Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới: Tình Trạng "Báo Động" - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
10 tháng 5, 2013

Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới: Tình Trạng "Báo Động"

P. John Flynn, LC, Zenit - 8.5.2013:  "Tình hình liên quan đến tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng trở nên đáng báo động, vì sự hiện diện của những thế lực đang gieo rắc sự bất ổn, một mặt vì sự nổi lên của một chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và, mặt khác, những hành động, hoặc bất hành động, của các chính quyền", Nữ Tiến Sĩ Katrina Lantos Swett, chủ tịch Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế USCIRF tuyên bố.

Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 của mình hôm thứ ba 30/04/2013.

Bản báo cáo thường niên (kết thúc vào ngày 31/01/2013) khuyến cáo Bộ Trưởng Ngoại Giao (Hoa Kỳ) tái chỉ định 8 quốc gia sau đây vào danh sach "các quốc gia cần đặc biệt quan tâm" (CPCs) là : Miến Điện, Trung Quốc, Êrithrê, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả-rập Sê-út, Suđăng và Ouzbêkistan.

Ngoài ra "USCIRF coi 7 quốc gia khác đã đạt đến mức độ đáng bị coi là các "quốc gia cần đặc biệt lưu tâm" và cần phải đưa vào danh sách này là : Ai-cập, Irak, Nigêria, Pakistan; Tadjikistan, Turkmenistan và Việt Nam"

Bộ Ngoại Giao đã đưa ra quyết định miễn trừ đối với Ả-ập Sê-út và Ouzbêkistan, bỏ qua như thế, tất cả những biện pháp đối với các nước này vì những vi phạm tự do tôn giáo của họ.

Ngoài ra, đã không có hành động mới nào của tổng thống, cũng không có sự điền thêm vào danh sách "các quốc gia cần phải lưu tâm" và Bộ Ngoại Giao chỉ dựa trên những trừng phạt đã sẵn có.

Trong các quốc gia, ở đó tự do tôn giáo bị vi phạm cách đặc biệt quả tang, Miến Điện, mặc dù những cải tổ chính trị đã diễn ra, đã tiến bộ rất ít trên mặt này. Những hạn chế trầm trọng đã được áp đặt trên phương diện thờ phượng và giáo dục tôn giáo và các cộng đoàn tôn giáo đã phải đương đầu với nhiều trở ngại trong việc thực hiệc các hoạt động của họ,

Tại Trung Quốc, "chính quyền tiếp tục vi phạm trầm trọng tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng".
Ngoài Ai-cập và Êrythrê, bản báo cáo cũng tố giác "chính quyền Iran", tác giả của những sách nhiễu "có hệ thống, liên tục và hiển nhiên", như là "giam giữ lâu ngày, tra tấn và xử tử hoàn toàn dựa trên lý do tôn giáo của bị cáo là chính".

Tình hình ở Nigêria cũng đặc biệt đáng quan tâm. Từ năm 1999, 14.000 người dân Nigêria đã bị giết hại trong những hành động bạo lực giữa người Hồi Giáo và Kitô giáo.

Bắc Triều Tiên và Pakistan cũng bị nhắm tới, cuộc chuyển quyền ở Bắc Triều Tiên cũng không có tiến triển gì đối với tình hình tôn giáo.

Về phần Việt Nam, nước này "tiếp tục mở rộng sự kiểm soát trên mọi hoạt động tôn giáo, cứng rắn hạn chế mọi sự hành đạo độc lập và đàn áp những người hay những nhóm tôn giáo mà họ coi như nguy hiểm đối với uy quyền của họ". Nếu họ cho phép một vài sinh hoạt tôn giáo trong những vùng thành thị lớn, thì trái lại, tại các vùng khác của nước này, và đặc biệt ở những nơi các dân tộc thiểu số sinh sống, người ta ghi nhận nhiều trường hợp bách hại trầm trọng, bắt bớ và cưỡng ép giáo dân bỏ đạo.

Các quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và Giáo Hội công giáo luôn căng thẳng. Trong các năm gần đây, nhiều người công giáo đã bị nhà cầm quyền bắt bớ vì đã tham dự các buổi canh thức cầu nguyện ôn hòa trong các cơ sở của Giáo Hội đã bị chính quyền tịch thu trong quá khứ. Mặc dù vậy, con số người công giáo vẫn không ngừng gia tăng.

Trong những chủ đề đặc trưng được đề cập, chủ đề thay đổi Hiến Pháp đã được xem xét. Một số các quốc gia như Ai-Cập, Sômalia, Lybia, Suđăng, Thổ Nhĩ Kỳ đã soạn thảo, hay đang tiến hành soạn thảo các bản Hiến Pháp mới. Nội dung của một bản Hiến Pháp là quan trọng, dù cho, trong thực tế, nó chẳng mang tính đương nhiên bảo đảm sự tôn trọng tự do tôn giáo.

Trong 23 quốc gia mà đa số theo Hồi Giáo được USCIRF quan sát, người ta nhận thấy các bản Hiến Pháp đã đưa Hồi Giáo lên thành quốc giáo. Trong 33 nước khác, Nhà Nước công bố một quy chế trung lập đối với tôn giáo.

Vấn đề gia tăng các vụ vi phạm mà thủ phạm là những tác nhân không thuộc Nhà Nước trong các nước suy yếu hay hỗn loạn cũng được nêu lên : "Các tác nhân không thuộc Nhà Nước rất là đa dạng và có thể bao gồm những cá nhân, những đám đông, những nhóm tự vệ, những kẻ nổi loạn đối nghịch với chính quyền, những tổ chức đấu tranh và những nhóm khủng bố có tiếng.

Rất thường khi, nhà cầm quyền địa phương không có khả năng ngăn cản các nhóm này. Vì thế, bản báo cáo khẳng định, chính quyền Hoa Kỳ phải triển khai một chiến lược để chấm dứt các tình trạng này.

Sau hết, cũng phải quan tâm đến vấn đề thông qua những đạo luật về sự phạm thánh và chống lại sự phỉ báng tôn giáo. Các đạo luật này trái với những tiêu chuẩn của quốc tế nhân quyền và thường hay dẫn đến sự xúc phạm đến quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo : "Trong khi người ta thường hay biện bạch cho chúng bằng cách khẳng định rằng chúng cần thiết để cổ động sự hài hòa tôn giáo, các đạo luật này, thực chất, có tác dụng ngược. Chúng đẩy mạnh sự bất dung tôn giáo, kỳ thị và bạo lực.

Nhiều chủ đề khác cũng được đề cập trong bản báo cáo, như sự kiện bỏ tù những người bất đồng chính kiến, sự kiện tự do tôn giáo trong những nưóc cộng sản cũ và tự do tôn giáo trong các tổ chức quốc tế.

Trước những bằng chứng hiển nhiên, bản báo cáo nhấn mạnh đến vai trò cần thiết mà các chính quyền và các tổ chức quốc tế phải đảm nhận trên hiện trường.

Bản dịch tiếng Pháp : Hélène Ginabat

Mai Khôi lược dịch

© Innovative Media Inc.
Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới: Tình Trạng "Báo Động" Reviewed by Unknown on 5/10/2013 Rating: 5 P. John Flynn, LC, Zenit - 8.5.2013:  "Tình hình liên quan đến tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng trở nên đáng báo động, vì s...

Không có nhận xét nào: