộc đàm phán ở hậu trường để tiếp tục mở rộng những miễn trừ, mục đích là để lôi kéo giới cử tri Công giáo 'phóng khóang' đã giúp Obama giành chiến thắng trong năm 2008
Phản ứng của giới Công Giáo bảo thủ :
Các nhóm phò sự sống đã lên tiếng lo ngại mạnh mẽ về phán quyết của Tòa Án.
Bà Barbara Listing, chủ tịch hiệp hội Right to Life (Quyền Sống) tại Michigan tuyên bố "Tôi lo ngại vì các quy định chống sự sống của đạo luật.. những ô nhiễm của những điều khỏan hổ trợ phá thai của bộ luật đã cho phép tiền thuế liên bang sử dụng cho phá thai và cho các kế hoạch bảo hiểm phá thai. Điều này là không thể chấp nhận được."
Bà Listing nói rằng "cơ quan lập pháp Michigan cần phải hành động ngay lập tức để loại trừ các chương trình phá thai trên thị trường của Tiểu Bang."
Và bà kêu gọi cử tri bầu cho ứng viên Cộng hòa Mitt Romney vào mùa thu tới.
Bà Marjorie Dannenfelser, chủ tịch hội Susan B. Anthony List, chuyên lo vận động ủng hộ các phụ nữ phò sự sống trong các cuộc bầu cử, cho biết rằng ngay từ đầu "cơ bản Bộ Luật đã không hoàn thiện"... "bởi vì nó làm cho người nộp thuế Mỹ trở thành đồng lõa trong cái chết của vô số trẻ chưa sinh ".
Bà Dannenfelser cho biết "Trong bốn năm qua, Tổng thống Obama đã biểu lộ lòng trung thành của ông, đó là một lòng trung thành với ngành công nghiệp phá thai."
"Khi cuộc tranh đua tổng thống nóng lên, hội Susan B. Anthony List sẽ tiếp tục nhắc nhở cho các cử tri Mỹ nơi mà lòng trung thành của Tổng thống thực sự ở đâu", Bà tuyên bố sẽ "không ngừng đấu tranh cho đến khi mọi người nộp thuế Mỹ được giải phóng khỏi cái ách thống trị của các doanh nghiệp phá thai."
3 - Phản ứng của giới Luật Gia Công Giáo :
Bà Hannah Smith, chuyên gia tư vấn cao cấp của Quỹ Becket cho Tự do Tôn giáo, giải thích rằng Tòa Án vừa đây bác bỏ một số luận cứ chống lại bộ luật, nhưng những luận cứ này khác hẳn với những luận cứ của những đơn kiện của Công Giáo.
Những luận cứ bị bác bỏ liên quan đến vấn đề mọi người bị bắt buộc phải mua bảo hiểm. Những luận cứ của các vụ kiện Công Giáo liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo qua sắc lệnh bắt mọi người phải mua bảo hiểm tránh và phá thai.
Nếu Tòa Án đã bãi bỏ tòan thể bộ luật, thì dĩ nhiên những vụt kiện sẽ không cần thiết nữa. Tuy nhiên Bộ luật đã được duy trì, trận chiến pháp lý sẽ được tiến hành.
Tuy nhiên, Bà Smith cho biết, hai ý kiến của phán quyết ngày 28 đã có thể cho biết tương lai của các vụ kiện Công giáo mang nhiều hy vọng.
Ý kiến của Chánh án John Roberts nói rằng "Ngay cả khi căn bản về thuế cho phép Quốc hội áp đặt một sắc thuế trên những người không có bảo hiểm y tế, bất kỳ sắc thuế nào vẫn phải được thực hiện theo các yêu cầu khác của Hiến pháp."
Ý kiến của Tư pháp Ruth Bader Ginsburg, với sự tham gia của các Thẩm phán Sonia Sotomayor, Stephen Breyer và Elena Kagan, thậm chí còn rõ ràng hơn.
Bà Ginsberg viết, "Một sắc lệnh bắt mua một sản phẩm sẽ là trái Hiến pháp nếu, thí dụ, làm ngăn trở quyền tự do ngôn luận, can thiệp vào sự thể hiện tự do tôn giáo, hoặc vi phạm nguyên tắc luật pháp công minh (Due Process)"
Bà Smith cho biết việc đề cập trực tiếp đến tự do tôn giáo ở trên là một dấu hiệu hy vọng trong cuộc chiến chống lại sắc lệnh đòi hỏi phải mua bảo hiểm tránh và phá thai. Hai ý kiến trên cho thấy nếu Tòa Án được yêu cầu lọai bỏ Sắc Lệnh này, yêu cầu này sẽ có đa số.
4- Phản ứng của các giáo phái Tin Lành và các hiệp hội khác
Viện thăm dò ý kiến Tôn Giáo PRRI (Public Religion Research Institute) cho thấy người Công Giáo Mỹ chống và ủng hộ phán quyết gần như cân bằng với nhau, nhưng dữ liệu cũng cho thấy đại đa số người da trắng Tin lành (white evangelicals) muốn tòan bộ Đạo Luật bị bãi bỏ.
Hội Alliance Defense Fund (Quỹ Liên minh Bảo Vệ Tôn Giáo), một hiệp hội luật gia Tin Lành, gọi quyết định của tòa án là "đáng báo động và sai lầm sâu sắc."
"Obamacare đối xử với công dân Mỹ như là những đồ vật. Chính Quyền này đã sử dụng bộ luật đó để trở thành một chính thể độc tài chuyên chế về lương tâm ", theo một thông cáo của họ. Phê bình tòan thể bộ luật Y Tế, họ nói "nó cầm giữ việc chăm sóc sức khỏe của bạn làm con tin và không cung cấp một lựa chọn thực sự nào. Bạn phải hoặc tuân theo quy định và từ bỏ sự tự do tôn giáo và lương tâm của bạn, hoặc chống lại và bị phạt vì đức tin của bạn."
Bà Christen Varley, giám đốc điều hành của tổ chức Conscience Cause, một tổ chức phi đảng phái động để bảo đảm và bảo vệ tự do tôn giáo, nói rằng bà vô cùng thất vọng "với quyết định đó."
Bà cho biết: "Dòng đầu tiên của Tu Chính Án Thứ Nhất trong Hiến pháp của chúng ta đảm bảo tất cả các quyền tự do tôn giáo, như tổ tiên của chúng ta đã dự định,". "Bây giờ, chúng ta đã mở cửa cho một chính phủ để lấy đi một cách vô hạn quyền tự do mà họ có thể lấy đi."
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến ít ỏi của Tin lành lên tiếng ủng hộ Phán quyết. Bà Amanda Poppei, lãnh đạo cao cấp của Hiệp hội Washington Ethical Society, một cộng đồng tôn giáo Nhân Bản, đã viết "Tôi vui mừng trước phán quyết, trong đó khẳng định rằng xã hội của chúng ta bảo vệ những thành phấn dễ bị tổn thương nhất " ."Tuy rằng chúng ta có người vui kẻ buồn vì phán quyết, mà với thời gian sẽ còn được tìm hiểu rõ hơn, nhưng từ quan điểm của đức tin Nhân Bản, một thông điệp lớn hơn trở nên rõ ràng rằng: Tất cà chúng ta đều được kết nối với nhau, và do đó chúng ta phải chăm sóc cho người khác. Hầu hết các truyền thống tôn giáo đều khẳng định loại kết nối nói trên, và truyền thống Nhân Bản cũng không khác. "
5- Phản ứng chính trị:
Mặc dù bộ pháp sống sót qua thách thức vừa qua, nó vẫn phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney và các nhà lãnh đạo Quốc hội của đảng Cộng Hòa cam kết sẽ bãi bỏ đạo luật nếu họ nắm quyền kiểm soát Quốc hội và tòa bạch Cung trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một sắp tới. Ông Romney nói, "những gì tòa án không làm, tôi sẽ làm vào ngày đầu tiên làm tổng thống."
Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell, Cộng hòa của Kentucky, cho biết: "Phán quyết hôm nay chứng tỏ một điều rõ ràng phải làm: Quốc hội phải hành động để bãi bỏ luật sai lầm này."
Quyết định của Toà án, trong khi giúp cho đảng Dân chủ được thở phào nhẹ nhõm, có thể tạo thêm sinh lực cho những cử tri không ưa thích bộ luật và dồn sự ủng hộ của họ cho các ứng viên Cộng hòa trong cuộc bầu cử tháng mười một. Và nó buộc chính quyền của Tổng thống Obama phải tiếp tục bảo vệ một đạo luật không được lòng dân, khi mà tòa án đã ra phán quyết rỏ ràng rằng hình phạt của những người từ chối bảo hiểm y tế là một khoản thuế.
Mặt khác, quyết định của tòa án có thể định hướng dư luận, đặc biệt trong giới cử tri độc lập chưa theo phe nào, họ thường xem các thẩm phán là tương đối 'phi đảng phái'. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng công chúng có niềm tin vào Tòa án Tối cao lớn hơn là vào Quốc hội hay tổng thống, dù cho con số xếp hạng về các thẩm phán đã giảm phần nào trong năm qua.
Không có nhận xét nào: