Vietsoul: 21 - 26.4.2013: Dường như cứ mỗi tháng Tư đến thì hồn ma ám ảnh lại lãng vãng trở về và xương khô lục đục bước ra. Bên “thắng cuộc” rầm rộ lễ hội ăn mừng. Bên “thua cuộc” mất nước lưu vong ngậm ngùi tưởng niệm. Rồi như một điệp khúc nghịch lý mỗi năm một đậm nỗi băn khoăn nên có người đã hỏi, “Gần 40 năm rồi sao chúng ta vẫn chưa thực sự ra khỏi cuộc chiến…?”[2] và có người không ngần ngại trả lời “chúng tôi cũng không quên nhưng không bắt buộc phải nhớ như ngày xưa nữa”[3].
Phải chăng chẳng ai có thể bắt buộc (mỗi cá nhân) ta phải nhớ như thế nào? Phải chăng ta tự cho mình quyền nhớ điều này và quên điều nọ? Phải chăng ta muốn nhớ như thế nào cũng được? Hay là ta tự lựa chọn cái để nhớ và gạn lọc cái cần quên?
Tôi không có một ảo tưởng về cái tự do (ở bên ni hay bên nớ) để nhớ và để quên. Tôi luôn cảnh giác với cái bị quên và điều buộc nhớ. Có lẽ quên thì dễ hơn là nhớ. Quên lãng thường đem lại cho ta cảm giác êm đềm và thăng bằng trong cuộc sống. Dù có thể chỉ trên bề mặt cho qua ngày tháng. Ngược lại, hồi tưởng chiêm niệm quả là khó tránh khỏi chuyện đem lại bao cảm xúc khác màu, lạc âm cho mỗi cá nhân ta.
Hồi tưởng đem lại những cảm xúc khác nhau, thay đổi theo tùy thời gian và theo từng trải nghiệm. Hồi tưởng đem lại cảm giác hân hoan, thỏa mãn, tự hào, đớn đau, ngậm ngùi, xé lòng, hổ thẹn. Hồi tưởng có thể nâng người lên bệ phóng mà cũng có thể đẩy ta đến bờ vực chênh vênh.
Quên lãng và hồi tưởng tựa như hai mảng màu trong một quang phổ lăng kính ký ức đầy phức tạp. Ký ức không chỉ nằm ở góc xó riêng tư và ngăn tủ cá thể nhưng hòa trộn với biển hồ của ký ức tập thể (collective memory). Hơn nữa ký ức còn tương tác qua lại trong tiến trình định hình bản sắc cá thể (personal identity) và bản sắc tập thể (collective identity) cũng như đan chéo ngang dọc với và trong lịch sử một dân tộc. Ký ức đó có lúc tách màu có lúc hợp quang. Nhưng hai mảng màu ký ức đó không có khả năng tách rời khỏi quang phổ. Nó chỉ có quyền được diễn đạt tự do hơn trong đời thường riêng tư cá lẻ, và có lúc chuyển động ồ ạt trào dâng khi bị chạm mặt bất chợt. Ngược lại, nó thường bị kiềm hãm khi phải phơi bày giữa đám đông hiếu kỳ nhưng cô quạnh tâm hồn khi đồng hoang không xanh, sông đã ngừng chảy trong tâm tưởng.
Quên và nhớ không ngừng tác động từ và với tâm sinh lý cá thể và điều kiện hóa xã hội. Quên lãng và hồi tưởng không ngừng di chuyển đẩy đưa trong tiến trình thành lập và nẩy nở của bản sắc cá thể và bản sắc tập thể - nhất là trong hoàn cảnh di dân hay lưu vong. Quên và nhớ trong tâm thức tị nạn do đó bị buộc sàn lọc từ vô thức và được lọc lừa qua ý thức.
Những động cơ và ước muốn thầm kín (mang tính tâm sinh lý) luôn đứng canh chừng chộp vồ những ký ức lơn tơn kéo vào sau cánh gà hoặc đẩy ký ức trịnh trọng ra trước tấm màn sân khấu. Những động cơ và áp lực từ cuộc sống, bản sắc, và vị thế xã hội lắm lúc chực chờ để thi hành phận sự kiểm duyệt chỉ để trình làng những gì thuận lợi nhất cho riêng cá thể. Ký ức nào lơn tơn bị kéo vào bóng tối sau cánh gà để cho vào quên lãng? Ký ức nào được rọi trước ánh đèn màu để ghi vào bộ nhớ?
Động cơ nào để quên và ước muốn nào để nhớ? Phải chăng truyền thông đại chúng và cỗ máy tuyên truyền thiết tạo các đại tự sự tầm quốc gia (national narratives) đã và đang định hướng rồi điều kiện hóa chúng ta về chuyện gì cần nhớ và điều nào phải quên? Nhất là hướng về những nơi chốn và tình cảm lưu luyến một thời giờ đã xa lìa cách biệt?
Nhớ “Giải phóng miền Nam”, nhớ “ơn đảng, ơn chính phủ”, nhớ “trung với đảng”, nhớ “vì đảng, vì mình”, nhớ “đảng quang vinh muôn năm”, nhớ “đêm qua em mơ gặp bác Hồ”, nhớ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhớ “chùm khế ngọt”, nhớ “khúc ruột ngàn dặm”.
Quên “cải cách ruộng đất”, quên “nhân văn giai phẩm”, quên “thảm sát Mậu Thân”, quên “học tập cải tạo”, quên “chôn dầu vượt biển”, quên “Nghĩa Trang Biên Hòa”, quên tượng đài thuyền nhân bị đục khoét ở các trại tị nạn, quên “Bản Giốc, Nam Quan”, quên “Gạc Ma, Trường Sa”, quên “ngàn năm đô hộ giặc Tàu”, quên “chiếm đất Cồn Dầu”, quên “cưỡng chế Văn Giang”, quên “lao động bán thân”, "quên thân phận nô đòi chế độ nội-thực-dân cộng sản".
Bạn Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, chỉ muốn nhớ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” thì ai đã không chấp nhận cho anh nhớ như thế? Ai đã bịt miệng anh bắt anh câm lặng trong lao tù? Và bao người khác cũng chỉ muốn nhớ điều đơn giản ấy nhưng cũng bị giam cầm, sách nhiễu, hành hung, trấn áp. Ai bắt họ phải quên?
Bạn Cù Huy Hà Vũ chỉ lên tiếng chấp nhận (muốn nhớ) những người miền Nam trước đây đã chiến đấu bảo vệ tự do và mong đất nước Việt Nam thuộc về người dân từ hai thể chế miền Nam, miền Bắc đa dạng chứ không phải chỉ rơi vào tay một đảng csvn cầm quyền. Thế thì ai đã thảy hai bao cao su, đem còng số tám xiềng xích hai tay anh? Ai bắt anh phải quên đi những người miền Nam đó?
Bạn từ Bắc chí Nam muốn nhớ một Việt Nam từ thuở vua Hùng dựng nước bao nhiêu triều đại và anh hùng giữ nước - thay vì của đảng csvn với chủ thuyết ngoại lai vong bản áp đặt chế độ toàn trị nội-thực-dân với điều 4 Hiến Pháp đeo gông cùm vĩnh viễn vào người dân thì bị hàm hồ thóa mạ gán ghép là “suy thoái”, “phản động”, “thế lực thù địch” và bị trấn áp, đuổi việc, tù đày.
Ký ức cá nhân dễ bị chi phối bởi cả hai yếu tố tâm sinh lý cá thể và điều kiện hóa xã hội trong khi ký ức tập thể thì gần như bị thống trị bởi điều kiện hóa xã hội qua lịch sử.
Thế nên tôi luôn cảnh giác với thói quên của mình cùng sức nhớ của người.
Tháng Tư đó, đã là quá khứ và mốc điểm của bao cá nhân, tập thể. Để rồi …
Tháng Tư này, bạn và tôi quên nhớ những gì?
Tôi có thể tạm quên những gì xảy ra trong quá khứ nhưng đừng bắt tôi phải quên cái đang diễn ra trước mắt ở hiện tại. Tôi không thể nhắm mắt mà sống. Tôi không thể câm lặng hiện hữu. Những bất công, bất cập, áp bức, khủng bố hàng ngày trên nẻo đường quê hương cố quận sao không được nhớ?
Tôi không thể quên Văn Giang, Tiên Lãng, Đồng Chiêm, Cồn Dầu. Tôi không thể nào chôn nỗi đau đớn và nhục nhã các ngư phủ ngồi khép nép dưới họng súng quân TQ và những mộ gió trên đảo Lý Sơn. Tôi không thể nào dấu cảm xúc phẫn nộ thấy hai mẹ con trần truồng giữ đất bị nắm tóc nắm chân lôi đi như những con lợn trước khi đưa vào lò mổ. Tôi không thể nào xóa được khỏi trí nhớ mình hình ảnh các cô gái miền Tây trở thành sản phẩm qua hình ảnh bày bán nhan nhãn ở các nước láng giềng. Tôi không thể nào (quên) quen lờn với bao nhiêu bất công để miễn nhiễm lương tâm[4].
Tháng Tư tôi khóc với anh Vươn, tôi khóc cho anh Vươn, tôi khóc cho các đứa con anh Vươn, tôi khóc cho vợ anh Vươn, tôi khóc cho dân oan mất đất mất nhà, tôi khóc cho những người lam lũ oằn lưng thân còi sống dưới chế độ nội-thực-dân cộng sản.
Tháng Tư tôi khóc cho những người phải bỏ nước ra đi, lướt sóng vượt đại dương, bao kẻ mất bấy người còn, đi tìm tự do, sống đời hạnh phúc.
Tháng Tư tôi khóc cho anh Vươn, ngọn đầu Tiên Lãng, lập đê đắp kè, chắn sóng đẩy lũ, vượt bao thử thách, con mất thân tàn chống trả quân “ác với dân, hèn với giặc” nội-thực-dân cộng sản.
Tháng Tư tôi cúi đầu tưởng niệm cho những vong linh oan khiên ngày cũ.
Tháng Tư tôi mắt trừng phẫn nộ cho bao mảnh đời đày đọa hôm nay.
Tháng Tư tôi hổ ngươi là con nước Việt cam phận nô đày.[5]
Bạn và tôi thuộc thế hệ “vùng biên”[6] này có thể nào chọn chỗ đứng ngoài lề để nhận định và phán xét. Bạn và tôi có thể cá thể hóa và đơn giản hóa vấn đề để giải quyết những khó chịu bề mặt hay bề sâu cho mình. Thật ra chúng ta những anh em ruột thịt, bên này bên kia, không bao giờ quên nhau, và chẳng bao giờ dửng dưng xa lạ đâu. Nếu quên, nếu dửng dưng xa lạ thì làm gì có bao triệu lượt chuyến bay hàng năm thăm viếng, bao tỷ đô la kiều hối chăm chút trút cạn hầu bao gởi về.
Thiển nghĩ nếu ta đơn giản hóa và chỉ tiếp cận trong liên đới về mặt tình cảm (emotional level) bằng cách cá thể hóa vấn đề thì bạn và ta đã - dù vô tình hay cố ý - đè nén và dập tắt tương tác giữa ký ức với chính trị và quyền lực.
Thế thì mối quan hệ của bạn và tôi với quyền lực là như thế nào?
Liệu lời mời gọi “làm sao để những người Việt Nam từng ở bên này bên kia có thể gặp nhau ở bất cứ đâu một cách thoải mái, chân tình, ấm áp như những người ruột thịt, để cho người bạn vong niên thân quý của chúng ta có thể về lại quê hương, sống bình an vào những năm cuối đời…” có thể thực hiện nếu chúng ta phải tự bịt miệng, bịt mắt, bịt tai?
Bịt miệng không được (nhắc) nhớ điều này và phải (im) quên điều nọ, bịt tai không phải nghe đảng csvn quang vinh muôn năm, học tập tư tưởng HCM, bịt mắt để không phải thấy cưỡng chế cướp đất áp bức nông dân, phá hủy giáo đường tín đồ Tin Lành/Công Giáo, đập phá thánh thất Cao Đài/Hòa Hảo, đàn áp các buổi cứu trợ thương phế binh VNCH v.v…
Tôi e ngại nhận lãnh một lời hiệu triệu “thế hệ chúng ta có trách nhiệm cần phải mở đầu, thúc đẩy và tiến hành những mối quan hệ nhằm làm lành những vết thương của thế hệ tham chiến, làm cầu nối cho những trái tim thế hệ hậu chiến còn thờ ơ đến được với nhau, bởi chúng ta có sự trải nghiệm chiến tranh có cả sự hiểu biết của thời *toàn cầu hóa* để chia sẻ với thế hệ cha anh và thế hệ con cái chúng ta.”. Bởi vì ngay cả một thái độ trân trọng của thiền sư Nhất Hạnh dù chỉ mong lập đàn giải oan cho các vong linh người chết của hai miền đất nước thì cũng đã bị đáp trả như thế nào. Nói gì chuyện người sống!
Cái quyền lực bên “thắng cuộc” chỉ nhằm nuôi dưỡng, thúc đẩy tiến hành củng cố những mối quan hệ chuyên chính với “chân lý của nòng súng” trong các rao giảng tính “chính danh”. Chưa bao giờ họ lắng nghe hoặc chấp nhận quan điểm nào khác.
Chắc bạn có thiện ý mong bên “thua cuộc” quên đi để lấy lại sự “thăng bằng” tâm lý nhằm tạo cuộc sống an bình cá nhân. Riêng tôi thì không có quyền đánh giá phán xét “mặc cảm thất bại” trong giới cha anh bên “thua cuộc”. Tôi chưa sống trọn ở vị thế của họ để chiêm nghiệm xem có phải sự “thiếu hụt tình cảm bao dung và lòng vị tha” đã gây ra “mặc cảm thất bại” đó hay không.
Bạn và tôi có lẽ không thiếu sự cảm thông và lòng bao dung vì chúng ta thừa mứa xa xỉ sống trong vị trí bình an này. Nhưng chắc bạn và tôi chưa cảm nhận đủ phần nào cái khổ nạn họ gánh gồng, là nhân chứng của đầy đọa gian truân. Chỉ khi nào bạn và ta không chỉ nói mà còn sẵn lòng nhảy xuống đáy vực để cùng họ gào thét, khóc la, rên siết bởi vì không ai khóc than cùng và để tang cho họ thì may ra sự cảm thông và lòng bao dung của bạn và ta có chút thực dụng nào đó.
Bạn và tôi cùng ở trong một vị thế có thể tạm gọi là ưu đãi (privileged), vừa đủ tự do với quyền cơ bản để nói để viết, vừa đủ miếng ăn để sống mà không phải lệ thuộc xin-cho, vừa đủ tri thức và tự chủ để không phải vô tình quên và bị nhắc nhớ.
Bạn và tôi hưởng được những lợi ích từ toàn cầu hóa và tự do di dịch gần như tới bất cứ nơi nào trên quả địa cầu này. Ngược lại, những cửu vạn, ô sin[7] và nô lệ hiện đại phục vụ bạn và tôi từ A tới Z - dù trực tiếp hay gián tiếp. Bạn và tôi là thượng đế của thời thượng.
Bạn và tôi có thể hãnh tin để tuyên ngôn về một “thế giới phẳng”- nơi mọi người, mọi nơi đều có sự bình đẳng trong tương quan cạnh tranh và giao dịch nào đó. Nếu chỗ ấy có thật đi nữa, nghĩa là bạn và tôi sống ở một môi trường tương đối phẳng không lắm hố nhiều đồi, ta cũng không thể tự lừa dối về một thế giới đồng hành có rất nhiều hố sâu không đáy và đỉnh cao không hề vượt nổi.
Bạn và tôi có quyền lực ưu đãi để tự cho mình quyền nói hộ cho họ - những ai đang ngụp lặn dưới hố sâu hay bám víu thành vực thẳm - để dám quả quyết thế nào là “sự thật”, để chọn lựa và khắn khít với dòng tự sự “hòa giải” thêu dệt của quyền lực (bên “thắng cuộc”)
Có lẽ điều cốt lõi nhất là bạn và tôi có quyền lực để hội nhập những mảng màu của cái “cá thể co cụm” (“minimal selves”) hầu phù hợp với dòng tự sự của quyền lực xuyên quốc gia (tân tự do, toàn cầu hóa, thời thượng).
Có những tiếng nói xử dụng ngôn từ phù hợp hoa mỹ được trưng dụng tâng cao. Thì cũng có những tiếng nói tiếng lòng nấc nghẹn không đủ được nghĩa từ bị bưng bít xóa mù. Tiếng nói của bạn ít gì cũng thuộc giới học hàm nên được bay bổng và trích dẫn đó đây. Tiếng nói của vị thế ưu đãi và phía quyền lực thường được chấp cánh. Trong khi đó, tiếng nói của những người bên “thua cuộc” dường như nếu không bị bịt nghẽn thì cũng bị bóp méo. Ký ức của người miền Nam và lịch sử của chính thể Việt Nam Cộng Hòa gần như hoàn toàn bị tẩy xóa và gò nặn phản ánh góc nhìn quyền lợi kinh tế, chính trị nước Hoa Kỳ. Còn ký ức của người miền Nam ở tại Việt Nam thì khỏi phải nói làm gì.
Một khi ký ức mất đi thì dân tộc đó chết theo. Nếu như ký ức được ngụy tạo và bóp méo? Đó là điều tồi tệ nhất. Đó là thảm sát. (“When memories dies, a people dies. What if you create a false memories? That’s worse. That’s murder.”, Silvanadan – “When memory dies”)
Bạn và tôi có muốn chấp cánh cho những tiếng kêu gào dường như vô vọng từ đáy vực và những tiếng hú trơi ma của các oan khiên ngày cũ? Hay bạn và tôi chỉ thích dùng tấm bùa thực dụng của các pháp sư quyền lực để bịt miệng nó?
Phải chăng bạn và tôi là những người đi lách né trong căn phòng đầy pha lê tránh đụng chạm làm đỗ vỡ nhưng lại giả đò, làm ngơ bịt mắt, bịt tai không thấy không nghe con voi to đùng đang tung vòi đạp phá[8].
Truyền thống xã hội Tây phương tạm đủ khoảng không gian tự do để trí thức nói thẳng (sự thật) với quyền lực (speak truth to power) nhưng chưa chắc ai cũng muốn lên tiếng. Vì nói thẳng với quyền lực thì chẳng có lợi mà lắm khi lại bị rắc rối lôi thôi. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng bạn và tôi không ngại bước ra, đứng vào vị thế chênh vênh thử thách cổ võ cho công bằng, mạnh dạn lên tiếng trực diện với quyền lực (bên “thắng cuộc”) tương tự như những gì bạn đã đặt câu hỏi cùng lời khuyên/tự nhủ cho tôi và bạn.
Viết từ “vùng biên” đáp lời “Tháng Tư, và bạn và tôi”[1]
[1]“Tháng Tư, và bạn và tôi”, Nguyễn Thị Hậu, Viet Studies
[2] Cùng trích dẫn (1)
[3]Suy nghiệm tháng tư, RFA
[4]Chúng tôi (Tự trào – Trí thức – Tâm tài), Vietsoul:21
[5]Tháng Tư oan trái, Vietsoul:21
[6] “vùng biên”, vùng đệm, khoảng giao tiếp (in-between) giữa hai thế hệ, hai văn hóa, hai bản sắc
[7] “Thời cửu vạn, ô sin”, Vietsoul:21
[8] “Elephant in the room” is an English metaphorical idiom for an obvious truth that is either being ignored or going unaddressed. “Con voi trong phòng” là một thành ngữ ẩn dụ tiếng Anh cho một sự thật hiển nhiên mà hoặc là bị bỏ qua hay không được nói tới.
Phải chăng chẳng ai có thể bắt buộc (mỗi cá nhân) ta phải nhớ như thế nào? Phải chăng ta tự cho mình quyền nhớ điều này và quên điều nọ? Phải chăng ta muốn nhớ như thế nào cũng được? Hay là ta tự lựa chọn cái để nhớ và gạn lọc cái cần quên?
Tôi không có một ảo tưởng về cái tự do (ở bên ni hay bên nớ) để nhớ và để quên. Tôi luôn cảnh giác với cái bị quên và điều buộc nhớ. Có lẽ quên thì dễ hơn là nhớ. Quên lãng thường đem lại cho ta cảm giác êm đềm và thăng bằng trong cuộc sống. Dù có thể chỉ trên bề mặt cho qua ngày tháng. Ngược lại, hồi tưởng chiêm niệm quả là khó tránh khỏi chuyện đem lại bao cảm xúc khác màu, lạc âm cho mỗi cá nhân ta.
Hồi tưởng đem lại những cảm xúc khác nhau, thay đổi theo tùy thời gian và theo từng trải nghiệm. Hồi tưởng đem lại cảm giác hân hoan, thỏa mãn, tự hào, đớn đau, ngậm ngùi, xé lòng, hổ thẹn. Hồi tưởng có thể nâng người lên bệ phóng mà cũng có thể đẩy ta đến bờ vực chênh vênh.
Quên lãng và hồi tưởng tựa như hai mảng màu trong một quang phổ lăng kính ký ức đầy phức tạp. Ký ức không chỉ nằm ở góc xó riêng tư và ngăn tủ cá thể nhưng hòa trộn với biển hồ của ký ức tập thể (collective memory). Hơn nữa ký ức còn tương tác qua lại trong tiến trình định hình bản sắc cá thể (personal identity) và bản sắc tập thể (collective identity) cũng như đan chéo ngang dọc với và trong lịch sử một dân tộc. Ký ức đó có lúc tách màu có lúc hợp quang. Nhưng hai mảng màu ký ức đó không có khả năng tách rời khỏi quang phổ. Nó chỉ có quyền được diễn đạt tự do hơn trong đời thường riêng tư cá lẻ, và có lúc chuyển động ồ ạt trào dâng khi bị chạm mặt bất chợt. Ngược lại, nó thường bị kiềm hãm khi phải phơi bày giữa đám đông hiếu kỳ nhưng cô quạnh tâm hồn khi đồng hoang không xanh, sông đã ngừng chảy trong tâm tưởng.
Quên và nhớ không ngừng tác động từ và với tâm sinh lý cá thể và điều kiện hóa xã hội. Quên lãng và hồi tưởng không ngừng di chuyển đẩy đưa trong tiến trình thành lập và nẩy nở của bản sắc cá thể và bản sắc tập thể - nhất là trong hoàn cảnh di dân hay lưu vong. Quên và nhớ trong tâm thức tị nạn do đó bị buộc sàn lọc từ vô thức và được lọc lừa qua ý thức.
Những động cơ và ước muốn thầm kín (mang tính tâm sinh lý) luôn đứng canh chừng chộp vồ những ký ức lơn tơn kéo vào sau cánh gà hoặc đẩy ký ức trịnh trọng ra trước tấm màn sân khấu. Những động cơ và áp lực từ cuộc sống, bản sắc, và vị thế xã hội lắm lúc chực chờ để thi hành phận sự kiểm duyệt chỉ để trình làng những gì thuận lợi nhất cho riêng cá thể. Ký ức nào lơn tơn bị kéo vào bóng tối sau cánh gà để cho vào quên lãng? Ký ức nào được rọi trước ánh đèn màu để ghi vào bộ nhớ?
Động cơ nào để quên và ước muốn nào để nhớ? Phải chăng truyền thông đại chúng và cỗ máy tuyên truyền thiết tạo các đại tự sự tầm quốc gia (national narratives) đã và đang định hướng rồi điều kiện hóa chúng ta về chuyện gì cần nhớ và điều nào phải quên? Nhất là hướng về những nơi chốn và tình cảm lưu luyến một thời giờ đã xa lìa cách biệt?
Nhớ “Giải phóng miền Nam”, nhớ “ơn đảng, ơn chính phủ”, nhớ “trung với đảng”, nhớ “vì đảng, vì mình”, nhớ “đảng quang vinh muôn năm”, nhớ “đêm qua em mơ gặp bác Hồ”, nhớ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhớ “chùm khế ngọt”, nhớ “khúc ruột ngàn dặm”.
Quên “cải cách ruộng đất”, quên “nhân văn giai phẩm”, quên “thảm sát Mậu Thân”, quên “học tập cải tạo”, quên “chôn dầu vượt biển”, quên “Nghĩa Trang Biên Hòa”, quên tượng đài thuyền nhân bị đục khoét ở các trại tị nạn, quên “Bản Giốc, Nam Quan”, quên “Gạc Ma, Trường Sa”, quên “ngàn năm đô hộ giặc Tàu”, quên “chiếm đất Cồn Dầu”, quên “cưỡng chế Văn Giang”, quên “lao động bán thân”, "quên thân phận nô đòi chế độ nội-thực-dân cộng sản".
Bạn Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, chỉ muốn nhớ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” thì ai đã không chấp nhận cho anh nhớ như thế? Ai đã bịt miệng anh bắt anh câm lặng trong lao tù? Và bao người khác cũng chỉ muốn nhớ điều đơn giản ấy nhưng cũng bị giam cầm, sách nhiễu, hành hung, trấn áp. Ai bắt họ phải quên?
Bạn Cù Huy Hà Vũ chỉ lên tiếng chấp nhận (muốn nhớ) những người miền Nam trước đây đã chiến đấu bảo vệ tự do và mong đất nước Việt Nam thuộc về người dân từ hai thể chế miền Nam, miền Bắc đa dạng chứ không phải chỉ rơi vào tay một đảng csvn cầm quyền. Thế thì ai đã thảy hai bao cao su, đem còng số tám xiềng xích hai tay anh? Ai bắt anh phải quên đi những người miền Nam đó?
Bạn từ Bắc chí Nam muốn nhớ một Việt Nam từ thuở vua Hùng dựng nước bao nhiêu triều đại và anh hùng giữ nước - thay vì của đảng csvn với chủ thuyết ngoại lai vong bản áp đặt chế độ toàn trị nội-thực-dân với điều 4 Hiến Pháp đeo gông cùm vĩnh viễn vào người dân thì bị hàm hồ thóa mạ gán ghép là “suy thoái”, “phản động”, “thế lực thù địch” và bị trấn áp, đuổi việc, tù đày.
Ký ức cá nhân dễ bị chi phối bởi cả hai yếu tố tâm sinh lý cá thể và điều kiện hóa xã hội trong khi ký ức tập thể thì gần như bị thống trị bởi điều kiện hóa xã hội qua lịch sử.
Thế nên tôi luôn cảnh giác với thói quên của mình cùng sức nhớ của người.
Tháng Tư đó, đã là quá khứ và mốc điểm của bao cá nhân, tập thể. Để rồi …
Tháng Tư này, bạn và tôi quên nhớ những gì?
Tôi có thể tạm quên những gì xảy ra trong quá khứ nhưng đừng bắt tôi phải quên cái đang diễn ra trước mắt ở hiện tại. Tôi không thể nhắm mắt mà sống. Tôi không thể câm lặng hiện hữu. Những bất công, bất cập, áp bức, khủng bố hàng ngày trên nẻo đường quê hương cố quận sao không được nhớ?
Tôi không thể quên Văn Giang, Tiên Lãng, Đồng Chiêm, Cồn Dầu. Tôi không thể nào chôn nỗi đau đớn và nhục nhã các ngư phủ ngồi khép nép dưới họng súng quân TQ và những mộ gió trên đảo Lý Sơn. Tôi không thể nào dấu cảm xúc phẫn nộ thấy hai mẹ con trần truồng giữ đất bị nắm tóc nắm chân lôi đi như những con lợn trước khi đưa vào lò mổ. Tôi không thể nào xóa được khỏi trí nhớ mình hình ảnh các cô gái miền Tây trở thành sản phẩm qua hình ảnh bày bán nhan nhãn ở các nước láng giềng. Tôi không thể nào (quên) quen lờn với bao nhiêu bất công để miễn nhiễm lương tâm[4].
Tháng Tư tôi khóc với anh Vươn, tôi khóc cho anh Vươn, tôi khóc cho các đứa con anh Vươn, tôi khóc cho vợ anh Vươn, tôi khóc cho dân oan mất đất mất nhà, tôi khóc cho những người lam lũ oằn lưng thân còi sống dưới chế độ nội-thực-dân cộng sản.
Tháng Tư tôi khóc cho những người phải bỏ nước ra đi, lướt sóng vượt đại dương, bao kẻ mất bấy người còn, đi tìm tự do, sống đời hạnh phúc.
Tháng Tư tôi khóc cho anh Vươn, ngọn đầu Tiên Lãng, lập đê đắp kè, chắn sóng đẩy lũ, vượt bao thử thách, con mất thân tàn chống trả quân “ác với dân, hèn với giặc” nội-thực-dân cộng sản.
Tháng Tư tôi cúi đầu tưởng niệm cho những vong linh oan khiên ngày cũ.
Tháng Tư tôi mắt trừng phẫn nộ cho bao mảnh đời đày đọa hôm nay.
Tháng Tư tôi hổ ngươi là con nước Việt cam phận nô đày.[5]
Bạn và tôi thuộc thế hệ “vùng biên”[6] này có thể nào chọn chỗ đứng ngoài lề để nhận định và phán xét. Bạn và tôi có thể cá thể hóa và đơn giản hóa vấn đề để giải quyết những khó chịu bề mặt hay bề sâu cho mình. Thật ra chúng ta những anh em ruột thịt, bên này bên kia, không bao giờ quên nhau, và chẳng bao giờ dửng dưng xa lạ đâu. Nếu quên, nếu dửng dưng xa lạ thì làm gì có bao triệu lượt chuyến bay hàng năm thăm viếng, bao tỷ đô la kiều hối chăm chút trút cạn hầu bao gởi về.
Thiển nghĩ nếu ta đơn giản hóa và chỉ tiếp cận trong liên đới về mặt tình cảm (emotional level) bằng cách cá thể hóa vấn đề thì bạn và ta đã - dù vô tình hay cố ý - đè nén và dập tắt tương tác giữa ký ức với chính trị và quyền lực.
Thế thì mối quan hệ của bạn và tôi với quyền lực là như thế nào?
Liệu lời mời gọi “làm sao để những người Việt Nam từng ở bên này bên kia có thể gặp nhau ở bất cứ đâu một cách thoải mái, chân tình, ấm áp như những người ruột thịt, để cho người bạn vong niên thân quý của chúng ta có thể về lại quê hương, sống bình an vào những năm cuối đời…” có thể thực hiện nếu chúng ta phải tự bịt miệng, bịt mắt, bịt tai?
Bịt miệng không được (nhắc) nhớ điều này và phải (im) quên điều nọ, bịt tai không phải nghe đảng csvn quang vinh muôn năm, học tập tư tưởng HCM, bịt mắt để không phải thấy cưỡng chế cướp đất áp bức nông dân, phá hủy giáo đường tín đồ Tin Lành/Công Giáo, đập phá thánh thất Cao Đài/Hòa Hảo, đàn áp các buổi cứu trợ thương phế binh VNCH v.v…
Tôi e ngại nhận lãnh một lời hiệu triệu “thế hệ chúng ta có trách nhiệm cần phải mở đầu, thúc đẩy và tiến hành những mối quan hệ nhằm làm lành những vết thương của thế hệ tham chiến, làm cầu nối cho những trái tim thế hệ hậu chiến còn thờ ơ đến được với nhau, bởi chúng ta có sự trải nghiệm chiến tranh có cả sự hiểu biết của thời *toàn cầu hóa* để chia sẻ với thế hệ cha anh và thế hệ con cái chúng ta.”. Bởi vì ngay cả một thái độ trân trọng của thiền sư Nhất Hạnh dù chỉ mong lập đàn giải oan cho các vong linh người chết của hai miền đất nước thì cũng đã bị đáp trả như thế nào. Nói gì chuyện người sống!
Cái quyền lực bên “thắng cuộc” chỉ nhằm nuôi dưỡng, thúc đẩy tiến hành củng cố những mối quan hệ chuyên chính với “chân lý của nòng súng” trong các rao giảng tính “chính danh”. Chưa bao giờ họ lắng nghe hoặc chấp nhận quan điểm nào khác.
Chắc bạn có thiện ý mong bên “thua cuộc” quên đi để lấy lại sự “thăng bằng” tâm lý nhằm tạo cuộc sống an bình cá nhân. Riêng tôi thì không có quyền đánh giá phán xét “mặc cảm thất bại” trong giới cha anh bên “thua cuộc”. Tôi chưa sống trọn ở vị thế của họ để chiêm nghiệm xem có phải sự “thiếu hụt tình cảm bao dung và lòng vị tha” đã gây ra “mặc cảm thất bại” đó hay không.
Bạn và tôi có lẽ không thiếu sự cảm thông và lòng bao dung vì chúng ta thừa mứa xa xỉ sống trong vị trí bình an này. Nhưng chắc bạn và tôi chưa cảm nhận đủ phần nào cái khổ nạn họ gánh gồng, là nhân chứng của đầy đọa gian truân. Chỉ khi nào bạn và ta không chỉ nói mà còn sẵn lòng nhảy xuống đáy vực để cùng họ gào thét, khóc la, rên siết bởi vì không ai khóc than cùng và để tang cho họ thì may ra sự cảm thông và lòng bao dung của bạn và ta có chút thực dụng nào đó.
Bạn và tôi cùng ở trong một vị thế có thể tạm gọi là ưu đãi (privileged), vừa đủ tự do với quyền cơ bản để nói để viết, vừa đủ miếng ăn để sống mà không phải lệ thuộc xin-cho, vừa đủ tri thức và tự chủ để không phải vô tình quên và bị nhắc nhớ.
Bạn và tôi hưởng được những lợi ích từ toàn cầu hóa và tự do di dịch gần như tới bất cứ nơi nào trên quả địa cầu này. Ngược lại, những cửu vạn, ô sin[7] và nô lệ hiện đại phục vụ bạn và tôi từ A tới Z - dù trực tiếp hay gián tiếp. Bạn và tôi là thượng đế của thời thượng.
Bạn và tôi có thể hãnh tin để tuyên ngôn về một “thế giới phẳng”- nơi mọi người, mọi nơi đều có sự bình đẳng trong tương quan cạnh tranh và giao dịch nào đó. Nếu chỗ ấy có thật đi nữa, nghĩa là bạn và tôi sống ở một môi trường tương đối phẳng không lắm hố nhiều đồi, ta cũng không thể tự lừa dối về một thế giới đồng hành có rất nhiều hố sâu không đáy và đỉnh cao không hề vượt nổi.
Bạn và tôi có quyền lực ưu đãi để tự cho mình quyền nói hộ cho họ - những ai đang ngụp lặn dưới hố sâu hay bám víu thành vực thẳm - để dám quả quyết thế nào là “sự thật”, để chọn lựa và khắn khít với dòng tự sự “hòa giải” thêu dệt của quyền lực (bên “thắng cuộc”)
Có lẽ điều cốt lõi nhất là bạn và tôi có quyền lực để hội nhập những mảng màu của cái “cá thể co cụm” (“minimal selves”) hầu phù hợp với dòng tự sự của quyền lực xuyên quốc gia (tân tự do, toàn cầu hóa, thời thượng).
Có những tiếng nói xử dụng ngôn từ phù hợp hoa mỹ được trưng dụng tâng cao. Thì cũng có những tiếng nói tiếng lòng nấc nghẹn không đủ được nghĩa từ bị bưng bít xóa mù. Tiếng nói của bạn ít gì cũng thuộc giới học hàm nên được bay bổng và trích dẫn đó đây. Tiếng nói của vị thế ưu đãi và phía quyền lực thường được chấp cánh. Trong khi đó, tiếng nói của những người bên “thua cuộc” dường như nếu không bị bịt nghẽn thì cũng bị bóp méo. Ký ức của người miền Nam và lịch sử của chính thể Việt Nam Cộng Hòa gần như hoàn toàn bị tẩy xóa và gò nặn phản ánh góc nhìn quyền lợi kinh tế, chính trị nước Hoa Kỳ. Còn ký ức của người miền Nam ở tại Việt Nam thì khỏi phải nói làm gì.
Một khi ký ức mất đi thì dân tộc đó chết theo. Nếu như ký ức được ngụy tạo và bóp méo? Đó là điều tồi tệ nhất. Đó là thảm sát. (“When memories dies, a people dies. What if you create a false memories? That’s worse. That’s murder.”, Silvanadan – “When memory dies”)
Bạn và tôi có muốn chấp cánh cho những tiếng kêu gào dường như vô vọng từ đáy vực và những tiếng hú trơi ma của các oan khiên ngày cũ? Hay bạn và tôi chỉ thích dùng tấm bùa thực dụng của các pháp sư quyền lực để bịt miệng nó?
Phải chăng bạn và tôi là những người đi lách né trong căn phòng đầy pha lê tránh đụng chạm làm đỗ vỡ nhưng lại giả đò, làm ngơ bịt mắt, bịt tai không thấy không nghe con voi to đùng đang tung vòi đạp phá[8].
Truyền thống xã hội Tây phương tạm đủ khoảng không gian tự do để trí thức nói thẳng (sự thật) với quyền lực (speak truth to power) nhưng chưa chắc ai cũng muốn lên tiếng. Vì nói thẳng với quyền lực thì chẳng có lợi mà lắm khi lại bị rắc rối lôi thôi. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng bạn và tôi không ngại bước ra, đứng vào vị thế chênh vênh thử thách cổ võ cho công bằng, mạnh dạn lên tiếng trực diện với quyền lực (bên “thắng cuộc”) tương tự như những gì bạn đã đặt câu hỏi cùng lời khuyên/tự nhủ cho tôi và bạn.
Viết từ “vùng biên” đáp lời “Tháng Tư, và bạn và tôi”[1]
[1]“Tháng Tư, và bạn và tôi”, Nguyễn Thị Hậu, Viet Studies
[2] Cùng trích dẫn (1)
[3]Suy nghiệm tháng tư, RFA
[4]Chúng tôi (Tự trào – Trí thức – Tâm tài), Vietsoul:21
[5]Tháng Tư oan trái, Vietsoul:21
[6] “vùng biên”, vùng đệm, khoảng giao tiếp (in-between) giữa hai thế hệ, hai văn hóa, hai bản sắc
[7] “Thời cửu vạn, ô sin”, Vietsoul:21
[8] “Elephant in the room” is an English metaphorical idiom for an obvious truth that is either being ignored or going unaddressed. “Con voi trong phòng” là một thành ngữ ẩn dụ tiếng Anh cho một sự thật hiển nhiên mà hoặc là bị bỏ qua hay không được nói tới.
Không có nhận xét nào: